Top các câu hỏi phỏng vấn ‘bẫy’ nhà tuyển dụng hay dùng, cần biết để tránh
Bạn sắp có một buổi phỏng vấn xin việc và đã chuẩn bị kĩ lưỡng trước một số câu hỏi cũng như thu thập thông để tập trả lời nhuần nhuyễn nhằm đạt kết quả cao. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn bẫy để thử thách ứng viên. Chính vì vậy mà bạn cần phải trả lời vô cùng khéo léo để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Trong buổi phỏng vấn, một câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản từ phía nhà tuyển dụng nhưng thực chất đấy có thể lại là cách để họ khéo léo moi móc thông tin từ bạn. Vì vậy để tránh bị cảm thấy bối rối khi nhận được các câu hỏi phỏng vấn bẫy kiểu này, bạn hãy tham khảo một số gợi ý trả lời dưới đây để rút ra cách giải quyết cho mình nếu rơi vào tình huống này.
Các câu hỏi phỏng vấn ‘bẫy’ cần biết để tránh
Hãy tự giới thiệu về bản thân bạn?
Với câu hỏi dạng này, các nhà tuyển dụng muốn biết bạn có khả năng tổng hợp thông tin, kỹ năng trình bày logic hay không. Chính vì vậy mà tất cả những gì bạn cần trả lời là trình bày ngắn gọn, xúc tích, rành mạch và dễ hiểu trong vòng 2 phút. Bởi đây không phải là lúc để bạn kể lể về cuộc sống của mình, quê quán, sơ ở thích,… mà là trình bày về giá trị tiềm năng của bản thân, bạn có thể cống hiến những gì cho công ty.
Bên cạnh đó cũng đừng quên việc trình bày một cách ngắn gọn cho các nhà tuyển dụng biết về những thành tựu trong một vài năm qua của bạn. Vì thời gian có hạn nên bạn hãy tỉnh táo và tập trung trả lời sao cho thật ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng về những điểm mạnh của mình ngay từ lần đầu tiên.
Mô tả bản thân bằng một từ?
Thông qua profile, các nhà tuyển dụng nhân sự sẽ có thể biết thêm về tính cách cũng như sự tự tin của bạn trong việc nhận thức về bản thân. Bên cạnh đó, họ cũng phán đoán ra được phần nào về phong cách làm việc của bạn và xem xét xem nó có phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển hay không.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để cho bạn thể hiện bản thân bằng cách mô tả những đặc tính tốt nhất mà bạn cho rằng phù hợp với vị trí công việc để các nhà tuyển dụng thấy được sự lạc quan, trung thực, đáng tin cậy,… của bạn.
So sánh với những vị trí khác mà bạn đang ứng tuyển, bạn thấy vị trí này như thế nào?
Nếu bạn được nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này thì có nghĩa họ đang muốn thăm dò về những vị trí mà bạn đang quan tâm cũng như muốn nghe ý kiến của bạn về những công ty khác. Chính vì thế mà khi trả lời câu hỏi này, bạn nên khéo léo nói rằng mình cũng đang ứng tuyển ở một số chỗ nhưng vẫn chưa quyết định đâu mới là nơi phù hợp nhất với mình để cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã thực sự nghiêm túc tìm hiểu về công ty cũng như vị trí công việc ứng tuyển.
Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì?
Đây là một trong các câu hỏi thường được các nhà tuyển dụng đưa ra để thử sự thật thà và thông minh của ứng viên. Để có thể trả lời được câu hỏi này, bạn phải xác định được điểm mạnh và điểm yếu của mình ở mảng nào.
Còn về điểm yếu, không ai là không có điểm yếu nên bạn hãy có một sự tính toán và bình tĩnh, khéo léo khi thừa nhận những điểm yếu của mình. Hãy nêu một số mặt tích cực khi nói về điểm yếu của bản thân như biết thừa nhận và sửa sai để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang muốn cố gắng khắc phục những điểm yếu đó để hoàn thiện bản thân hơn.
Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vị trí này?
Câu hỏi này là để nhà tuyển dụng biết được rằng bạn đã hiểu nhiệm vụ, sẵn sàng làm việc cũng như có thể đóng góp nhiều cho công ty hay không. Một trong những cách tốt nhất để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ứng viên thích hợp nhất chính là hãy thể hiện sự đam mê của bạn với công việc này, đề cập đến những kinh nghiệm cũng như sự cầu tiến, năng lực trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn cũng có thể đề cập đến mong muốn được phát triển bản thân thông qua công việc này, hay bạn có sự đam mê với nó, sẵn sàng tìm hiểu, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn. Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ từ chối ứng viên có kinh nghiệm, muốn cống hiến và hoàn thiện thêm về bản thân.
Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Nhà tuyển dụng muốn kiểm chứng sự trung thành của bạn thông qua câu hỏi này. Chính vì vậy khi trả lời, bạn không nên đưa ra một mốc thời gian nhất định bởi vì điều này sẽ chỉ làm các nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không hề có ý định gắn bó và phát triển lâu dài. Bạn nên khéo léo đưa ra các câu trả lời làm rõ ý định muốn gắn bó lâu dài cùng với công ty.
Không hợp và hợp với kiểu sếp và đồng nghiệp nào, tại sao?
Đây là một trong số các câu hỏi phỏng vấn dễ đánh lừa ứng viên bởi chỉ cần bạn trả lời sai một chút thôi là sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là người khó hợp tác với người khác.
Chính vì thế nên để trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải bình tĩnh và vô cùng tỉnh táo. Đầu tiên, bạn hãy kể những đặc điểm mà mình ngưỡng mộ ở những người khác, sau đó thể hiện rằng mình đủ linh hoạt và kỹ năng để có thể làm việc với nhiều kiểu người khác nhau.
Kinh nghiệm trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông minh, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Đọc sách về kỹ năng phỏng vấn
Đọc nhiều sách về vấn đề này sẽ giúp bạn cải thiện thêm được vốn kiến thức, tích lũy được nhiều ngôn từ, hiểu được ý đồ của nhà tuyển dụng, từ đó biết cách xử lý tình huống, đưa cuộc phỏng vấn theo sắp xếp của bản thân… Biết áp dụng những kiến thức hay có trong sách, bạn sẽ vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng hơn và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
Nhờ những người đi trước mà bạn có thể tích lũy mẹo trả lời phỏng vấn hay, kinh nghiệm ứng xử khi gặp phải các câu hỏi phỏng vấn bẫy,… Nếu có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đã phỏng vấn thành công thì bạn không cần đọc sách mà vẫn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên.
Luyện tập trả lời phỏng vấn
Bạn có thể lên mạng xem những cuộc phỏng vấn xin việc mẫu để có thể luyện tập và bắt chước theo. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí mà mình ứng tuyển. Những thông tin mà bạn biết về công ty sẽ giúp bạn tự tin và có đủ những tư liệu để xử lý, trả lời các câu hỏi một cách chính xác, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn bẫy thường gặp cũng như các kỹ năng ứng xử trả lời mà ứng viên nên biết trước khi đến gặp mặt chính thức với nhà tuyển dụng. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đạt được vị trí công việc mà bạn mơ ước.