Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm hiện nay ra sao?
Thương mại điện tử là gì? Cơ hội dành cho ngành nghề này đặc biệt thế nào? Hãy cùng news.timviec tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
- Phụ nữ nên kinh doanh gì? Mô hình cho người muốn khởi nghiệp
- Franchise là gì? Nhận biết tính chất của nhượng quyền kinh doanh
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử được hiểu là việc bạn mua bán các sản phẩm, dịch vụ thông qua internet cũng như các phương tiện điện tử khác. Tất cả các giao dịch thương mại điện tử đều được tiến hành qua internet bao gồm việc: mua sắm, thanh toán, đặt hàng, giao hàng hay quảng cáo hàng hóa. Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển và lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới.
Thương mại điện tử ra đời đã giúp các nhà sản xuất, kinh doanh có thể tiếp cận với người tiêu dùng nhanh nhất. Hầu hết các công ty kinh doanh, buôn bán hàng hóa đều có những hệ thống bán hàng qua internet để đáp ứng nhu cầu mua sắm online ngày một tăng của người dân.
Hiện nay, trên toàn thế giới mạng máy tính đang bước vào giai đoạn bùng nổ nhất, chỉ cần một chiếc máy tính hay thiết bị thông minh có kết nối với internet là con người có thể làm được rất nhiều điều. Vậy nên, thương mại điện tử ra đời là đánh trúng tâm lý của người dùng nên sự phát triển của ngành kinh tế này khiến chính chúng ta cũng phải cảm thấy ngạc nhiên.
Thương mại điện tử học những môn gì?
Chuyên ngành thương mại điện tử sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức về quản trị doanh nghiệp để người học có thể tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp. Một số môn học chuyên ngành như như: Tổng quan thương mại điện tử, Digital Marketing, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị sàn giao dịch điện tử, Quản trị quan hệ khách hàng…
Các kiến thức liên quan tới chuyên ngành TMĐT 4.0 để có thể xây dựng, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường Internet như: Xây dựng và triển khai ứng dụng TMĐT, Marketing điện tử. Thực hiện các hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp như: Quảng cáo trực tuyến, Xây dựng quản lý các website TMĐT, triển khai các hoạt động marketing trên Social media… Thực hiện các hoạt động bán hàng online trên các sàn TMĐT hàng đầu thế giới như: Amazon, Alibaba, Shopee, Lazada,…. Thiết lập và quản lý các trang Website, Fanpage về TMĐT của doanh nghiệp.
Ngoài ra ngành học cũng cung cấp các kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin, tin học, ngoại ngữ để người học thuần thục các chuyên môn quản trị, đảm bảo an toàn cho toàn bộ các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Sau quá trình đào tạo học viên sẽ có thể tích lũy được nhiều kiến thức cũng như áp dụng vào thực tế công việc như:
- Giúp học viên phát triển khả năng tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh online, lên ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh.
- Có khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng ứng dụng di động, thiết bị điện tử thông minh.
- Có kỹ năng tiếp thị sản phẩm, dịch vụ bằng Digital Marketing trên nền tảng internet thông qua website, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube…và các nhà mạng viễn thông khác
- Kỹ năng quản lý đơn hàng, quản trị quan hệ khách hàng, kinh doanh online.
Những lợi ích của ngành thương mại điện tử
Đạt đến sự phát triển như hiện nay, chắc chắn thương mại điện tử đã mang lại cho người tiêu dùng cũng như nhà kinh doanh những lợi ích nhất định. Vậy những lợi ích mà ngành thương mại điện tử mang lại là gì?
Mở rộng thị trường ra toàn cầu
Ưu điểm đầu tiên mà thương mại điện tử đem lại chính là mở rộng thị trường kinh doanh không giới hạn. Điều này là một yếu tố mà những cửa hàng thực tế không thể làm được khi bị giới hạn về mặt địa lý cản trở. Thương mại điện tử giúp việc tiếp cận thị trường nhanh, không bị giới hạn về việc mở rộng thị trường mà chi phí mở rộng cũng không tốn kém bằng những phương pháp thông thường.
Tính khả dụng
Thương mại điện tử giúp việc điều hành doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Bởi lẽ, những cửa hàng thương mại điện tử sẽ luôn có thể mở cửa 24/24 mà không lo ngại điều gì cả. Điều này giúp việc mua sắm của người tiêu dùng có thể được thực hiện mọi lúc , mọi thời điểm, không chịu giới hạn bởi thời gian.
Đối với các thương nhân, việc có thể có khách hàng vào 24/24 là một yếu tố giúp họ tăng lợi nhuận lên đáng kể. Những doanh nghiệp áp dụng hình thức thương mại điện tử cũng sẽ có thể phục vụ khách hàng mọi thời điểm khi khách hàng cần đến họ.
► TÌM HIỂU THÊM: Cẩm năng nghề nghiệp các ngành nghề hiện nay giúp bạn có định hướng tốt cho công việc tương lai
Có thể tiết kiệm chi phí
Việc hưởng lợi từ kinh doanh trên nền tảng điện tử thu về lợi nhuận cao mà chi phí bỏ ra để đầu tư lại tương đối thấp. Bởi lẽ, khi hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử thì các doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra để thuê mặt bằng, nhân viên, đầu tư trang thiết bị, tìm kiếm địa điểm như mở cửa hàng thông thường.
Những chi phí đó sẽ có thể tập trung cho việc chạy quảng cáo, xây dựng các chiến lược marketing, phát triển trang thương mại điện tử.
Dễ dàng quản lý hàng tồn kho
Việc quản lý hàng tồn kho trên nền tảng thương mại điện đơn giản hơn rất nhiều so với các cửa hàng truyền thống. Bạn có thể sử dụng những phần mềm hỗ trợ tự động hóa. Bên cạnh đó, những hàng tồn có thể xây dựng chiến lược quảng cáo để giải quyết lượng hàng không bán được.
Nhắm đúng đối tượng khách hàng
Đây là một lợi ích mà thương mại điện tử mang lại rất rõ đối với những doanh nghiệp sử dụng phương thức kinh doanh này. Việc nhắm đúng mục tiêu khách hàng sẽ giúp các thương hiệu đáp ứng nhu cầu mà người tiêu dùng mong muốn một cách nhanh nhất. Điều này cũng giúp ích cho vấn đề tiêu thụ hàng hóa được nhanh hơn.
Học Thương mại điện tử ra trường làm gì?
Thương mại điện tử được đánh giá là một trong những ngành học tiềm năng với nhiều cơ hội việc làm và được sự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lại. Theo học chuyên ngành TMĐT người học sẽ có những kiến thức, thế mạnh liên quan với xây dựng chiến lượng kinh doanh, thương hiệu và các kiến thức nghiệp vụ liên quan như kỹ năng tin học, ngoại ngữ. Do vậy sau khi tốt nghiệp ngành học TMĐT bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm khác nhau trong doanh nghiệp như:
- Quản lý Thương mại điện tử: Công việc này bao gồm việc quản lý tất cả các kênh bán hàng trực tuyến của công ty trên các nền tảng như web, app, mạng xã hội. Đồng thời phối hợp với bộ phận Marketing để cùng lên chiến lược bán hàng hiệu quả. Để làm được vị trí quản lý TMĐT, bạn cần phải có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí này cũng như năng lực làm việc.
- Chuyên viên nghiên cứu TMĐT, marketing trực tuyến tại các doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử. Với công việc này bạn sẽ hỗ trợ team làm việc trong các kênh bán hàng của công ty. Phối hợp lên chiến lược và chọn kênh bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên Digital Marketing: Khi thep học ngành TMĐT sinh viên sẽ được học tới 65% kiến thức liên quan đến digital và marketing. Vì vậy khi ra trường sinh viên cũng có thể làm việc về mảng Marketing.
- Chuyên viên tư vấn tại các doanh nghiệp chuyên tư vấn về các giải pháp quản trị doanh nghiệp trên các sàn TMĐT. Hỗ trợ xây dựng và bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.
- Khởi nghiệp kinh doanh trên TMĐT
- Ngoài ra bạn còn có thể trở thành giảng viên ngành Thương mại điện tử và làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
Cơ hội nghề nghiệp ngành thương mại điện tử
Có thể nói rằng ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng vì vậy mà tăng cao. Những doanh nghiệp rất cần đến những nhân viên có khả năng quản trị fanpage, phát triển trang bán hàng điện tử. Đây đều là những ngành tương đối mới mẻ nên việc tìm kiếm những nhân lực phù hợp cũng rất khó khăn.
Vậy nên, những ứng viên có khả năng, kinh nghiệm về lĩnh vực thương mại điện tử đều có thể tham gia ứng tuyển. Cơ hội việc làm cũng như mức lương đối với công việc liên quan đến thương mại điện tử đều rất ưu đãi.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã biết nhiều hơn về Thương mại điện tử là gì? Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét nhất về ngành kinh tế mới mẻ này. Đừng quên đọc những bài viết thú vị khác của chúng tôi nữa nha!
► XEM THÊM: Hướng dẫn làm CV xin việc tiếng Hàn nộp đâu cũng được nhận