Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp

Để được làm việc tại cơ quan Ngoại Giao, ắt hẳn các ứng viên phải trang bị cho mình những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán, cụ thể cách trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những nhóm câu hỏi cũng như quy trình Đại Sứ Quán tuyển dụng dành cho những ai đang tự tin năng lực bản thân cũng như mong muốn làm việc tại Đại Sứ Quán!

Những tổ chức công quyền thường mang đến phúc lợi tuyệt vời cho người lao động, một trong số đó là Đại Sứ Quán. Tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng ở lĩnh vực này thường hạn hẹp và yêu cầu cực kỳ gắt gao. Hãy tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nếu bạn đang tìm cho mình cơ hội làm việc tại Đại Sứ Quán.

Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích. Còn phỏng vấn tuyển dụng (phỏng vấn việc làm) là một hình thức vấn đáp trực tiếp (gặp mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) nhằm tuyển chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí công việc trong tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

Đối với tuyển dụng Đại Sứ Quán thì phỏng vấn sẽ diễn ra trực tiếp tại cơ quan đó. Trước khi đến với buổi phỏng vấn xin việc làm ở lãnh sự quán, ứng viên sẽ phải vượt qua quy trình tuyển chọn khá cam go.

Quy trình tuyển dụng việc làm Đại Sứ Quán

Đại Sứ Quán là Cơ quan đại diện Ngoại Giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác, được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên, … cấp thấp nhất là nhân viên.

Các vị trí cấp cao sẽ được tuyển chọn theo hình thức bổ nhiệm hoặc điều động bởi cơ quan Ngoại Giao của quốc gia đó. Các vị trí thấp như nhân viên, nhân viên lễ tân, trợ lý Tùy viên, phiên dịch viên, biên dịch, văn thư, … sẽ tuyển công dân nước sở tại. Như vậy một công dân Việt Nam nếu đáp ứng mọi tiêu chí có thể ứng tuyển làm việc tại Đại Sứ Quán Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Canada, …

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp - Ảnh 1
Bạn hoàn toàn có thể xin làm việc ở Đại Sứ Quán nước ngoài ở Việt Nam

Dựa vào mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nhu cầu thiết lập việc làm Đại Sứ Quán ngày càng cao, qua đó sẽ cần nguồn nhân sự lớn. Đối với vị trí nhân viên và cán bộ thuộc Đại Sứ Quán Việt Nam tại các nước hầu như chỉ tuyển dụng thông qua đề cử nhân sự ở Bộ Ngoại Giao.

Do đó, chúng ta sẽ xét đến xin việc làm ở lãnh Sứ Quán nước ngoài ở Việt Nam. Quy trình Đại Sứ Quán tuyển dụng ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau nhưng không loại trừ các bước cơ bản sau:

  • Thông báo tuyển dụng
  • Lọc hồ sơ
  • Thi tuyển
  • Phỏng vấn
  • Thử việc

►►► CẬP NHẬT HÀNG NGÀY 1000+ các Cover letter khiến nhà tuyển dụng ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN từ ánh nhìn đầu tiên để ứng tuyển việc làm nhanh phù hợp nhất với tiêu chí của bạn!

Nhóm câu hỏi về lý lịch trong kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán

Đừng nghĩ rằng bạn đã vượt qua vòng hồ sơ nghĩa là trong buổi phỏng vấn sẽ không gặp phải những câu hỏi liên quan đến lý lịch. Theo kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán nhiều người chia sẻ thì họ gặp không ít câu hỏi liên quan đến quê hương và bản thân, bởi đây cũng là một trong các điều kiện để làm việc trong Đại Sứ Quán.

Những câu hỏi đại sứ quán hay hỏi như: “Hãy mô tả về quê hương của bạn? Giới thiệu về bản thân?,… ” có thể sẽ khiến bạn mất điểm nếu trả lời ấp úng hoặc lan man không đúng trọng tâm. Ví dụ hướng trả lời 2 câu hỏi này:

  • Mô tả về quê hương: Tôi đến từ thành phố lớn thứ 3 Việt Nam – TP Đà Nẵng. Ở đó nổi tiếng với bờ biển và những hòn đảo xinh đẹp. Hiện tại, thành phố đang phát triển mạnh về du lịch, công nghiệp – xây dựng, …
  • Giới thiệu về bản thân: Tôi tên Nguyễn Thị Nữ, sinh năm 1990. Tôi tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao Việt Nam. Tôi yêu thích đọc sách, khám phá văn hóa các nước trên thế giới, tham gia hoạt động cộng đồng, … Tôi rất lấy làm vinh dự khi có cơ hội được đến đây phỏng vấn ngày hôm nay
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp - Ảnh 2
Các ứng viên ứng tuyển vào Đại Sứ Quán cần trả lời bằng ngoại ngữ yêu cầu

Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn trong thi tuyển vào Đại Sứ Quán

Kiến thức chuyên môn được xem là yếu tố then chốt để đơn vị tuyển dụng thấy được bạn có tiềm năng cũng như tri thức chuyên môn. Nếu như nhóm câu hỏi liên quan đến lý lịch chỉ rơi vào xác xuất 50/50 thì mảng kiến thức chuyên môn hầu như ứng viên nào cũng phải đối diện khi ứng tuyển vào Đại Sứ Quán.

Tùy từng vị trí ứng tuyển, sẽ có các câu hỏi chuyên môn liên quan như:

  • Nhân viên, thư ký, văn thư thực hiện công tác đối ngoại: vấn đề tiếp dân, thủ tục cấp visa cho công dân Việt Nam, chuẩn bị đón khách quý (lãnh đạo cấp cao) và tổ chức hội nghị theo nghi thức Ngoại Giao, các công tác hành chính văn phòng khác, …
  • Nhân viên phiên dịch, biên dịch: kiến thức về dịch thuật, kỹ năng nghe – nói – đọc viết
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp - Ảnh 3
Kiến thức về tin học văn phòng, ngoại ngữ luôn là điểm cộng của ứng viên

Hướng trả lời các câu hỏi về chuyên môn, ứng viên cần trang bị tri thức tổng hợp về ngành học của mình và kinh nghiệm làm việc. Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng các tài liệu liên quan đến công tác của nhân viên cơ quan Đại Sứ Quán để biết trình độ của mình đến đâu.

Ngoài ra, bạn cũng nên diễn tập trước để khi gặp sẽ trả lời một cách trôi chảy, thể hiện được trình độ của bản thân.

Nhóm câu hỏi về kỹ năng làm việc trong kinh nghiệm ứng tuyển Đại Sứ Quán

Kinh nghiệm hoặc kỹ năng làm việc là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất trong quá trình tuyển dụng ở các cơ quan Đại Sứ Quán. “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?”,  “Bạn có những kỹ năng làm việc nào?”, “Bạn có tự tin làm việc ở vị trí A với khối lượng công việc áp lực không?”,… Đối với các câu hỏi dạng này, hãy hướng đáp án về phía tri thức kinh nghiệm và kỹ năng ưu việt của bạn.

Ví dụ ứng tuyển nhân viên tại Đại Sứ Quán Mỹ, sẽ trả lời như sau:

– Tôi có kinh nghiệm 3 năm làm nhân viên lễ tân tại phòng hợp tác đối ngoại của công ty A với các kỹ năng:

  • Lên ý tưởng đón khách, tổ chức hội nghị
  • Nhận điện thoại, giao tiếp thuần thục bằng tiếng Anh
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng
  • Biên, phiên dịch soạn thảo văn bản, giấy mời, đơn từ đúng quy chuẩn Ngoại giao
  • Có khả năng làm việc linh hoạt, làm việc nhóm và độc lập

– Tôi có kinh nghiệm 1 năm làm marketing thương hiệu tại doanh nghiệp B với kỹ năng:

  • Lên ý tưởng truyền thông
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho tổ chức
  • Nghiên cứu thị trường Việt Nam

– Tôi có 2 năm kinh nghiệm làm quan hệ công chúng tại công ty C, hoàn thành các nhiệm vụ:

  • Tổ chức hoạt động xây dựng, xúc tiến quan hệ giữa tổ chức với đối tác, liên hệ khách mời
  • Viết thông cáo báo chí, setup – tổ chức hội nghị, hội thảo
  • Chuẩn bị quà tặng, viết thiệp, gửi bưu thiếp, giấy mời, …
  • Giao tiếp, đàm phán, ghi chép, …

Lưu ý các ứng viên không cần liệt kê nhiều công việc và kỹ năng sẽ gây mất thời gian, chỉ cần tập trung vào những yếu tố liên quan đến vị trí ứng tuyển. Trả lời với tiêu chí đúng – đủ – chuyên nghiệp.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp - Ảnh 4
Bạn nên khéo léo mô tả kinh nghiệm làm việc của bản thân khi ứng tuyển Đại Sứ Quán

Câu hỏi tình huống giả định trong kinh nghiệm phỏng vấn Đại Sứ Quán

  • Lựa chọn làm việc Đại Sứ Quán tại nước ngoài

Vị trí làm việc tại Đại Sứ Quán thường yêu cầu di chuyển ra nước ngoài. Vì thế ngoài các câu hỏi về kinh nghiệm du lịch của bạn, người phỏng vấn có thể sẽ hỏi về kiến thức của bạn về quốc gia nơi bạn sẽ được phái đến.

Thông thường sẽ là câu hỏi có về văn hóa, ngôn ngữ, tình hình chính trị và khả năng của bạn để sống ở đất nước đó. Ứng viên nên nói rằng có đủ tri thức, kỹ năng để xử lý các thách thức cũng như thay đổi môi trường mới.

  • Làm Đại Sứ Quán trong trường hợp quan hệ hai nước căng thẳng

Dạng câu hỏi tình huống thường gặp như: “Nếu xảy ra mâu thuẫn giữa quốc gia của bạn và quốc gia chúng tôi, bạn có thể tiếp tục làm việc ở Đại Sứ Quán không?”, “Trong trường hợp quan hệ Việt Nam với quốc gia chúng tôi xảy ra căng thẳng, với tư cách là lao động ở Đại Sứ Quán bạn sẽ xử lý thế nào? “

Đối với câu hỏi giả định kể trên, bạn cần thể sự điềm tĩnh: “Tôi có thể kiểm soát bản thân, đối diện với căng thẳng cũng như thay đổi tình hình. Tôi sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình”.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp - Ảnh 5
Nên nghiên cứu về Đại Sứ Quán và quốc gia đó trước khi tham gia phỏng vấn

Tựu chung, muốn có công việc “ngon” tại các cơ quan Ngoại giao bạn nên trang bị kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán hay kinh nghiệm thi vào bộ ngoại giao cho bản thân mình. Dẫu biết rằng tỉ lệ chọi cao, tiêu chí tuyển chọn khó nhằn, nhưng nếu bạn có đủ tri thức và kỹ năng phỏng vấn cao thì tỉ lệ thành công là vô cùng cao nhé!

►►► Cập nhật nhanh các tin tức tuyển dụng mới nhất tại đây


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.