[Gợi ý] Viết CV nhân viên kinh doanh phải nắm được bí quyết sau

Mẫu CV nhân viên kinh doanh ấn tượng khiến bạn trở nên đặc biệt trong mắt nhà tuyển dụng ra sao? Hãy theo dõi bài viết này để tìm ra lời giải đáp nha!

CV nhân viên kinh doanh là gì?

[Gợi ý] Viết CV nhân viên kinh doanh phải nắm được bí quyết sau - Ảnh 1
CV nhân viên kinh doanh là gì?

CV nhân viên kinh doanh hay CV xin việc ngành sales là hồ sơ giới thiệu bản thân cùng quá trình hoạt động làm việc của ứng viên ứng tuyển vị trí công việc này. Đây được coi là một trong những tài liệu quan trọng nhất định phải có trong bộ hồ sơ xin việc của ứng viên. Có thể nhiều người chưa biết, CV xin việc nhân viên kinh doanh chiếm đến 50% cơ hội trúng tuyển của một ứng viên đó.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự phòng kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều rất lớn. Dù vậy, nguồn nhân lực lĩnh vực nghề nghiệp này cũng rất dồi dào. Vậy nên, để có thể thành công trúng tuyển, bạn phải tạo được ấn tượng đối nhà tuyển dụng. Với sự cạnh tranh lớn trong quá trình ứng tuyển chắc chắn bạn cần phải có một CV ấn tượng.

Một bí quyết khi xây dựng CV chính là hãy bổ sung thật nhiều con số để tăng tính thuyết phục, chứng minh bạn là ứng viên phù hợp với công việc kinh doanh.

Ví dụ như:

  • Doanh số hàng tháng tăng 40%
  • Từng quản lý một đội ngũ kinh doanh gồm 7 thành viên
  • Từng đạt mức doanh thu 1 triệu $ trong năm 2016…

Mô tả mẫu CV xin việc nhân viên sale chuẩn

[Gợi ý] Viết CV nhân viên kinh doanh phải nắm được bí quyết sau - Ảnh 2
Mẫu CV chuẩn dành cho nhân viên viên kinh doanh

CV cho nhân viên kinh doanh cũng giống như CV xin việc ngành xây dựng hay CV của các ngành nghề khác phải đáp ứng đủ những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, trong CV mỗi loại sẽ có những đặc trưng riêng cụ thể như sau:

CV xin việc nhân viên kinh doanh bằng tiếng anh

Với những ứng viên ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp hay công ty nước ngoài chắc chắn cần phải có CV bằng tiếng Anh. Kết cấu thông thường của một mẫu CV cho nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh cũng giống CV tiếng Việt cho mọi ngành nghề khác. Khác biệt duy nhất chính là việc nó sẽ được viết hoàn toàn bằng tiếng anh.

Với CV được viết bằng tiếng anh hãy cố gắng tránh việc sai chính tả, sai ngữ pháp. Tốt nhất hãy sử dụng những câu đơn giản, đủ ý sẽ đạt hiệu quả hơn. Nếu có thể hãy sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành của mình nhé. Kết cấu của một bản CV bằng tiếng anh dành cho nhân viên kinh doanh bao gồm:

  • Thông tin cá nhân ( Personal details)
  • Mục tiêu nghề nghiệp (career objective)
  • Trình độ học vấn hay các loại bằng cấp sở hữu ( education and qualifications)
  • Kinh nghiệm làm việc (work experience)
  • Sở thích cá nhân hay các thành tựu đã đạt được ( interests and achievements)
  • Kỹ năng (skills)

CV xin việc nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm

Đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm về cơ bản CV cũng chẳng có gì khác biệt so với những người có kinh nghiệm. Trong CV xin việc nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm sẽ có bố cục nội dung giống những CV khác, nhưng sẽ tập trung vào các kỹ năng, hoạt động khi còn đi học. Bên cạnh đó cần có mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn là người nghiêm túc với công việc này.

Bên cạnh việc liệt kê mục tiêu nghề nghiệp tương lai, bạn hãy sử dụng những mốc thời gian hay con số thực tế để hiện thực hóa mục tiêu đó. Ví dụ: trong 6 tháng đầu năm bạn cần hoàn thành 200 triệu VNĐ doanh thu bán hàng chẳng hạn.

Bạn nên xem thêm cách viết CV của nhân viên bán hàng để rút kinh nghiệm cho bản CV kinh doanh của mình

 Mẫu CV nhân viên kinh doanh ô tô

Nhân viên kinh doanh ô tô là một lĩnh vực tương đối khác biệt về đặc trưng công việc so với những ngành nghề khác. Bên cạnh việc bạn có cho mình những kỹ năng giới thiệu sản phẩm, bán hàng bạn cần có hiểu biết nhất định về các hàng ô tô. Vậy nên CV cho nhân viên kinh doanh ô tô bên cạnh những mục cơ bản cần phải nhấn mạnh về kinh nghiệm làm việc của bản thân.

Bạn không nên liệt kê kinh nghiệm làm việc đơn thuần mà cần làm trở nên nổi bật bằng việc giải thích về nhiệm vụ của mình. Hãy sử dụng những con số thực tế thay những câu chữ chung chung, ví dụ: Bạn hoàn thành chỉ tiêu bán sản phẩm ô tô trong 6 tháng”. Hay bạn đã bán được 25 gói dịch vụ bảo hiểm xe ô tô đạt mức doanh thu 200 triệu VNĐ.

Một số lỗi cần tránh khi viết CV

[Gợi ý] Viết CV nhân viên kinh doanh phải nắm được bí quyết sau - Ảnh 3
Viết CV cần tránh những lỗi thường gặp nhé!

Trong cách viết CV có một số lỗi mà các ứng viên rất thường xuyên mắc phải. Nhưng lỗi đó tuy nhỏ nhưng thể hiện rằng bạn chưa thực sự chuyên nghiệp và sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy cùng điểm qua một số lỗi cần tránh đó nha!

  • Bố cục CV phân chia không hợp lý, sử dụng quá nhiều màu sắc gây rối mắt.
  • Vẫn còn mắc một số lỗi sai chính tả trong CV xin việc
  • Kinh nghiệm làm việc liệt kê quá miên man không điểm nhấn ấn tượng
  • Dài dòng, lan man không tập trung vào vấn đề trọng tâm
  • Nội dung kinh nghiệm làm việc không liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển
  • Font chữ không phù hợp với sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của công việc.

Vì vậy, để tránh việc bị đánh trượt do những lỗi nhỏ, hãy thật thận trọng, tỉ mỉ và chỉnh chu trong việc tạo CV. CV xin việc nhân viên kinh doanh cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp của chủ nhân  đó. Sự chuyên nghiệp không chỉ ở hình thức mà còn ở cả nội dung, vậy nên tuyệt đối không được mắc vào những lỗi sai cơ bản đó.

Bạn có thể tải mẫu CV xin việc dành cho nhân viên kinh doanh TẠI ĐÂY.

Làm thế nào để trở thành NVKD giỏi?

Dù bạn tự kinh doanh hay làm việc cho doanh nghiệp, khi bán bất cứ sản phẩm gì, bạn phải có kiến thức về phân tích sản phẩm, khách hàng, thị trường.

  • Sản phẩm: Bạn biết cách tự phân tích sản phẩm và ra được kết quả như bảng phân tích, bảng so sánh sản phẩm với đối thủ cạnh tranh, đặc tính nổi bật của sản phẩm
  • Khách hàng: Bạn biết cách khai thác khách hàng, quy trình khai thác và thói quen của khách hàng
  • Thị trường: Bạn biết cách đánh giá thị trường tiềm năng, có công cụ để kiểm tra, đo lường và phân tích thị trường
[Gợi ý] Viết CV nhân viên kinh doanh phải nắm được bí quyết sau - Ảnh 4
Nhân viên kinh doanh giỏi cần đến sự nỗ lực và kiên trì rất nhiều đó.

Sau khi nắm được thói quen của khách hàng, bạn cần thay đổi nhận thức của họ về sản phẩm bạn đang kinh doanh. Truyền thông là công cụ hữu hiệu để làm được việc đó. Ví dụ, bạn chưa có nhu cầu mua bình cứu hỏa nhưng TV, báo chí suốt ngày đưa tin về cháy nổ và bình cứu hỏa là một trong những thiết bị mà gia đình nào cũng phải có. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy thực sự cần thiết và muốn mua nó. Để làm được việc này, bạn cần biết:

  • Các kênh truyền thông hiệu quả
  • Tư duy thiết kế ấn phẩm truyền thông, video, hình ảnh
  • Cách viết bài truyền thông
  • Lập kế hoạch và vận hành và đo lường kênh truyền thông

Thói quen mua hàng sẽ cho bạn biết khách hàng tìm hiểu thông tin sản phẩm qua kênh nào. Lúc đó, sứ mệnh của marketing được phát huy. Ví dụ, với thực phẩm chức năng, đối tượng quan tâm là người già và người bệnh tật. Khi đó, cách hiệu quả là quảng cáo trên báo chí, TV chứ không phải Facebook. Với sản phẩm thời trang cho người trẻ tuổi, bạn cần đánh mạnh vào kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Cốc Cốc. Để có thể làm được việc đó, bạn cần:

  • Biết khai thác thói quen khách hàng trên phương diện người làm marketing
  • Thiết kế được các ấn phẩm, landing page, giao diện web, ảnh, quảng cáo
  • Xác định kênh truyền tải, quảng cáo sản phẩm, thông điệp
  • Lên kế hoạch vận hành, đo lường chiến dịch quảng cáo, kinh doanh

Lúc này, marketing đã giúp bạn thu thập được một tập khách hàng tiềm năng. Từ thói quen mua hàng của họ, bạn phải biết cách tư vấn cho họ, quan trọng nhất là khiến họ “xuống tiền” mua hàng và cảm nhận giá trị hàng hóa của bạn mang đến. Vì thế, bạn phải có:

  • Nghiệp vụ bán hàng chuyên nghiệp
  • Cách thức phân vùng dữ liệu khách hàng
  • Kịch bản telesales và sale trực tiếp
  • Lưu trữ dữ liệu khách hàng
  • Kỹ năng nắm bắt, điều chỉnh tâm lý
  • Kỹ năng chốt sale hiệu quả

➤ Tham khảo thêm cách viết CV Marketing “thôi miên” nhà tuyển dụng cần có những gì?

Tất cả các ý tưởng và công cụ sẽ giúp bạn vững chân ở vị trí chuyên viên kinh doanh đích thực. Tuy nhiên, để có thể hài hòa trong công việc với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác, bạn cần thành thạo thêm các kỹ năng mềm khác để tinh thần làm việc của bạn luôn hứng khởi và đạt hiệu quả cao như kỹ năng hòa nhập doanh nghiệp, giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn hiểu hơn về mẫu CV hay cho nhân viên kinh doanh. Các bạn có thể tham khảo những chia sẻ của chúng tôi, để tự thiết kế cho mình một CV xin việc cho nhân viên kinh doanh hoàn hảo! Chúc bạn tìm công việc nhanh nhất và ưng ý nhất!

Bài viết liên quan: 


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.