Chiến lược là gì? Kỹ năng xây dựng chiến lược trả lời phỏng vấn
Nhiều bạn sẽ thắc mắc chiến lược là gì? Chiến lược có nhiều ý nghĩa khác nhau và được dùng trong từng trường hợp chiến lược mang một ý nghĩa riêng. Để nắm rõ hơn chiến lược là gì từ điển tiếng việt chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược là gì?
Chiến lược có tên tiếng Anh là Strategy, đây là tập hợp các quyết định, hành động, cách thức, và các mục tiêu dài hạn được lên kế hoạch để đạt đến các mục tiêu hướng đến.
Từ này vốn có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, chiến lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.
Tóm gọn, chiến lược chính là một xâu chuỗi những hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra những thế mạnh để có thể cạnh tranh với những đối thủ khác. Trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng cần phải có chiến lược rõ ràng để có cách ứng xử nhất quán.
Chiến lược thể hiện ở quá trình bạn chuẩn bị hay sự lựa chọn và những câu trả lời cho những câu hỏi của nhà tuyển dụng chi tiết. Đây chính là định vị của chiến lược và mục tiêu chính là ghi điểm tuyệt đối trước nhà tuyển dụng.
Mục tiêu của chiến lược là gì?
Một chiến lược sẽ được bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, kết quả kỳ vọng đạt được, nhờ việc xác định và đặt được mục tiêu giúp xác định được phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, chiến thuật cụ thể trong từng giai đoạn.
Mục tiêu chiến lược khác với sứ mệnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa 2 khái niệm này. Sứ mệnh chỉ ra mục đích tồn tại của doanh nghiệp nên mang tính khái quát cao hơn, còn chiến lược cần cụ thể, rõ ràng.
Có nhiều loại mục tiêu chiến lược khác nhau như: Mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thương hiệu,.. do vậy tùy thuộc vào mỗi loại mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ tập trung những hoạt động chính nhằm đáp ứng được mục tiêu hướng đến.
Xác định mục tiêu chiến lược ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng để gia tăng lợi nhuận, tối ưu chi phí.
Chiến lược và chiến thuật có gì khác nhau?
Khá nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa khái niệm chiến lược và chiến thuật. Vậy chiến lược và chiến thuật có gì khác nhau? Về cơ bản chiến lược và chiến thuật khác nhau ở những điểm sau:
- Chiến thuật là hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể, còn chiến lược mang tính tích hợp nhằm hướng tới được các mục tiêu dài hạn hơn.
- Chiến thuật có thể hiểu đơn giản là một tập hợp con của chiến lược. Do vậy nếu không có chiến lược dài hạn thì chiến thuật cũng cũng không thể làm được gì.
- Chiến thuật mang ít rủi ro hơn so với chiến lược.
- Chiến thuật có thể thay đổi tùy theo điều kiện thị trường, tác động của ngoại cảnh.
Chiến lược trả lời phỏng vấn hiệu quả
Phỏng vấn xin việc chính là một quá trình quan trọng trong hệ thống tuyển dụng nhân sự. Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều đơn vị tuyển dụng đã rất qua loa cho những định dạng câu hỏi phỏng vấn mà không cho ứng viên cơ hội thể hiện sự quan tâm đến những vị trí ứng tuyển, cũng không có chiến lược dài hạn.
Để tìm ra những ứng viên thích hợp nhất chính là nhà tuyển dụng cần xây dựng quy trình kỹ càng, hệ thống từng câu hỏi để đánh giá được vấn đề trong quá trình lựa chọn.
Sự cởi mở
Cần phải tạo ra một không gian cởi mở nhất cho ứng viên không hồi hộp, họ sẽ dễ đặt niềm tin vào đơn vị tuyển dụng để chia sẻ thoải mái hơn. Hãy tham khảo một số chiến lược sau đây:
- Lý do tại sao bạn lại chọn công việc này?
- Lý do mong muốn ứng tuyển là gì?
- Cho tôi biết kinh nghiệm làm việc của bạn có thực sự đáp ứng cho công việc?
- Lý do đẻ chúng tôi có thể chọn bạn?
- Nhìn vào tương lai trong 3 năm tới bạn sẽ như thế nào?
Những câu hỏi đều tập trung vào thái độ ứng viên và đây chính là chìa khóa để bạn xây dựng được chiến lược tạo nên độ tin cậy trong quá trình phỏng vấn. Và những câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng có những đánh giá và nhận định trước khi đưa ra quyết định.
Phỏng vấn thông minh
Khi nhà tuyển dụng thiết lập những mối quan hệ một cách chặt chẽ và vững chắc thì nhưng câu hỏi tiếp theo sẽ dễ dàng được khai thác và những câu hỏi này liên quan đến chính vị trí tuyển dụng có thể loại bỏ được những ứng viên không đạt yêu cầu. Đây chính là chiến lược phỏng vấn thông minh.
- Với sự hiểu biết của bạn bạn hiểu vị trí này có ý nghĩa như thế nào trong hiện tại?
- Nếu bạn được nhận, bạn sẽ làm gì đầu tiên để thể hiện năng lực của mình?
- Những giá trị của bạn đem lại cho công ty là gì?
- Lĩnh vực nào là sẽ giúp bạn phát huy tối đa năng lực và nâng cao cá nhân?
- Nếu được đề xuất một cơ hội tốt hơn, bạn sẽ ưu tiên ở lại hay rời đi?
Với những dạng câu hỏi đánh giá này giúp nhà tuyển dụng được những ứng viên thực sự đam mê và muốn cống hiến cho công việc. Bởi vậy, quá trình tuyển dụng nhân sự chính là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình phát triển và ổn định tổ chức công ty, doanh nghiệp.
Hy vọng trên đây là những chia sẻ về định nghĩa chiến lược là gì có thể giúp bạn có thêm những khả năng xây dựng chiến lược trong quá trình phỏng vấn hiệu quả, góp phần củng cố tổ chức và phát triển cho công ty, doanh nghiệp ngày một lớn mạnh.
- Xem thêm những thông tin tuyển dụng hay tại đây