Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao

Bán hàng là hoạt động quan trong nhất trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào. Những liệu bạn đã thực sự hiểu rõ bán hàng là gì? Haỹ cùng Tìm Việc tìm hiểu Bán hàng là gì và tất cả những thông tin liên quan khác bạn nhé!

Việc làm bán hàng HOT nhất!

Bán hàng là gì?

Bán hàng là quá trình người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu của người mua, để cả hai bên nhận được quyền lợi thỏa đáng. Bán hàng còn được hiểu là quá trình trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa người bán và người mua, trong đó người bán cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mong muốn và người mua trả tiền hoặc thực hiện một loại trao đổi giá trị khác.

Quá trình này thường bao gồm việc tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ, thông qua các hoạt động như marketing, giao tiếp và xử lý giao dịch.

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 1
Bán hàng là gì?

Vai trò của bán hàng trong mọi khía cạnh cuộc sống

Bán hàng không chỉ là cách để bán sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Đây còn là cách để tạo ra giá trị cho mọi người, từ doanh nghiệp đến khách hàng và cả nền kinh tế nói chung.

Mang tới doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Một trong những lợi ích chính của hoạt động bán hàng là việc tạo ra doanh thu. Bằng cách thu hút khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra nguồn thu nhập đáng kể từ việc bán hàng. Doanh thu này không chỉ bao gồm số tiền từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn từ các dịch vụ bổ sung như bảo hành, bảo trì và cập nhật sản phẩm.

Ngoài ra, hoạt động bán hàng cũng giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bằng cách quản lý hiệu quả các quy trình bán hàng, từ việc xây dựng chiến lược giá cả đến việc quản lý chi phí và quản lý kho hàng, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi giao dịch bán hàng. Sự tối ưu hóa này cũng giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường và duy trì sự bền vững trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Bán hàng không chỉ là việc “đẩy” sản phẩm ra thị trường mà còn là việc “kết nối” với khách hàng, hiểu rõ hơn về họ và tạo ra giá trị thực sự. Bằng cách lắng nghe và tương tác chặt chẽ, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và giải pháp mà khách hàng đang tìm kiếm.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài, vững chắc và có ý nghĩa.

Tác động đến sự phát triển của nền kinh tế

Việc bán hàng tạo ra chuỗi cung ứng và phân phối, kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Điều này không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế mà còn giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến trong sản phẩm và dịch vụ.

Các hình thức bán hàng hiện nay

Hiện nay, có nhiều hình thức bán hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Dưới đây là một số hình thức bán hàng phổ biến:

Bán hàng trực tiếp

Bán hàng trực tiếp là một hình thức truyền thống nhưng vẫn rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong bán hàng trực tiếp, sự tương tác giữa người bán và người mua diễn ra trực tiếp và thường xuyên được thực hiện tại các điểm bán lẻ như: cửa hàng, siêu thị, chợ hoặc trung tâm mua sắm.

Một trong những điểm mạnh của bán hàng trực tiếp là khả năng tạo ra một trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa và tương tác trực tiếp giữa người bán và người mua. Khách hàng có thể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc trực tiếp từ nhân viên bán hàng, giúp họ cảm thấy tin tưởng và hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua.

Bán hàng online

Bán hàng online là một hình thức bán hàng đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại số hóa hiện nay. Đây là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet, các trang web, ứng dụng di động và các nền tảng thương mại điện tử. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho cả người bán và người mua.

Đầu tiên, đó là bán hàng online tạo ra sự thuận tiện và linh hoạt. Khách hàng có thể mua sắm bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối Internet. Việc này tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng, đồng thời giúp họ tránh được những bất tiện khi phải di chuyển đến các cửa hàng truyền thống. Đối với người bán, bán hàng online mở rộng phạm vi tiếp cận đến khách hàng và thị trường toàn cầu, giúp tăng cơ hội bán hàng và doanh số.

► XEM THÊM: Bán hàng online nên bán gì để đem lại lợi nhuận cao nhất

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 2
Bán hàng online được ưa chuộng hiện nay

Bán hàng giữa các doanh nghiệp (B2B)

Bán hàng giữa các doanh nghiệp (B2B) là một phương thức kinh doanh tập trung vào việc mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc giải pháp từ một doanh nghiệp cho một doanh nghiệp khác thay vì cho người tiêu dùng cuối cùng. B2B thường diễn ra qua các hợp đồng dài hạn, đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ giữa các đối tác kinh doanh.

Điểm mạnh của hình thức bán hàng B2B là sự chuyên môn cao. Khi doanh nghiệp chuyên tâm vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho một thị trường cụ thể, họ thường có kiến thức sâu sắc về nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trong lĩnh vực đó. Điều này cho phép họ tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ, và giải pháp của mình để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp khách hàng.

Đồng thời, việc làm ăn B2B có khả năng tạo ra doanh thu ổn định và lâu dài. Doanh nghiệp thường ký kết các hợp đồng dài hạn với các đối tác kinh doanh, đảm bảo một luồng thu nhập đáng tin cậy trong thời gian dài.

Tuy nhiên, hình thức B2B là quá trình bán hàng phức tạp và tốn kém về thời gian cũng như tài nguyên. Việc thuyết phục và duy trì một mối quan hệ hợp tác vững chắc với các đối tác kinh doanh đòi hỏi sự đầu tư lớn vào mối quan hệ, truyền thông, và dịch vụ sau bán hàng.

Bán lẻ (B2C)

Bán lẻ (B2C) là một hình thức kinh doanh tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một phương thức quen thuộc và phổ biến trong thị trường tiêu dùng hiện nay, nơi mà các doanh nghiệp tạo ra và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trực tiếp cho người tiêu dùng.

Điểm mạnh của hình thức bán lẻ B2C là tính tiện lợi và sự tiếp cận rộng rãi đến khách hàng. Với sự phát triển của internet và các nền tảng thương mại điện tử, các doanh nghiệp B2C có thể tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới mà không cần đến các cửa hàng vật lý. Điều này tạo ra một cơ hội lớn để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, thị trường B2C thường rất đa dạng và cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục nâng cao chất lượng và dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. Ngoài ra, việc quản lý lượng hàng tồn kho và vận chuyển cũng có thể là thách thức đối với các doanh nghiệp B2C, đặc biệt là khi gặp phải những đợt tăng trưởng đột ngột trong số lượng đơn hàng.

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 3
Các hình thức bán hàng phổ biến

Đại diện bán hàng

Hình thức Đại diện bán hàng là một mô hình kinh doanh trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức đại diện cho một hoặc nhiều doanh nghiệp khác để tiến hành bán hàng và phát triển thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Cá nhân hoặc tổ chức đại diện này thường được gọi là đại lý hoặc nhà phân phối.

Điểm mạnh của hình thức Đại diện bán hàng là sự linh hoạt và tiếp cận rộng rãi đến thị trường. Khi các doanh nghiệp không thể hoặc không muốn đầu tư vào mạng lưới bán hàng trực tiếp, họ có thể sử dụng các đại lý hoặc nhà phân phối để tiếp cận các kênh phân phối sẵn có. Điều này giúp tăng cường hiệu quả bán hàng và mở rộng thị trường một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, do không có sự kiểm soát trực tiếp từ phía doanh nghiệp, có thể xảy ra tình trạng mất kiểm soát về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như không đồng nhất trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại các điểm bán hàng khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Bán hàng qua điện thoại

Bán hàng qua điện thoại là hình thức doanh nghiệp sử dụng cuộc gọi điện thoại để tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng nhằm thúc đẩy quá trình mua sắm.

Bằng cách thực hiện cuộc gọi điện thoại, các nhân viên bán hàng có thể cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, giải đáp các câu hỏi và giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích của việc mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Hơn nữa, việc bán hàng qua điện thoại cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng một cách hiệu quả. Thay vì đợi khách hàng đến với cửa hàng hoặc trang web, doanh nghiệp có thể tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp và đề xuất các ưu đãi, chương trình khuyến mãi hoặc sản phẩm phù hợp thông qua cuộc gọi điện thoại.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thoải mái với việc nhận cuộc gọi bán hàng. Bạn có thể sẽ bị từ chối hoặc cho rằng phiền phức khi gọi điện thoại tới khách hàng.

Tham khảo: Kỹ năng bán hàng qua điện thoại đỉnh cao bạn cần biết

Bán hàng tận nhà

Bán hàng tận nhà là một hình thức bán hàng mà doanh nghiệp tiếp cận và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp tại địa điểm của khách hàng. Thay vì phải đến cửa hàng hoặc trực tuyến để mua hàng, khách hàng có thể nhận được dịch vụ hoặc sản phẩm trực tiếp tại cửa nhà mình, tiết kiệm thời gian và công sức.

Tuy nhiên, việc giao hàng đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hạ tầng và nhân viên giao hàng, cũng như đối mặt với các thách thức như giao hàng chậm trễ hoặc thiếu chính xác.

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 4
Kinh doanh hiệu quả nhờ kỹ năng bán hàng tốt

7 bước để bán hàng chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cao

Dưới đây sẽ là 7 bước để có được kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả nhất:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Dù làm công việc gì đi chăng nữa thì bạn cũng không thể bỏ qua bước đặt mục tiêu, thiếu đi bước quan trọng này thì phần trăm thất bại của bạn sẽ rất cao. Nhân viên bán hàng cũng cần lập rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của bản thân đồng tự đặt ra giới hạn cho mình xem trong bao lâu sẽ hoàn thành. Ngoài ra bạn nên xác định luôn đâu là những khách hàng tiềm năng, cách tiếp cận họ như thế nào, tư vấn ra sao để bán được hàng…

Bước 2: Tìm ra khách hàng tiềm năng

Như đã nói ở trên, sau khi lập được mục tiêu thì bạn cần đi tìm khách hàng tiềm năng cho mình. Điều này giúp bạn nhanh chóng bán được sản phẩm mà không lãng phí thời gian, công sức với những người không phù hợp.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Tìm được khách thôi chưa đủ, giờ là thời điểm cho việc tiếp cận khách hàng. Chỉ khi tiếp xúc với họ, bạn mới biết họ thực sự cần gì, nhu cầu của họ ra sao để tư vấn và bán hàng theo cách phù hợp nhất. Bạn phải chịu khó tìm hiểu về khách hàng của mình, nhớ kỹ thông tin về họ. Việc bán hàng có thành công hay không chính là nằm ở việc bạn có hiểu rõ tính cách và nhu cầu của khách hay không.

Tham khảo: Kỹ năng tiếp cận khách hàng cần nắm rõ nếu muốn bán hàng thành công

Bước 4: Giới thiệu sản phẩm

Đừng biến bài giới thiệu mặt hàng của mình thành một bài diễn văn dài lê thê và đầy máy móc. Nếu bạn làm vậy thì sẽ chẳng có khách hàng nào kiên nhẫn lắng nghe đến cuối đâu! Hãy nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu để người nghe dễ tiếp thu thông tin. Cũng đừng quên tận dụng óc sáng tạo để phần giới thiệu của bạn sinh động và hấp dẫn hơn.

Bước 5: Thuyết phục khách mua hàng

Khách hàng nào cũng vậy, dù đã nghe và hiểu rõ lợi ích của sản phẩm thì họ vẫn sẽ lưỡng lự không mua hàng ngay. Việc của bạn lúc này chính là thuyết phục họ để họ chắc chắn với quyết định của mình. Một nhân viên tư vấn bán hàng giỏi sẽ biết cách giữ vững sự tự tin, tinh tế và khéo léo để thực sự chinh phục khách hàng.

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 5
Tư vấn và thuyết phục khách mua hàng

Bước 6: Chốt đơn

Sau khi thuyết phục khách thành công thì bạn phải làm bước chốt đơn này. Đây có thể nói khâu mà mọi nhân viên bán hàng đều thích thú bởi đến được bước này chứng tỏ họ đã thành công ‘thu phục’ khách hàng.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán

Đây là một bước vô cùng quan trọng, đừng coi nhẹ tầm ảnh hưởng của nó bạn nhé! Không phải chốt được đơn là đã thành công, đã xong việc đâu. Sau khi khách đã mang hàng về nhà, bạn phải thường xuyên liên lạc để đảm bảo khách có trải nghiệm tốt với sản phẩm mình bán ra. Bạn cũng phải chịu trách nhiệm trả lời hết mọi thắc mắc của khách cũng như xử lý khi có trục trặc xảy ra.

Bước này thậm chí còn quan trọng hơn bước chốt đơn. Nếu bạn làm tốt khâu cuối này, bạn sẽ thu về được lợi ích không nhỏ cho bản thân và công ty. Khách hàng được bạn chăm sóc chu đáo sẽ tiếp tục chọn mua sản phẩm của công ty bạn, thậm chí còn giới thiệu cho những khách hàng khác nữa. Quả là một mũi tên trúng nhiều đích phải không nào?

► XEM THÊM: Quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 6
Chăm sóc khách hàng sau bán là bước vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng

Bí quyết để doanh nghiệp bạn luôn thành công trong hoạt động bán hàng là gì?

Bán hàng muốn đắt khách thì phải có mẹo và dưới đây chính là những ‘bí kíp’ hay dành cho bạn!

Chỉ chọn những sản phẩm chất lượng

Đừng ham rẻ mà nhập bán những sản phẩm kém chất lượng bạn nhé, bởi vì như vậy bạn đang tự tay hủy hoại công việc làm ăn của chính mình đó. Khách hàng nào cũng muốn nhận về sản phẩm tốt. Thực tế, họ không tiếc bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm với điều kiện chất lượng của nó phải xứng đáng với giá thành.

Cân nhắc giá cả của mặt hàng

Hãy tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh để chọn ra mức giá thích hợp nhất giúp bạn thu hút khách. Tuy nhiên đừng hạ giá quá thấp kẻo lại biến thành kẻ phá giá thị trường.

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 7
Cân nhắc giá cả của sản phẩm, dịch vụ

Đứng ở vị trí của khách hàng để suy nghĩ

Bạn là người bán hàng nhưng đôi khi lại cần đứng ở vị trí người mua hàng để suy nghĩ. Chỉ có như vậy bạn mới biết được khách hàng cần gì, muốn gì ở sản phẩm. Hiểu được khách hàng như chính bản thân mình thì cánh cửa thành công sẽ luôn rộng mở với bạn.

Có chiến lược quảng cáo rõ ràng, cụ thể

Có kỹ năng bán hàng thôi chưa đủ, bạn còn cần những chiến lược quảng bá hợp lý để hút khách khiến khách hàng hứng thú và quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn. Doanh thu bán hàng của bạn cũng sẽ nhờ thế mà tăng lên.

Xem thêm: Quảng cáo GDN là gì? Cách thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả

Chú trọng phần hình ảnh minh họa

Muốn được lòng khách hàng, hình ảnh của bạn phải đảm bảo cùng lúc 2 yếu tố sống động và chân thực.

Ảnh đẹp và sống động mới có thể hút mắt người nhìn, tuy nhiên ảnh cũng không thể ‘ảo diệu’ và khác xa thực tế quá mức. Nó phải đảm bảo được độ chân thực để khách không thất vọng khi nhận được hàng thực tế.

Bán hàng là gì? 7 bước bán hàng mang lại hiệu quả cao - Ảnh 8
Hình ảnh minh họa là quan trọng để bán hàng hiệu quả

Tạo nhiều chương trình khuyến mãi

Người mua hàng không thích đồ rẻ nhưng lại hứng thú với những chương trình khuyến mãi hoặc mini game trao tặng những phần quà nho nhỏ.

Đó được coi là sự tri ân khách hàng của shop. Những món quà, những voucher có giá trị không quá lớn nhưng lại làm ấm lòng khách hàng, khiến họ càng gắn bó trung thành với cửa hành của bạn.

Nhân viên bán hàng giỏi cần trang bị những kỹ năng gì?

Nhân viên bán hàng giỏi cần phải sở hữu một loạt kỹ năng để hiệu quả trong việc tương tác với khách hàng và đạt được mục tiêu bán hàng. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà họ cần trang bị:

  • Kỹ năng giao tiếp: Là khía cạnh quan trọng nhất, nhân viên bán hàng cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả. Họ cần biết cách lắng nghe và hiểu được nhu cầu của khách hàng, đồng thời truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục.
  • Kiến thức sản phẩm hoặc dịch vụ: Nhân viên bán hàng cần phải hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mình đang bán. Họ cần biết cách giải thích tính năng, lợi ích và giá trị của sản phẩm để thuyết phục khách hàng.
  • Kỹ năng tư vấn: Đôi khi, khách hàng cần sự tư vấn để chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Nhân viên bán hàng cần phải có khả năng tư vấn một cách chuyên nghiệp và đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Đặc biệt quan trọng trong các môi trường bán hàng nơi có áp lực cao về doanh số bán hàng. Nhân viên cần biết cách quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu bán hàng trong khoảng thời gian quy định.
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Đôi khi, việc đàm phán giá cả hoặc điều kiện mua bán là không thể tránh khỏi. Nhân viên bán hàng cần phải có khả năng đàm phán linh hoạt và thuyết phục để đạt được một thỏa thuận làm hài lòng cả hai bên.

Trên đây là bài viết tổng hợp cực kỳ đầy đủ về khái niệm bán hàng là gì, nghề bán hàng nói chung và bán hàng online nói riêng. Hi vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn tăng thêm hiểu biết để ngày càng thành công với nghề bán hàng hơn nữa.

► XEM THÊM: Mẫu CV xin việc bán hàng chinh phục nhà tuyển dụng 


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.