Tuyệt chiêu viết các mẫu CV xin việc cho tất cả lĩnh vực, siêu hiệu quả
Các mẫu CV xin việc thường có bố cục chung chung, không dành riêng cho nghề nghiệp nào cả. Nhiều ứng viên bị nhà tuyển dụng đánh trượt khi sử dụng CV này.
- Cách viết CV xin việc: 7 lỗi sai gây mất điểm với nhà tuyển dụng
- 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc tiếng Anh thường gặp và gợi ý trả lời
- Hướng dẫn hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ xin việc, thủ tục không khó
Bạn cần tìm công việc mới, bạn mải miết sưu tầm các mẫu CV xin việc trên mạng Internet để tạo thành hồ sơ mới cho mình, liệu bạn có đang đi đúng hướng? Câu trả lời là “không”.
Mỗi người chúng ta đều có một vị trí cho riêng mình, tính chất công việc khác nhau và cả phương châm thực hiện cũng có nhiều điểm trái ngược. Không ai có thể làm thay việc người khác mà đảm bảo làm tốt được. Viết CV cũng vậy, dùng những mẫu cũ tất cả ứng viên từng sử dụng qua sẽ khiến bạn bị mất điểm. Hãy cố gắng tự tạo CV cá nhân cho mình để ghi dấu ấn riêng với nhà tuyển dụng.
CV có chức năng riêng của nó. Bạn làm công việc kế toán, không thể dùng mẫu CV ngành công nghệ thông tin để dùng cho mình và ngược lại. Tùy từng lĩnh vực sẽ có cách viết CV khác nhau, bao gồm cả nội dung, bố cục,… Tạm chia CV theo 5 nhóm ngành chính, dưới đây là tuyệt chiêu để làm nổi bật sơ yếu lý lịch của bạn trong lĩnh vực đó.
Ngành Nghệ thuật và Truyền thông
Nghệ thuật và Truyền thông được xem là hai lĩnh vực và sáng tạo, cần tư duy theo hướng hiện đại, cởi mở. Những nghành nghề trong lĩnh vực này tạo ra giá trị giải trí, tinh thần, sắc đẹp, tin tức,… vì vậy rất cần có chút “máu nghệ sỹ” trong con người bạn.
Từ yếu tố trên, có thể rút ra rằng người viết CV ngành này không cần quá tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, miễn sao các mẫu CV xin việc có sự phá cách và đam mê đối với vị trí ứng viên đang muốn nhận.
Ví dụ, bạn muốn xin việc nhân viên thiết kế thời trang, điều bạn cần làm là thể hiện được năng lực như: khả năng vẽ, khả năng phối màu và chất liệu, khả năng mường tượng các mẫu thiết kế trong không gian ba chiều, kĩ thuật cắt xén, may vá trên mọi loại vải, tư duy và nắm bắt nhanh lẹ xu hướng thời trang tân tiến…. Không làm nổi bật những yếu tố này, rất có thể sẽ phải sửa CV rất nhiều lần.
Ngành Kinh doanh
Các mẫu CV nhân viên kinh doanh có tràn lan trên website, tuy nhiên không dễ để bạn có thể chọn được mẫu ưng ý vì nội dung của chúng không rõ ràng. Ví dụ bạn muốn tìm vị trí nhân viên Marketing Facebook nhưng các trang web lại chỉ trả về kết quả “CV cho nhân viên kinh doanh”, thực sự khó để tìm được thứ bản sắc riêng cho mình.
Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu nghề nghiệp hoặc kinh nghiệm là hai mục quan trong nhất. Đối với ngành kinh doanh, bạn phải làm nổi bật được thế mạnh về tài chính, tiếp thị, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật bán hàng, cách phát triển thương hiệu,… trong CV.
Nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh rất quan tâm đến kết quả. Hãy chắc rằng sơ yếu lý lịch của bạn thể hiện được thành tích cụ thể, thời gian hoàn thành mục tiêu những công việc trước đó. Ngoài ra, bạn có thể nói về con số doanh thu của những dự án kinh doanh từng tham gia. Liệt kê các kỹ năng như quản lý thời gian, làm việc nhóm và tư duy phát triển kế hoạch thương mại,… Những yếu tố này được nhà tuyển dụng yêu thích.
Ngành Nhân sự
Quản trị nhân sự được xem là ngành rất hot trong thời điểm hiện tại. Cùng với sự phát triển của kinh doanh – công nghệ, nhu cầu tìm kiếm và quản lý nhân sự được các doanh nghiệp xem trọng. Họ trả nhiều chi phí để có được đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Muốn làm việc ngành quản trị nhân sự, ứng viên cần có tố chất cá nhân riêng.
Điều đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ứng viên có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt. Sau đó là kỹ năng đánh giá tố chất con người người để thay họ đi tìm kiếm ứng viên. Bạn cần thể hiện được trong CV mình là người có sự nhiệt huyết, kinh nghiệm làm việc với người mới, người trẻ và quan trọng nhất là kỹ năng tổ chức, chỉ đạo. Nếu bạn có bất kỳ kinh nghiệm dạy kèm hoặc giảng dạy nào, hãy đưa vào CV của mình.
Ngành Công nghệ thông tin
Đây là ngành rất rộng, vì thế phạm trù kinh nghiệm cũng chia thành nhiều mảng khác nhau. Tùy vào năng lực và chuyên ngành bạn học, hãy nói về những ưu điểm và kinh nghiệm đi làm của bạn. Trong ngành này, kinh nghiệm cực kỳ quan trọng.
Chẳng hạn, bạn làm lập trình viên IT thì cần để cho nhà tuyển dụng biết bạn học ngôn ngữ lập trình nào? Những phần mềm hoặc ứng dụng bạn từng viết hoặc tham gia viết? Kết quả đón nhận ứng dụng ấy ra sao? Ứng viên cũng có thể đưa vào CV link trang web cá nhân hoặc thành quả bạn tự xây dựng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng ngành công nghệ thông tin cũng thích các mục tiêu nghề nghiệp chính xác. Bạn hãy chỉ ra lĩnh vực mình quan tâm cụ thể như: thiết kế website, phát triển phần mềm tiện ích, viết ứng dụng game,… Bên cạnh đó, cần chú ý đưa các từ khóa biểu thị kỹ năng về công nghệ vào CV bởi vì nếu bạn gửi sơ yếu lý lịch qua email, Google sẽ có công cụ rà soát và nhiều nhà tuyển dụng có thể sẽ tìm đến bạn.
⏩ Tổng hợp các mẫu CV công nghệ thông tin: Chuẩn – Chất – Chuyên nghiệp
Ngành Khoa học – kỹ thuật
Đa phần CV ngành khoa học hướng tới công việc nghiên cứu. Liệt kê các công trình nghiên cứu hoặc đồ án xây dựng kế hoạch mới nhất của bạn, và đừng quên kể về các ứng dụng khoa học bạn áp dụng. Đối với sinh viên mới ra trường, ứng viên có thể chia sẻ những thí nghiệm, dự án nhỏ bạn làm khi còn đi học để giúp CV phong phú hơn.
Ứng viên xin việc ngành này cần nói rõ về bằng cấp, chuyên ngành bạn học để làm bằng chứng với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm việc cho công ty chuyên nghiên cứu và phát triển cây trồng, bạn cần ghi rõ mình học chuyên ngành Khoa học cây trồng (Chuyên ngành Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng). Sau đó, hãy nói về những thí nghiệm tạo ra giống cây mới bạn từng làm với thầy cô, bài luận tốt nghiệp và những kiến thức được học,…
Ngành Xây dựng
Ngành xây dựng có những vị trí như: Quản lý dự án, Kiến trúc sư, Giám sát thi công, Kĩ sư xây dựng,… bạn phải nên được đặc tính của các nghề thông qua phần kỹ năng đáp ứng công việc trong tương lai của các nghề này.
Khi viết CV xin việc ngành xây dựng, bạn hãy kể những dự án, công ty bạn từng làm việc, kèm theo đó là chức vụ, vị trí bạn từng đảm nhận. Lưu ý, ngành kiến trúc đòi hỏi kinh nghiệm cao, vì thế hãy “khoe” những thành tích bạn đã đạt được như bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Bạn cũng có thể liệt kê những công trình, dự án mình từng làm hoặc tham gia làm để tăng độ tin tưởng với nhà tuyển dụng.
Ngành Y tế
Nhiều ứng viên ngành Y tế khi xin việc thường không thông qua sơ yếu lý lịch, cái nhà tuyển dụng cần ở họ là bằng cấp. Một nhân viên y tế phải có bằng cấp, chứng chỉ để chứng minh tay nghề của họ. Vì thế, ứng viên cần nêu rõ điều này ở phần bằng cấp.
Bạn cũng cần thể hiện mình là người có trách nhiệm, không ngại môi trường áp lực, sẵn sàng tăng ca,… vì đặc thù của nghề chăm sóc sức khỏe là như vậy. Ngoài ra, ứng viên cần chú ý đến kỹ năng như trấn an, chăm sóc bệnh nhân, giao tiếp hòa nhã,… Làm nổi bật những tố chất nghề y đức sẽ giúp CV của bạn thành công.
Xem thêm:
- Cách trả lời phỏng vấn khi đi xin việc, đảm bảo được nhận 100%
- Có CV đẹp, tham khảo thêm cách viết resume mẫu, xin việc đảm bảo đậu
- Loạt điều nên và không nên khi điền 8 mục trong mẫu CV tiếng Anh
Viết các mẫu CV xin việc không khó như nhiều người vẫn nghĩ, trừ khi là họ không có kiến thức chuyên môn nào. Bạn có thể tham khảo những mẫu CV của nhiều người đi trước thành công hoặc CV của chuyên gia biên soạn, nhưng tuyệt đối đừng sao chép và biến chúng thành của mình. Chỉ có những “tự lực cánh sinh” mới được nhà tuyển dụng chấp nhận.