Bật mí những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm thêm cho sinh viên
Bạn đang là sinh viên mong muốn tìm việc làm thêm phù hợp với bản thân, ngoài việc chuẩn bị cho mình một bản cv xin việc chuyên nghiệp, bạn còn cần biết biết thêm những câu hỏi phỏng vấn dưới đây.
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc CGV: Thành thạo tiếng Anh là lợi thế lớn
- Bí kíp phỏng vấn xin việc quán cafe thành công cho SV, 1 phát ăn ngay
Bất kể ngành nghề, công việc nào (bán thời gian hay toàn thời gian) đều cần đến vòng phỏng vấn. Đây là một trong những bước quan trọng trong một quy trình xin việc. Được mời phỏng vấn nghĩa là CV của bạn đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đối với việc làm thêm, những câu hỏi phỏng vấn không quá khó như việc làm chuyên nghiệp khác, chỉ mang tính chất nhà tuyển dụng muốn biết về khả năng của bạn, trình bày thời gian biểu – yêu cầu của công việc, và cũng để hai bên tìm hiểu rõ hơn về lý lịch trích ngang của đôi bên.
Tuy nhiên, để tự tin với nhà tuyển dụng, trước kỳ phỏng vấn xin việc bạn sẽ cần phải tìm hiểu và tự trả lời các câu hỏi mà bản thân nghĩ là họ sẽ đưa ra. Dưới đây là một số câu hỏi, bạn có thể tham khảo để có được một cái nhìn tổng quát hơn trong quá trình tìm việc làm.
Việc làm thêm là gì?
Định nghĩa
Việc làm thêm là việc làm không chính thức, không thường xuyên và không có nhiều sự ràng buộc giữa người lao động và đối tượng sử dụng lao động. Hầu hết những ai tìm đến việc làm thêm thường với mục đích kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh rỗi hoặc làm theo sở thích, đam mê của mình.
Lợi ích của việc làm thêm
Để tìm kiếm một công việc chính thức khi sinh viên còn đang đi học hay mới ra trường là điều rất khó. Bởi lẽ, kinh nghiệm và kỹ năng của các bạn chưa có nhiều, các công ty doanh nghiệp họ thường yêu cầu ứng viên đã làm từ 1 – 2 năm. Do đó, lúc này việc làm thêm là lựa chọn hữu ích nhất. Chúng giúp các bạn có thêm thu nhập, tự chi trả cho mọi sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, khi đã làm công việc làm thêm một thời gian, bạn có thể liệt kê những kinh nghiệm làm thêm có được vào CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là người năng động và tích cực trong cuộc sống. Hơn nữa, một yếu tố quan trọng mà họ sẽ quan tâm là những công việc đã từng làm của ứng viên. Một việc làm thêm có liên quan tới vị trí ứng tuyển vẫn tốt hơn một việc làm toàn thời gian mà không có liên quan.
Ngoài ra, việc làm thêm cũng giúp ích cho bạn có thói quen tổ chức cuộc sống, quản lý thời gian khoa học và tích lũy thêm nhiều kỹ năng làm việc. Công việc này là bàn đạp tốt cho việc tiến tới công việc toàn thời gian trong tương lai sau này.
Top những việc làm thêm cho sinh viên
- Gia sư: Đây là công việc phổ biến dành cho các bạn sinh viên đang tìm việc làm thêm, đặc biệt nếu bạn có kiến thức và kỹ năng giao tiếp với các em học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,… thì rất có lợi. Mức lương ở thời điểm hiện tại: 100.000đ/buổi – 150.000/buổi.
- Phục vụ các nhà hàng, quán ăn, quán cafe: Công việc phục vụ cho các quán ăn, cafe, trà sữa..là một trong những việc làm thêm phổ biến dành cho sinh viên. Ưu điểm của công việc này là thời gian khá thoải mái, đa dạng, không gò bó. Những câu hỏi phỏng vấn của các chủ ở đây thường sẽ hỏi bạn có thể làm trong thời gian nào? Lương theo ca ban ngày: Từ 15.000/giờ – 20.000/giờ. Lương theo ca ban đêm: Từ 20.000/giờ – 40.000/giờ.
- Telesale – Chăm sóc khách hàng qua điện thoại: Một việc làm thêm cực kỳ phù hợp cho các bạn sinh viên đang muốn kiếm thêm thu nhập hàng tháng bởi công việc này khá đơn giản. Tuy nhiên, các bạn cần có khả năng giao tiếp thật tốt và thuyết phục người nghe (Gọi điện, chăm sóc, Tư vấn sản phẩm cho khách hàng qua điện thoại và qua website, Giải đáp mọi thắc mắc, ý kiến từ khách hàng).
- Một số việc làm thêm khác như: Nhân viên giao hàng, Cộng tác viên viết bài, Nhân viên thời vụ, Giúp việc/trông trẻ theo giờ, Quản lý Fanpage Facebook, Dịch thuật, Dịch cabin,…
Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thêm thường gặp
Bạn hãy giới thiệu về bản thân với chúng tôi?
Đây là câu hỏi dường như trong bất cứ ngành nghề hay công việc nào đều có. Ở đây, nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn về ứng viên, cho nên trong lúc này bạn hãy trình bày tất cả thông tin cá nhân của mình như: Họ và tên, năm sinh, nơi ở hiện tại, trường học – chuyên ngành, sở thích,… Bạn cần chú ý trả lời ngắn gọn, rành mạch, và thật trôi chảy.
Vì sao bạn muốn làm công việc này?
Gặp những câu hỏi phỏng vấn kiểu này, nhiều ứng viên lúc đầu khá hoang mang. Bạn nên bình tĩnh trở lại, và nói rõ lý do đi làm thêm. Chúng giúp bạn kiếm thêm thu nhập hàng tháng, bổ sung kinh nghiệm cho bản thân, hơn nữa là mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp. Bên cạnh đó, bạn có thể nói đến mặt tốt của công ty, doanh nghiệp, hay nhà hàng – khách sạn, nơi bạn ứng tuyển (ví dụ: môi trường làm việc ở đây rất thân thiện).
Bạn thấy đặc điểm nào của bản thân phù hợp với việc làm đang ứng tuyển?
Yêu cầu, đặc điểm của mỗi công việc không giống nhau. Tuy nhiên, với việc làm thêm cho sinh viên, không cần quá cầu kỳ. Khi tìm hiểu vị trí tuyển dụng, bạn nên đối chiếu với bản thân và chỉ ra điểm tương đồng tính cách của mình với công việc ấy. Từ đó, bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.
Bạn có thể làm việc trong thời gian nào, làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần?
Việc làm thêm cho sinh viên thường chia theo ca (4 – 6 tiếng/ngày hoặc 8 tiếng/ngày), câu hỏi này giúp đơn vị tuyển dụng nắm rõ thời gian làm việc của bạn. Do đó, bạn trả lời cho họ thời gian bạn có thể thực hiện công việc.
Khi nào bạn có thể đi làm, bạn làm việc với chúng tôi trong bao lâu?
Công ty, doanh nghiệp hay đơn vị tuyển dụng nào đều mong muốn tuyển được một nhân viên chăm chỉ, nhiệt tình và thật tâm huyết. Đồng thời, họ cần tìm người gắn bó lâu dài, ít nhất là 3 – 4 tháng trở lên. Khi họ đưa ra câu hỏi phỏng vấn này, bạn hãy thể hiện là người sẵn sàng làm việc của bạn bất cứ thời gian nào.
Mức lương bạn mong muốn?
Thông thường, mức lương được mô tả trong yêu cầu tuyển dụng của mỗi công ty, doanh nghiệp, nhà hàng – khách sạn,… Tuy nhiên, một số đơn vị họ cần thỏa thuận mức lương, lúc này bạn có thể trình bày số tiền bạn mong muốn theo mức sống của bạn hiện giờ.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn việc làm thêm cho sinh viên, hi vọng chúng sẽ giúp bạn tự tin hơn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, việc chuẩn bị kiến thức, thông tin yêu cầu của nơi ứng tuyển là điều rất cần thiết. Hãy lên website của công ty hay hỏi thăm những anh chị, bạn bè đã có kinh nghiệm làm công việc đó để biết họ cần gì ở bạn nhé!
L.Tú Anh
![7 kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc cho người mới ra trường [TIPS]](https://img.timviec.com.vn/2019/08/5-ky-nang-tra-loi-phong-van-xin-viec-cho-nguoi-moi-ra-truong-1-1.jpg)
7 kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc cho người mới ra trường [TIPS]
Kỹ Năng Phỏng Vấn 16-10-2020, 11:18Nếu bạn tìm mãi chưa được việc thì nên tìm hiểu ngay những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng, có thể ảnh hưởng tới quyết định của nhà tuyển dụng sau đây. Cánh cửa tương lai có rộng mở, tươi sáng không, tất cả đều phụ thuộc vào giai đoạn này. Sinh viên...
![Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất [TOP 16]](https://img.timviec.com.vn/2020/03/nhung-cau-phong-van-thuong-gap.jpg)
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất [TOP 16]
Kỹ Năng Phỏng Vấn 26-08-2020, 16:13Với những người đang có nhu cầu tìm việc làm, việc tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và các câu trả lời phỏng vấn hay là những chuẩn bị cực kỳ hữu ích trước khi đi xin việc. Không phải chỉ những người mới mà kể cả những ai có nhiều kinh...

Kinh nghiệm phỏng vấn thu ngân: Phải phân biệt được tiền thật, tiền giả
Kỹ Năng Phỏng Vấn 04-08-2020, 11:47Bạn đang chuẩn bị có buổi phỏng vấn thu ngân. Hãy cùng xem những kinh nghiệm phỏng vấn thu ngân sau đây để có thể vượt qua buổi phỏng vấn được dễ dàng nhất. Những câu hỏi phỏng vấn thu ngân thường được nhà tuyển dụng sử dụng Bạn có thể nói qua về bản...

Phỏng vấn qua Skype – Phương thức kiếm việc làm nhanh thời 4.0
Kỹ Năng Phỏng Vấn 09-07-2020, 14:49Skype là ứng dụng nhắn tin, trao đổi rất phổ biến mà hầu như ai cũng đều sử dụng. Chính vì lợi thế phổ biến này mà Skype cũng được lựa chọn để phỏng vấn sàng lọc các ứng viên có tiềm năng. Và để có thể phỏng vấn Skype hiệu quả nhằm tìm kiếm...

Top các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng cùng kinh nghiệm chinh phục NTD
Kỹ Năng Phỏng Vấn 29-06-2020, 14:41Vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng cũng được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên hãy cẩn thận với các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng khiến bạn mãi không thoát khỏi thất nghiệp. Các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng điển hình Với vị trí chuyên viên chăm...

Phương pháp phỏng vấn nhóm là gì và cách để nổi bật trước nhà tuyển dụng!
Kỹ Năng Phỏng Vấn 29-06-2020, 10:13Nếu là một ứng viên đi xin việc, ắt hẳn bạn đã và sẽ gặp những trường hợp nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn không phải là một người, mà là một nhóm người. Khi gặp phải cuộc phỏng vấn theo nhóm như vậy, hẳn ai cũng sẽ hồi hộp và lúng túng. Trong bài...

Khi phỏng vấn nên nói gì với câu hỏi khó: Thành thật nếu không biết
Kỹ Năng Phỏng Vấn 25-06-2020, 16:21Nhận được thư mời phỏng vấn đã là một bước tiến lớn tới với vị trí việc làm mơ ước. Tuy nhiên với những người lần đầu đi phỏng vấn xin việc, thử thách vẫn còn phía trước. Vậy, khi phỏng vấn nên nói gì? Với những cách trả lời phỏng vấn thông minh dưới...

Phỏng vấn nhân viên kinh doanh với bộ câu hỏi ĐÁNG XEM và kinh nghiệm ĐỈNH CAO nhất
Kỹ Năng Phỏng Vấn 23-06-2020, 16:15Bạn đang có một lời mời phỏng vấn nhân viên kinh doanh nhưng chưa hề có chút kinh nghiệm nào. Hãy tham khảo những cách trả lời câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh sau để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân! Trong một công ty, nhân viên kinh...

Những lỗi không nên mắc phải trong phỏng vấn online là gì?
Kỹ Năng Phỏng Vấn 22-06-2020, 14:45Với thời đại công nghệ phát triển, xu hướng phỏng vấn hình thức online ngày càng phổ biến. Vậy phỏng vấn online là gì, nó diễn ra như thế nào và bạn cần làm gì để không thất bại? Cùng tìm hiểu nhé! Khái niệm phỏng vấn online là gì? Trong thời đại công nghệ...

Phỏng vấn Java: Tổng hợp các câu hỏi thường gặp và kinh nghiệm phỏng vấn
Kỹ Năng Phỏng Vấn 11-06-2020, 11:38Phỏng vấn xin việc là cửa ải đầu tiên mà ứng viên sẽ phải vượt qua sau khi nộp CV/thư xin việc để tiến gần hơn tới công việc mơ ước. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn nói chung cũng như các câu hỏi phỏng vấn Java thường gặp là điều rất...