B2C là gì? Điểm khác biệt giữa hai mô hình B2B và B2C
B2C là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh và Marketing. Vậy B2C là gì? Ưu điểm và sự khác biệt của B2C so với mô hình B2B là gì? Theo dõi các thông tin dưới đây để có câu trả lời ngay nhé!
Tìm việc làm kinh doanh tại đây!
B2C là gì?
B2C là chữ viết tắt của cụm từ “Business to Customer” (tạm dịch từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Đây là một mô hình kinh doanh khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử (còn gọi là “E-commerce“). Khác với mô hình B2B có đối tượng giao dịch là giữa các doanh nghiệp với nhau thì B2C là hình thức giao dịch giữa một bên là doanh nghiệp (đơn vị sản xuất/cung ứng sản phẩm) và một bên là khách hàng, là người tiêu dùng (người trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm).
Mục đích chính của mô hình B2B là đem đến các giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp để họ cải thiện hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, mục đích quan trọng nhất của mô hình B2C là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng.
➤ Xem thêm: Vendor là gì và cách để Marketing Vendor hiệu quả ra sao?
Phân loại mô hình kinh doanh B2C
Sau khi hiểu rõ B2C là gì, bạn cần phân biệt được 5 mô hình kinh doanh B2C phổ biến, đó là:
- Người bán hàng trực tiếp: Đây là mô hình B2C phổ biến nhất, được nhiều người biết đến nhất. Ở hình thức này, khách hàng sẽ mua các loại hàng hóa của những nhà bán lẻ trực tuyến. Họ có thể là những doanh nghiệp/ nhà sản xuất nhỏ hoặc chỉ đơn giản là các cửa hàng bách hóa trực tuyến sở hữu các sản phẩm đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.
- Trung gian trực tuyến: Nếu tham gia loại hình kinh doanh này, bạn sẽ không thật sự sở hữu sản phẩm mà bạn là “cầu nối”, là trung gian giữa bên mua hàng và bên bán hàng (những người thật sự sở hữu sản phẩm).
- B2C dựa trên phí: Netflix là một ví dụ cho mô hình kinh doanh B2C dựa trên phí. Họ tiến hành thu phí đối với những khách hàng muốn truy cập vào các nội dung thuộc quyền quản lý của họ. Các trang web dạng này cũng có cung cấp một vài nội dung miễn phí nhưng chúng tương đối hạn chế, nếu bạn muốn xem được nhiều chương trình đa dạng, phong phú, đầy đủ… thì phải trả phí cho các nhà cung cấp.
- B2C dựa vào cộng đồng: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Lotus… là ví dụ điển hình của hình thức B2C dựa vào cộng đồng. Họ xây dựng được một cộng đồng trực tuyến nhờ vào việc tập hợp những người dùng có nhu cầu và sở thích giống nhau. Điều này sẽ giúp cho bộ phận tiếp thị của các doanh nghiệp, thương hiệu có thể quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng.
- B2C dựa trên quảng cáo: Với mô hình này, các doanh nghiệp/đơn vị sẽ cho phép người dùng truy cập vào một trang web có sử dụng các nội dung miễn phí. Và khối lượng lớn người lượng truy cập web đó chính là công cụ giúp các doanh nghiệp quảng cáo và bán sản phẩm.
Ưu điểm vượt trội của B2C là gì?
Trên thị trường có rất nhiều loại hình kinh doanh nhưng tại sao nhiều cá nhân, doanh nghiệp lại lựa chọn kinh doanh theo hình thức B2C. Nguyên nhân là do mô hình này sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
Tiết kiệm chi phí
Với mô hình kinh doanh truyền thống, các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn để thuê địa điểm kinh doanh, kho chứa hàng… Thế nhưng nếu bạn lựa chọn B2C thì sẽ cắt giảm được những khoản chi phí đó. Đây thực sự là một lợi thế tuyệt vời của mô hình kinh doanh này.
Tiếp cận trực tiếp với khách hàng
Với mô hình B2C, khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với đơn vị bán hàng thông qua website, email hay mạng xã hội. Cũng nhờ vậy mà các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thể kết nối với khách tốt hơn và chăm sóc khách hàng một cách chu đáo hơn.
Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng
Các chiến lược marketing của hình thức B2C sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn và nhiều ý tưởng hay ho hơn. Các trang mạng xã hội, các kênh online, kỹ thuật số… cũng đang dần thay thế các kênh truyền thông cũ. Vì vậy, kinh theo theo B2C cũng là một cách để bắt kịp thời đại!
Tăng trưởng kinh doanh
Những đơn vị áp dụng mô hình B2C rõ ràng có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh hơn, lợi thế của họ nằm ở các kênh thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh truyền thống sẽ không thể cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi như B2c bởi lý do thiếu nguồn lực, cách tiếp cận cũng hạn chế… Ngược lại, B2c đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để họ đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
Điểm khác biệt giữa B2B và B2C là gì?
Để phân biệt chính xác B2B và B2C, ngoài hiểu rõ B2C là gì bạn còn cần nắm được ý nghĩa của thuật ngữ B2B. Vậy B2B là gì, B2B và B2C khác nhau như thế nào?
B2B là gì?
B2B là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Business To Business”. Nó là hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này hiện đang phát triển mạnh mẽ và cũng rất được các doanh nghiệp ưa chuộng. Chủ thể được hướng đến ở đây là các doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng.
Điểm khác biệt
– Về đối tượng trong giao dịch: B2B hướng tới khách hàng doanh nghiệp, trong khi B2C hướng tới khách hàng cá nhân.
– Về đặc điểm đơn hàng: B2B giao dịch với khối lượng hàng hóa lớn nhưng có thể ít về chủng loại. Ngược lại B2C có nhiều đơn hàng nhỏ nhưng đa dạng về chủng loại hơn.
– Về hình thức thanh toán: B2B thường sử dụng e-banking để chuyển khoản giữa các DN. Còn B2C thường thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc quẹt thẻ vì giá trị đơn hàng không quá lớn.
– Về quy trình bán hàng:
- Thời gian chốt giao dịch: Với B2C diễn ra nhanh chóng, quy trình mua hàng không quá phức tạp. Ngược lại với B2B, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng trong một thời gian dài, họ phải tiến hành xây dựng mối quan hệ và nuôi dưỡng sự tin tưởng với các khách hàng (chính là các doanh nghiệp khác).
- Người đưa ra quyết định: Với mô hình kinh doanh B2C, người đưa ra quyết định mua hàng chỉ là các cá nhân, thường chỉ là một cho đến hai người mà thôi. Còn với B2B, các doanh nghiệp phải cử hẳn một bộ phận chịu trách nhiệm việc mua hàng, quyết định được đưa ra bởi một tập thể, sau khi họ đã bàn bạc kỹ lưỡng.
- Đầu mối kinh doanh: Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh theo mô hình B2C sẽ dễ dàng tiếp cận số lượng lớn các khách hàng tiềm năng thông qua lượng data mà họ thu thập được. Họ dễ thu được những giao dịch chất lượng hơn. Còn với những doanh nghiệp áp dụng mô hình B2B thì công việc ấy sẽ khó khăn hơn không ít. Bạn muốn thu thập data thì cần phải có một số kỹ năng nhất định và nắm trong một hệ thống mạng lưới xã hội đủ rộng.
- Giá trị thu về trong mỗi giao dịch bán hàng: So sánh về giá trị mà doanh nghiệp thu về trong mỗi một giao dịch thì bên B2C rõ ràng sẽ “lép vế” hơn hẳn so với bên B2B. Do các doanh nghiệp B2B bỏ ra thời gian, công sức và tiền bạc hơn; sự đầu tư của họ tốt hơn nên những gì họ thu về cũng “khủng” hơn nhiều so với các doanh nghiệp B2C.
Bí quyết xây dựng mô hình kinh doanh B2C hiệu quả
Kết quả của mô hình kinh doanh B2C là đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy làm cách nào để bán hàng theo mô hình kinh doanh B2C hiệu quả? Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố sau:
Cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín
Sản phẩm chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sản phẩm tạo ra cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng của khách. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được tên tuổi, thương hiệu cũng như vị thế của mình trên thị trường.
Luôn phản hồi và trả lời nhanh nhất
Nếu để khách hàng phải chờ đợi quá lâu, rất có thể DN sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng này. Bởi không chỉ đơn vị của bạn cung cấp sản phẩm đó mà còn có rất nhiều đơn vị khác cạnh tranh. Với các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hay giá cả tốt sẽ có thể khiến khách hàng của bạn lựa chọn đơn vị khác để mua hàng.
Kết hợp nhiều hình thức thanh toán
Việc sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như tiền mặt, ví điện tử, chuyển khoản hay quẹt thẻ sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và thực hiện thanh toán nhanh chóng hơn. Điều này cũng góp phần kích cầu và hoạt động mua sắm của người tiêu dùng.
Qua bài viết này, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ B2C là gì, những ưu điểm của nó và một số điểm khác biệt của nó so với mô hình B2B. Hi vọng những cẩm nang nghề nghiệp này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc!
➤ Đọc thêm: Publisher là gì? Những điều bạn cần biết về Publisher