Chiến lược kinh doanh là gì? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào với công việc kinh doanh của một doanh nghiệp trong thời đại hiện nay?
- Chuyên viên kinh doanh là gì? Những thông tin cơ bản mà bạn cần biết
- Mô hình kinh doanh là gì và những vấn đề liên quan đến mô hình này
Chiến lược kinh doanh là gì?
Có thể hiểu chiến lược kinh doanh là việc tạo dựng một vị thế có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động có thể cạnh tranh với đối thủ. Khi nhắc đến chiến lược người ta luôn tìm cách liên hệ đến tầm nhìn của doanh nghiệp đó.
Thực chất có thể coi sứ mệnh và tầm nhìn mà mỗi doanh nghiệp đặt ra luôn được đưa vào một phần chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó chẳng phản ánh được hoạt động của chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đó sẽ triển khai, hoạt động.
Có thể nói chiến lược kinh doanh là một phần vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó sẽ định hướng cho doanh nghiệp hướng đi rõ ràng, hoạt động theo một kế hoạch cụ thể. Việc đề ra những chiến lược kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp hoạt động có trình tự, có quy trình thỏa đáng, công việc cũng sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều.
Chiến lược kinh doanh online
Hiện nay, kinh doanh online ngày càng phổ biến, dần trở thành xu thế kinh doanh được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh áp dụng. Kinh doanh online không những nhanh chóng lại vô cùng tiện dụng, đặc biệt nó có khả năng tiếp cận được rất đông đối tượng khách hàng ở khắp mọi nơi. Việc xây dựng những chiến lược kinh doanh online cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi chuẩn bị tiến hành xâm nhập thị trường này.
Để có thể xây dựng chiến lược hiệu quả cần phải thực hiện theo các bước quy định. Đầu tiên cần phải có sự khảo sát và điều tra thị trường. Việc làm này giúp doanh nghiệp nắm được thị hiếu khách hàng online để có thể xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Sau khi đã khảo sát được thị trường thì sẽ đến bước tiến hành thiết lập mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thiết lập mục tiêu chiến lược cần bao gồm: thị phần, thương hiệu và bán hàng. Đa số các doanh nghiệp đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh
Cuối cùng là tìm nguồn lực và phương pháp để có thể kiểm soát được hoạt động marketing. Hoạt động marketing là một phần vô cùng quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu. Vì vậy, cần phải tìm nhân sự mạnh để có thể giúp phát triển những mục tiêu chiến lược kinh doanh đã được đề ra.
»»» Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền là gì và những điều cần biết
Chiến lược kinh doanh hiệu quả
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của mọi tổ chức. Doanh nghiệp có thể tồn tại trong một môi trường thay đổi gồm những thay đổi trong: công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chính sách và thậm chí trong các chuẩn mực về ô nhiễm môi trường thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn.
Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả việc xác lập mục tiêu kinh doanh là một trong những không thể thiếu. Thiết lập được mục tiêu chính là cách giúp chiến lược kinh doanh biết được hoạt động của họ thành công khi hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu cũng là nguồn động lực để có thể cố gắng phát triển hoạt động.
Trong chiến lược kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp cần đề ra chiến lược kinh buôn bán thì việc đánh giá đúng vị trí hiện tại của doanh nghiệp là điều cần thiết. Có hai lĩnh vực cần đánh giá: đánh giá môi trường kinh doanh và đánh giá nội lực:
- Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty.
- Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
Khi đã hoàn thành các bước đánh giá sẽ bắt đầu tiến hành xây dựng chiến lược và chuẩn bị kế hoạch chiến lược đã đề ra. Bước chuẩn bị sẽ giúp hoạt động chiến lược diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Bao giờ bước chuẩn bị cũng là bước tiền đề cho việc bắt tay chuẩn bị kế hoạch nào đó.
Cuối cùng là bước đánh giá và kiểm soát kế hoạch. Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm về quy mô.
Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, sẽ có một số điều làm ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp ra thị trường
- Cách thức marketing, bán hàng của doanh nghiệp.
- Năng lực sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.
- Khả năng đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp.
- Mục tiêu tăng trường hàng tháng của doanh nghiệp.
- Phương thức phân phối hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nhu cầu thị trường, đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Nền tảng về công nghệ.
- Mục tiêu về lợi nhuận doanh nghiệp.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng chiến lược kinh doanh
Hiện nay, có một số nguyên tắc khác nhau khi lên chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp phải tuân theo. Cho dù đó là các chiến lược kinh doanh ngắn hoặc chiến lược kinh doanh dài hạn.
Vận hành hoàn hảo
Một chiến lược kinh doanh được coi là hoàn hảo phải phụ thuộc vào khả năng sản xuất, phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó mục tiêu khi lên những chiến lược kinh doanh đôi khi phải là dẫn đầu thị trường bằng giá cả cũng như sự thuận lợi của các dịch vụ đi kèm.
Đánh vào sự trung thành của khách hàng
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh đôi khi cần phải tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm thật sự phù hợp với phân khúc lựa chọn của khác hàng. Trong đó, xây dựng mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khác hàng cũng như tạo sự trung thành của khách với thương hiệu sản phẩm cần phải được tập trung tối đa.
Cung cấp sản phẩm/ dịch vụ dẫn đầu thị trường
Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ vượt trội so với đối thủ cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thương mại hóa. Từ đó phủ sóng toàn bộ thị trường trong thời gian ngắn.
Để có thể thực hiện công việc kinh doanh hiệu quả thì yêu cần doanh nghiệp phải luôn tuân thủ theo các bước đã quy định. Việc tuân thủ theo các bước quy định sẽ giúp chiến lược có thể hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh cụ thể để có hoạt động kinh doanh có thể thuận lợi hơn.
»»» Tham khảo về hình thức kinh doanh du lịch: Tại đây.