Câu hỏi đóng là gì? Bí kíp trả lời câu hỏi đóng trong tích tắc
Bạn đang thắc mắc không hiểu câu hỏi đóng là gì? Hay bạn đang băn khoăn cách trả lời câu hỏi đóng để thành công trong tích tắc như thế nào? Nào hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn nhé!
Câu hỏi đóng là gì?
Mỗi một câu hỏi thường mang một đặc điểm riêng và cách sử dụng riêng. Đối với thắc mắc thế nào là câu hỏi đóng hay câu hỏi mở cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng cụ thể áp dụng cho từng tình huống để phù hợp.
Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi mà người hỏi đặt ra câu hỏi mới trả lời được. Và câu trả lời thường khiến người nghe cảm thấy bất ngờ vì quá ngắn gọn và thông thường hay có hai cách trả lời là có hoặc không. Hay nói cách khác thì câu hỏi đóng thể hiện đây là một câu hỏi duy nhất.
Trong đó mục đích chính của câu hỏi này dùng để thể hiện sự đánh giá trong kết luận hay sự tổng quát của một vấn đề nào đó. Và tóm lại thì câu hỏi đóng chính là sự khép lại của một vấn đề.
Chính bởi đặc thù của câu hỏi đóng nên điều dễ hiểu là những dạng câu hỏi này chỉ được dùng cho người người không muốn tiếp tục câu chuyện và muốn kết thúc câu chuyện để nhanh chóng kết thúc dừng lại một vấn đề nào đó.
Hiểu một cách đơn giản thì câu hỏi đóng có nghĩa là loại câu hỏi mà người được hỏi chỉ có thể trả lời bằng câu từ ngắn gọn, thông thường câu trả lời sẽ là “có” hoặc “không”, hay nói một cách khác câu trả lời của câu hỏi đóng chỉ có thể được là một câu trả lời duy nhất. Trong đó, chức năng chính của câu hỏi đóng thường được dùng để thể hiện được những đánh giá trong phần kết luận hay nêu tổng quát về một vấn đề, sự vật, sự việc nào đó.
Tóm lại thì câu hỏi đóng chính là sự đóng lại của một vấn đề nào đó.
Ví dụ về câu hỏi đóng lựa chọn: Bạn ăn cơm chưa? – Với câu hỏi này thì khi được hỏi người nghe cũng chỉ có thể trả lời bạn là “rồi” hoặc “chưa” và một điều hiển nhiên là cuộc trò chuyện cũng sẽ mau chóng kết thúc nếu bạn không mau chóng nghĩ ra câu hỏi tiếp theo.
Nên một điều dễ hiểu là trong nhiều trường hợp câu hỏi đóng dẫn người được hỏi đến ngõ cụt không biết bản thân nên trả lời như nào thì phù hợp nhất, cuộc trò chuyện cũng vì thế mà nhanh chóng đi vào bế tắc và kết thúc nhanh chóng.
► Tham khảo thêm các cách tạo CV xin việc gây ấn tượng nhà tuyển dụng ngay từ ánh nhìn đầu tiên
Cách để trả lời ví dụ về câu hỏi đóng dễ dàng
Để trả lời được những ví dụ câu hỏi đóng như này bạn cần phải có kỹ năng phỏng vấn và phải nắm bắt tình huống nhanh nhẹn. Tìm được những điểm chốt và trọng tâm trong cách đặt câu hỏi đóng được đặt ra để có thể hiểu được ý của người đặt câu hỏi.
Khi trả lời cũng cần phải dứt khoát bằng một từ ngắn gọn đem lại một sự hài lòng trong cuộc đàm phán, nói chuyện hay cuộc thỏa thuận, phỏng vấn xin việc để đạt kết quả. Và chắc chắn để làm được điều này cần có một phương pháp cụ thể để biến câu hỏi đóng sẽ thành một câu hỏi mở.
Điều đầu tiên đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi đóng thì bạn cần phải hiểu rõ được ý nghĩa của câu hỏi cần thiết mục tiêu gì và phân biệt được đặc điểm trong câu hỏi để phân tích chính xác nhất. Người đặt câu hỏi thì luôn chờ đợi những câu trả lời nhanh, ngắn gọn và đúng trọng tâm và không hề thích thú nghe câu trả lời miên man không đúng chủ đề.
Bởi vậy, cần phải biết sử dụng câu hỏi đóng đúng nơi đúng tình hướng và không gian phù hợp. Tránh những câu hỏi nhạt nhẽo và câu hỏi đống không thường xuyên sử dụng trong các cuộc nói chuyện, đàm phán, thuyết phục và phỏng vấn. Cần xác định vấn đề chính để đưa ra những câu hỏi cũng như câu trả lời trọng tâm.
Câu hỏi mở là gì?
Trái lại với câu hỏi đóng, câu hỏi mở lại giúp người nghe có thể dễ dàng trả lời hơn, họ có cho mình sự tự do trong cách diễn đạt ý tưởng của của bản thân mà không cần phải tuân theo bất kỳ một quy tắc hay một vấn đề nào cả nhưng thông tin đưa ra vẫn đầy đủ và đem đến cho người hỏi một góc nhìn tổng quan nhất.
Ví dụ: Cũng với vấn đề trên bạn có thể đặt câu hỏi với một cách khác như: “Bạn cảm thấy bữa tối hôm nay thế nào?”, thì ở câu hỏi như vậy người hỏi không chỉ trả lời có hay không. Hay nói một cách tổng quát thì câu hỏi mở chính là câu mà người hỏi sẽ được người nghe đáp lại bằng một câu trả lời đầy đủ nhất với những kiến thức và vấn đề liên quan đến nhau và không theo một khuân mẫu cố định giống với câu hỏi đóng.
Từ câu hỏi mở mà người đưa câu hỏi và người trả lời cũng đều có những cách xử lý thông tin, phong phú trong cách phân tích các dữ liệu giúp cho cuộc trò chuyện trở lên thú vị hơn bao giờ hết, câu trả lời không bắt buộc theo khuôn mẫu định sẵn nhưng thông tin đưa ra phải đầy đủ, dù dài dòng nhưng vẫn phải đưa ra vấn đề chính cần được hỏi. Tuy nhiên, có một số người không có kỹ năng trong cách trả lời một số câu hỏi đòi hỏi sự phân tích nâng cao dẫn đến kết quả đưa thông tin thiếu.
Câu hỏi mở rủi ro về lạc đề thấp, tránh được sự sai lệch từ phía người trả lời nhưng đôi khi gặp khó khăn sai lệch từ người hỏi. Việc hiểu ý nhau là không phải dễ dàng nếu không có sự rõ ràng trong câu hỏi và câu trả lời. Trong học tập thường thấy câu hỏi mở thường được hỏi về kiến thức học tập như câu hỏi “hôm nay buổi học như thế nào?”, “bài tập về nhà gây khó khăn ra sao?”, câu hỏi mở thường đòi hỏi suy nghĩ tư duy cao hơn là câu hỏi đóng.
► Xem thêm: Cuối buổi phỏng vấn thì nên hỏi gì nhà tuyển dụng?
Cách biến câu hỏi đóng thành câu hỏi mở trong 3s
Để có thể đưa ra ví dụ về câu hỏi đóng và câu hỏi mở sao cho phù hợp với tình huống, tránh việc trả lời nhầm ý, khi người đặt câu hỏi muốn có câu trả lời chi tiết nhưng người trả lời lại đáp lại bằng một từ ngữ ngắn gọn, không đem lại sự hài lòng trong cuộc giao tiếp. Phải có phương pháp để đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở một cách chính xác.
– Để có cách đưa ra câu hỏi đóng câu hỏi mở thì việc hiểu ý nghĩa của hai câu hỏi là cần thiết, phân biệt rõ ràng về đặc điểm mà mỗi câu hỏi mang lại để có sự áp dụng hiệu quả cao. Người đặt câu hỏi luôn mong muốn người trả lời sẽ trả lời trọng tâm vấn đề đưa ra, tránh lan man đi ngược với chủ đề đang nói đến. Phải rèn luyện bản thân, trau dồi hiểu biết về các câu hỏi phỏng vấn để có sự sinh hoạt trong việc đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Ví dụ về câu hỏi mở “Tại sao kiến thức môn Văn lại gây khó khăn cho bạn?”
Ví dụ về câu hỏi đóng “Kiến thức môn Văn có thực sự khó không?”: Đều cùng một chủ đề văn học nhưng cách dùng từ ngữ khác nhau, ý câu trả lời cũng sẽ khác nhau. Dù trường hợp nào, những câu hỏi phải phù hợp với câu trả lời thì hiệu quả mới đem lại chất lượng cao
– Nên biết sử dụng các dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở tại thời điểm, không gian cụ thể nào. Tránh việc ở đâu cũng áp dụng câu hỏi đó, có trường hợp việc dùng câu hỏi không đúng chủ đề dẫn đến cuộc nói chuyện trở nên nhạt nhẽo. Câu hỏi đóng là câu hỏi thường ít xuất hiện ở các chủ đề thảo luận, thuyết trình, xuất hiện chủ yếu ở vấn đề tâm sự trao đổi hay hỏi han vấn đề nào đó. Xác định thời điểm và nội dung cần nói đến là yêu cầu về sự nhìn nhận vấn đề cao của người đặt câu hỏi và người trả lời đối với mọi người xung quanh.
– Cách để đưa ra ví dụ về câu hỏi đóng câu hỏi mở không chỉ ở việc nhớ đặc điểm riêng của từng loại câu hỏi mà còn thể hiện qua việc biết cách sử dụng ngôn từ trong các câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Phải biết câu hỏi mở thường bắt đầu bằng những từ sau “tại sao, làm cách nào, như thế nào, giải thích, hãy kể về…” Đối với câu hỏi đóng đơn giản thì thường xuất hiện từ “có”, “không” trong ý diễn đạt vấn đề. Cách sử dụng ngôn từ đối với câu hỏi đóng cũng hạn chế ngôn ngữ hơn vì là câu hỏi không được dùng phổ biến như câu hỏi mở.
– Để đưa ra ví dụ câu hỏi đóng và câu hỏi mở áp dụng vào sử dụng không chỉ trong sách vở mà còn ở ngoài xã hội. Rèn luyện để có cách đặt câu hỏi đóng mở phù hợp, rèn luyện qua các bài văn đặt câu liên quan đến câu hỏi đóng, câu hỏi mở hoặc có thể trao đổi trực tiếp với nhau qua việc đặt câu hỏi về các chủ đề khác lạ. Ý thức học hỏi và nâng cao kiến thức là cần thưởng để các bạn trẻ tự tin vào khả năng của mình trong việc đặt ra những câu hỏi đóng, mở cho người trả lời.
– Hãy biết phân biệt đối tượng để đưa ra những câu hỏi đóng mở phù hợp nhất, đừng hỏi mọi người những câu hỏi quá riêng tư đừng để người đối diện thấy khó chịu về việc cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân. Hãy biết ước lượng mức độ thoải mái của người được hỏi để có những câu hỏi phù hợp nhất mà cũng phụ thuộc vào tính cách của mỗi người để có sự tiếp xúc giao tiếp chuẩn mực nhất.
Những ví dụ về câu hỏi đóng câu hỏi mở được các bạn trẻ sử dụng thường xuyên trong quá trình sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, việc nghĩ câu hỏi phù hợp giúp các bạn có tự duy, sáng tạo cao, hoàn thiện bản thân trong nhiều lĩnh vực cũng như nhìn nhận sự việc, hiểu biết bản thân là nền tảng cho việc đánh giá năng lực bản thân cũng như cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa đối với mọi người xung quanh mình.
► Đọc thêm: Những câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên
Những hạn chế về câu hỏi đóng là gì?
Thường trong những cuộc nói chuyện, đàm phán, hay nói chuyện, thuyết phục thì thường xuất hiện nhiều câu hỏi mở để tạo cho không gian nói chuyện không bị gò bó và cảm thấy thoải mái hơn cho người đặt câu hỏi và người trả lời câu hỏi.
Với những ví dụ về câu hỏi đóng lựa chọn nên hạn chế sử dụng bởi rất khó có thể đưa ra những câu trả lời làm hài lòng. Nhưng nếu bạn là người đặt câu hỏi thông minh muốn thử sức người trả lời thì cũng nên có những câu hỏi đống hợp với tình huống để đánh giá được đối phương của mình.
Nhưng một lời khuyên chân thành rằng nên hạn chế những câu hỏi đóng để có thể cởi mở hơn và tiếp tục các mối quan hệ, hay công việc hàng hàng ngày. Câu hỏi đóng cũng có mặt tích cực và tiêu cực nên sử dụng đúng nơi đúng thời điểm và đúng chỗ.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Tin tức việc làm, bạn cũng hiểu được rằng câu hỏi đóng là gì, kỹ năng trả lời câu hỏi đóng là gì cũng như cách đặt câu hỏi đóng thành câu hỏi mở mà bạn cần nắm rõ. Đây là một kỹ năng trong giao tiếp vô cùng quan trọng nên bạn cần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nhé!