8 câu phỏng vấn xin việc kế toán thường gặp, nhớ nằm lòng chắc chắn đậu
Hãy đọc thật kỹ 8 câu hỏi phỏng vấn xin việc kế toán và các gợi ý trả lời của chúng tôi trong bài viết này để đốn tim nhà tuyển dụng!
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp
- Lần đầu đi phỏng vấn xin việc: mắc phải 6 sai lầm, có thể bị loại ngay
Kế toán là một công việc khó, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, hơn nữa đây cũng là một vị trí mà bất cứ công ty nào cũng cần có. Chính vì thế, nếu đã học kế toán thì bạn đừng lo lắng nhiều về cơ hội việc làm. Hoặc nếu bạn đang tìm việc, nộp hồ sơ rồi nhưng vẫn đang băn khoăn không biết được được gọi đi phỏng vấn thì bạn sẽ như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp bạn, liệt kê ra các câu hỏi phỏng vấn xin việc kế toán thường gặp cũng như gợi ý cách trả lời hay.
Những câu hỏi phỏng vấn xin việc kế toán hay gặp nhất
Bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân!
Đây là câu luôn luôn được các nhà tuyển dụng hỏi trước khi bắt đầu bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào. Với câu hỏi này, bạn chỉ cần nói những thông tin cơ bản của bản thân như tên, tuổi, quê quán, nơi ở hiện tại.
Theo bạn kế toán giỏi cần những kỹ năng nào?
Là một nhân viên kế toán chắc chắn phải giỏi kỹ năng cứng, bên cạnh đó kỹ năng mềm cũng đặc biệt quan trọng. Tùy từng vị trí kế toán mà bạn xin như kế toán trưởng, kế toán kho, kế toán thuế… mà bạn trình bày những kỹ năng cần thiết. Và kỹ năng chung cần có của các nhân viên kế toán là giỏi các kỹ năng chuyên môn, cẩn thận, trung thực, kỹ năng giao tiếp tốt.
Trước đó bạn từng làm ở công ty nào, có mấy năm kinh nghiệm rồi?
Nhà tuyển dụng đang muốn thăm dò xem bạn đã từng làm ở công ty nào rồi. Ở câu hỏi này, bạn chỉ nên trả lời một vài công ty mà bạn gắn bó lâu dài, bên cạnh đó kể ra những kinh nghiệm của bản thân mình. Thông thường, nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi kèm thêm câu hỏi là tại sao bạn lại nghỉ ở công ty cũ. Nếu vậy, bạn có thể chỉ cần trả lời đơn giản là công ty đó chuyển địa điểm nên không thuận tiện đi lại, chế độ không còn phù hợp với bạn, chuyển hình thức kinh doanh…
Bạn biết sử dụng những phần mềm kế toán nào?
Là một kế toán giỏi, tất nhiên bạn có thể tự tay giải quyết được hết các công việc yêu cầu đến chuyên môn mà không cần phải có sự trợ giúp nào từ các phần mềm. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các phần mềm giúp kế toán viên giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chính xác, thời gian thừa ra có thể giải quyết thêm được những công việc khác. Chính vì thế phần mềm kế toán giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian và công sức nên chẳng tội gì mà không sử dụng. Nếu bạn đã từng sử dụng những phần mềm nào rồi thì cứ mạnh dạn chia sẻ với nhà tuyển dụng nhé! Còn nếu chưa biết, hoặc chưa có kinh nghiệm thì đừng quên nói rằng mình rất thành thạo Excel và trong thời gian tới sẽ tìm hiểu và cập nhật những phần mềm hữu ích.
Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?
Đây chỉ là câu hỏi để nhà tuyển dụng biết bạn đã tìm hiểu về công ty kỹ chưa, có thực sự muốn gắn bó lâu dài hay không. Để trả lời được câu hỏi này thì bạn nên tìm hiểu về công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nào, các chế độ đãi ngộ ra sao… Bạn có thể chọn cách trả lời đơn giản là qua tìm hiểu bạn thấy công ty rất phù hợp với bản thân, khoảng cách địa lý với nhà bạn cũng thuận tiện, các chế độ khá tốt…
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào làm trong công ty?
Đây là lúc bạn nên PR bản thân mình, hãy liệt kê lại hết các kỹ năng cũng như kinh nghiệm của bản thân. Bên cạnh đó bạn đừng quên khẳng định rằng bản thân chắc chắn sẽ hoàn thành tốt công việc, tránh tuyệt đối sai sót và giúp công ty phát triển lớn mạnh hơn, tăng thu giảm chi…
Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Thông thường nhiều nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ mức lương khi đăng thông tin tuyển dụng, nếu bạn thấy phù hợp thì mới ứng tuyển. Bên cạnh đó, có nhà tuyển dụng chỉ ghi là thỏa thuận, nên đây là lúc quan trọng để đàm phán mức lương của bạn. Hãy nói ra một con số mà bản thân bạn cảm thấy phù hợp với ‘giá chung’ cũng như tương ứng được đúng với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Hoặc bạn cũng có thể hỏi nhà tuyển dụng xem nếu được thì họ có thể trả lời bạn xem họ trả được mức lương bao nhiêu không, nếu cảm thấy phù hợp thì bạn chấp nhận, nếu không thì bạn xin tăng thêm. Một lưu ý là bạn không nên đòi hỏi mức lương quá cao so với thực tế, bởi đây có thể là lý do khiến bạn trượt phỏng vấn đó!
Bạn có muốn hỏi thêm vấn đề gì không?
Nếu bạn có thắc mắc gì về cách làm việc, thời gian đi làm, chế độ bảo hiểm, thai sản, nghỉ phép… gì thì đừng ngại hỏi. Đây là những thứ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bạn và được pháp luật quy định rõ ràng, nên chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cởi mở chia sẻ với bạn thôi!
Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc Kế toán
- Tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng: Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết về Công ty đang ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng.
- Thời gian đi phỏng vấn: Tuyệt đối tránh lỡ hẹn, họ sẽ đánh giá thái độ làm việc của bạn không nghiêm túc.
- Trang phục khi đi phỏng vấn: Hãy chọn những bộ đồ lịch thiệp, trang điểm nhẹ nhàng, không nên quá cầu kỳ khi đi phỏng vấn xin việc Kế toán.
- Thể hiện sự lanh lợi qua các câu trả lời: Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán, hãy thật tự tin, trả lời dứt khoát. Không nên đi sâu quá về các vấn đề mà bạn chưa nắm rõ, bạn sẽ tự mình làm lộ điểm yếu.
>>>>>Bạn có thể tham khảo thêm những lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn tại đây.
Điều kiện để trở thành kế toán viên
Kế toán là nghề đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nên trước khi nộp hồ sơ xin việc, bạn cần phải đảm bảo rằng bản thân đã có đầy đủ kiến thức chuyên môn. Nếu bạn chưa có đủ những thứ bên dưới thì hãy cố gắng trau dồi trước khi nộp hồ sơ cũng như đi phỏng vấn xin việc kế toán nhé!
- Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính các trường Đại học, Cao đẳng uy tín.
- Ưu tiên có trình độ ngoại ngữ
- Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng
- Thành thạo các phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ
- Nắm vững các điều Luật kế toán, quy định có liên quan tới tài chính, kế toán của Pháp luật
- Thông thạo các thủ tục hành chính kế toán, nắm được nội dung chính sách cải cách trong ngành
- Có kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc
- Cẩn thận, tỉ mỉ và làm việc chính xác, chỉn chu
Công việc của Kế toán là gì?
- Lập, phân tích, trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế
- Kỹ năng thống kê, phân tích tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp
- Kê khai, khai báo thuế, xử lý các trường hợp phát sinh
- Xử lý hóa đơn chứng từ đầu ra, đầu vào
- Lập bảng lương, tính lương, các khoản bảo hiểm
- Hạch toán sổ sách
- Quản lý các khoản vay, giao dịch ngân hàng
- Lên dự toán, theo dõi, kiểm soát việc thực hiện các định mức thu chi
- Tập hợp chi phí, tính giá thành
- Lên kế hoạch dòng tiền và kế hoạch thanh toán
- Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm
- Thu thập chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng
- Kiểm tra, đảm bảo tính pháp lý, hợp lý, chính xác của chứng từ
- Cân đối thuế giá trị gia tăng, cân đối doanh thu, chi phí
- Thực hiện đúng đủ, kịp thời các báo cáo với cơ quan thuế
- Hạch toán các nghiệp vụ thuế, hoàn thiện chứng từ, sổ sách hợp lý, hợp lệ
Những công ty đang tuyển Kế toán
- Công ty CP Ánh sáng Sông Hồng
- Công ty TNHH thương mại dược phẩm Minh Hạnh
- Công Ty CP Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam
- Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Và Xây Dựng HOMECARE
- Công ty TNHH AET Nhật Bản
- Công ty TNHH thương mại & dịch vụ đồ uống Vietblend
- Công Ty Cổ Phần Xây Dựng – Bất Động Sản Hoàng Kim
- Công ty TNHH Sam Kwang Air Tech
- Công ty cổ phần dịch vụ Top One
- Công ty cổ phần tiếp vận TLC
Xem thêm:
- Bạn nữ đi phỏng vấn xin việc nên mặc gì để ưng mắt nhà tuyển dụng
- Bật mí những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm thêm cho sinh viên
- Phỏng vấn xin việc trái ngành ư? Đừng lo, đã có 5 bí quyết “bất bại”
Hy vọng rằng với những câu hỏi và gợi ý trả lời khi đi phỏng vấn xin việc kế toán trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn khi đi xin việc. Bên cạnh đó chúng tôi giới thiệu 10 doanh nghiệp đang tuyển kế toán, nếu thấy phù hợp bạn hãy nộp hồ sơ xin việc luôn nhé!
Minh Anh
Nguồn: https://timviec.com.vn/