Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng nhất
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong CV xin việc. Vì đó là một trong những tiêu chí quan trong giúp nhà tuyển dụng đưa ra lựa chọn ứng viên phù hợp. Vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào và những sai sót thường gặp khi viết mục tiêu công việc ra sao. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tạo ngay CV chuyên nghiệp tại đây !
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?
Trong tiếng Anh, mục tiêu nghề nghiệp tương đương với cụm từ ‘Career objective’, là đoạn văn thường có vị trí ngay sau phần thông tin cá nhân trong CV hoặc là một trong những câu hỏi trong các buổi phỏng vấn mà bạn có thể nhận được từ nhà tuyển dụng.
Đây là ‘đất diễn’ để ứng viên giới thiệu, bày tỏ những dự định, mong muốn của bản thân trong từng giai đoạn trên hành trình phát triển sự nghiệp. Sau khi đã lựa chọn được cho mình một lĩnh vực để theo đuổi, hãy xác định xem bạn muốn làm gì tiếp theo. Những tấm gương thành công đều biết cách xây dựng kế hoạch rõ ràng cho sự nghiệp và cố gắng, nỗ lực để hiện thực hóa chúng.
Mục tiêu nghề nghiệp được chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nếu mục tiêu ngắn hạn có thể thay đổi linh hoạt thì mục tiêu dài hạn là cố định và thường được thiết lập để thực hiện trong khoảng 10 đến 20 năm.
Bạn có thể nêu chung, không cần phải tách bạch mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn một cách máy móc. Sẽ càng thuận lợi hơn nếu dự định cá nhân của bạn có sự bạn tương đồng với mục tiêu chung của doanh nghiệp và phù hợp với những tiêu chí mà họ đề ra.
Ngoài ra, hãy tham khảo các hướng dẫn: |
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Khi đã hiểu rõ khái niệm, bước tiếp theo, ứng viên là xác định được “Mục tiêu nghề nghiệp cần viết gì?” để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và được họ đánh giá cao. Vì vậy, trong cách viết CV xin việc thì mục tiêu nghề nghiệp là thao tác nên được ưu tiên.
Viết ngắn gọn, súc tích
Là một phần của CV xin việc làm – một văn bản luôn đề cao sự ngắn gọn, súc tích – mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần được hạn chế sự lan man, dàn trải. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên gói gọn trong 100 từ để tiết kiệm không gian cho CV và thời gian cho nhà tuyển dụng bởi chắc chắn một đoạn văn vừa dài dòng vừa thiếu trọng tâm khiến họ thất vọng và sẵn sàng bỏ qua bạn.
Nội dung hướng tới lợi ích của doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển
Đây là một trong những lưu ý bạn nên thuộc nằm lòng trước khi đặt bút viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Các doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự để phục vụ lợi ích kinh doanh của họ chứ không vì mục đích nào khác nên hãy thể hiện cho các nhà tuyển dụng thấy bạn sở hữu những thế mạnh và kinh nghiệm làm việc phù hợp với công việc ra sao và sẽ tạo ra được những giá trị như thế nào cho công ty nếu như được nhận vào làm việc tại đây.
Thay vì một nội dung chung chung, hời hợt, vô thưởng vô phạt, hãy cụ thể hóa những mục tiêu của bạn sao cho chúng có mối liên hệ gần gũi đến định hướng kinh doanh của công ty bạn đang ứng tuyển. Nếu có thể khéo léo bày tỏ cho nhà tuyển dụng thấy việc bạn thực hiện dự định của bản thân sẽ đóng góp một phần công sức nào đó vào mục tiêu chung của công ty họ.
Thông tin cụ thể, rõ ràng
Trong phần mục tiêu nghề nghiệp của CV, bạn đặc biệt phải nêu chính xác, cụ thể tên bộ phận, phòng ban, khối ngành,… của vị trí mà mình đang ứng tuyển chứ không đơn giản chỉ là mong muốn trở thành một nhân viên của doanh nghiệp đó.
Những câu từ khuôn mẫu như ‘muốn tìm kiếm thử thách‘, ‘muốn khẳng định bản thân’, ‘muốn học hỏi, tiến bộ‘ đôi khi còn bị cho là sáo rỗng, cải lương nếu gặp phải một nhà tuyển dụng khắt khe.
Nên có mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn
Đừng quên dành sự lưu tâm cho hai nội dung quan trọng này khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Phân biệt rõ ràng những dự định ngắn và dài hạn để lập kế hoạch thực hiện cho tương lai và góp phần làm tăng khả năng thành công trong nghề nghiệp.
Ví dụ:
Nếu đi ứng tuyển vị trí biên phiên dịch viên, mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là thi đỗ một chứng chỉ ngoại ngữ, giao tiếp thành thạo, tự tin với người bản địa, hoàn thành được nhiều dự án dịch thuật.
Mục tiêu dài hạn chắc chắn phải nhiều hơn thế, như trở thành một biên phiên dịch viên chuyên nghiệp, tự chủ tài chính, có thể đảm nhận vị trí trưởng nhóm, phòng, bộ phận của công ty…
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho một số ngành hot
Ngành kế toán
Trở thành một kế toán viên của quý công ty, học hỏi cách sử dụng thành thạo phần mềm kế toán – thuế, sử dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc cũng như các kỹ năng mềm, nghệ thuật giao tiếp để áp dụng vào quá trình làm việc.
Marketing
Mong muốn trở thành một chuyên gia Marketing, một nhà tiếp thị kỹ thuật số tại công ty… (công ty bạn đang ứng tuyển), thành thạo về SEO và SEM để tăng lượng truy cập trang web và thúc đẩy tăng trưởng của quý công ty.
Ngành Công nghệ thông tin
Được nhận vào làm việc tại quý công ty, vận dụng thành công kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lập trình máy tính, code web, quản trị mạng vào công việc, được tạo cơ hội trau dồi, nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng sống.
Ngành ngân hàng
Sự dụng hết chuyên môn và nhiệt huyết của mình biến những thuyết trình khô khan về các nguyên tắc ngân hàng thành các ứng dụng thực tế như: Mở tài khoản, quản lý tài sản, tiết kiệm, giao dịch,…
Ngành Sales – Bán hàng
Có cơ hội làm việc tại phòng bán hàng của quý công ty, có điều kiện sử dụng những kinh nghiệm từng tích lũy để chăm sóc khách hàng, quản lý hàng hóa, điều phối nhân viên trong quá trình làm việc, giúp quý công ty hoàn thành chỉ tiêu về doanh số, tăng doanh thu bán hàng.
Khám phá các cơ hội việc làm hấp dẫn tại đây!
Tuy chỉ chiếm dung lượng nhỏ nhưng phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV lại có một tầm quan trọng không thể thay thế. Vì thế, đừng dại dột bỏ qua đề mục này hoặc chỉ viết một cách sơ sài, lấy lệ kẻo đánh mất cơ hội có được công việc mà bạn đang ao ước.
Bạn tìm việc làm, hàng ngàn người khác cũng đang tìm việc nên chỉ một phút lơ là, lợi thế sẽ rơi vào tay đối thủ. Trước khi nộp hồ sơ xin việc, hãy đề cao sự trau chuốt, chỉn chu trong quá trình chuẩn bị CV nói chung và mục tiêu nghề nghiệp nói riêng để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
► Xem thêm: Cách biến sở thích trong CV thành “điểm cộng” ấn tượng với NTD