Quy tắc vàng khi viết CV xin việc phục vụ: Không thể thiếu những kỹ năng
Tác phong giao tiếp với khách hàng cực kỳ quan trọng, vì thế CV xin việc phục vụ không thể thiếu những kỹ năng “bất biến” được đề cập trong bài viết này.
- Bí kíp viết CV xin việc thiết kế đồ họa hạ gục nhà tuyển dụng trong 3 giây
- CV xin việc làm part time: Bí kíp viết mục kinh nghiệm 100% đỗ cho SV
- 5 điều phải cực chú ý khi viết CV xin việc Hành chính văn phòng
Bạn đang tìm kiếm cho mình công việc phục vụ nhà hàng, khách sạn hay quán cà phê nhưng bạn chưa biết cách nào để viết CV đúng chuẩn nhất, đây vốn không phải nỗi lo âu của riêng bạn. Hiện nay, có rất nhiều người không thể viết CV xin việc phục vụ, không phải vì đây là nghề khó, mà vì bạn chưa có kỹ năng mà thôi.
Vài điều nhỏ về nghề phục vụ
Phục vụ bàn không còn là nghề xa lạ với nhiều người, nhất là các bạn trẻ, các bạn sinh viên. Công việc của người phục vụ là tư vấn cho khách hàng chọn món ăn, đồ uống, sau đó chuyển yêu cầu của khách hàng tới bộ phận liên quan như: nhà bếp, quầy pha chế,… Nói “thơ” hơn một chút, nhân viên phục vụ chính là bộ mặt của nhà hàng với nụ cười luôn thường trực và tác phong thật chuyên nghiệp. Nếu người phục vụ làm sai hoặc thái độ không tốt, thương hiệu hay tên tuổi của nhà hàng có thể bị đánh mất ngay lập tức.
Những người phục vụ thường làm việc ở nhà hàng, khách sạn, quán bar, quán cà phê hoặc trong những sự kiện, event lớn, nhỏ. Nhân viên có kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang đến lượng khách hàng lớn, trung thành với nhà hàng. Không những thế còn giúp nhà hàng xây dựng hình ảnh đẹp trong tâm trí họ. Muốn trở thành nhân viên chuyên nghiệp như thế, bạn cần phải tự học hỏi và hình thành cho mình những phẩm chất tuyệt vời nhất.
Những kỹ năng cần có trong CV xin việc phục vụ
Muốn trở thành nhân viên phục vụ, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng nổi bật của mình trong CV. Đảm bảo những yêu cầu về một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, bạn sẽ nhanh chóng được gọi đi phỏng vấn ngay lập tức. Đây cũng chính là quy tắc vàng không thể quên khi viết CV xin việc phục vụ.
Trong CV xin việc phục vụ, ứng viên cần đưa vào những kỹ năng phục vụ tiêu chuẩn dành cho một nhân viên chuyên nghiệp. Nếu bạn chưa có những phẩm chất này thì đây cũng là cơ hội để bạn học hỏi:
- Chào đón khách bằng tác phong chuyên nghiệp, mời khách chọn nơi ngồi thích hợp với yêu cầu của họ.
- Kiểm tra xem khách đã đặt bàn trước đó chưa
- Sắp xếp, dọn dẹp bàn ghế nơi khách ngồi
- Kiểm tra tình trạng món ăn, đồ uống của nhà hàng trước khi phục vụ khách
- Mời khách chọn món và giải đáp thắc mắc của khách hàng về menu
- Chuyển yêu cầu của khách đến các bộ phận liên quan, phối hợp phục vụ khách tốt nhất
- Hỗ trợ thanh toán cho khách hàng
- Báo cáo công việc và bàn giao nhiệm vụ sau khi hết ca
Bên cạnh đó, người phục vụ cần có những phẩm chất, hay nói cách khách là kiến thức cơ bản về giao tiếp và ngoại ngữ. Nếu bạn muốn nộp CV xin việc phục vụ vào những nhà hàng cao cấp, khách sạn 5 sao thì bạn tuyệt đối không thể thiếu yếu tố sau:
- Giao tiếp tốt, biết nắm bắt tâm lý khách hàng, thấu hiểu mong muốn của họ
- Giải quyết vấn đề, xử lý tình huống nhanh nhẹn
- Thái độ niềm nở, tác phong năng động, thân thiện
- Yêu cầu biết giao tiếp ngoại ngữ tốt, nhất là tiếng Anh
Nắm giữ những điều trên và đưa vào CV xin việc, bạn sẽ trở thành ứng viên vàng trong mắt nhà tuyển dụng. Họ không cần bạn có kiến thức quá cao hoặc bằng cấp nhiều, yếu tố tự tin và kỹ năng, luôn nở nụ cười sẽ quyết định thành công của bạn trong nghề.
Kinh nghiệm trong CV cũng khá quan trọng
Thước đo ứng viên ưu tú không chỉ đếm bằng kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề cũng rất có lợi. Bạn đã từng làm công việc phục vụ ở những nơi chuyên nghiệp hoặc có tiếng từ trước đó, đây mới chính là “giấy chứng nhận” nghiệp vụ tuyệt vời nhất. Ví dụ cho phần kinh nghiệm:
Nhà hàng Buffet Sen Tây Hồ – Vị trí nhân viên phục vụ từ ngày/tháng/năm đến nay
- Chào đón khách hàng đến với nhà hàng, hướng dẫn khách chọn chỗ ngồi và hướng dẫn khách bảo quản tư trang
- Nhận yêu cầu của khách như: ghế cho trẻ em, khăn ăn, dao dĩa,… và phục vụ theo yêu cầu
- Giới thiệu với khách về các món ăn Á, Âu, hải sản,…
- Hướng dẫn khách lấy đồ ăn
- Nhận yêu cầu về đồ uống của khách và chuyển cho bộ phận liên quan
- Nếu khách có trẻ em đi theo, có thể hướng dẫn khách đưa bé vào khu vực tự chơi có người trông của nhà hàng
- Thông báo cho khách về những lưu ý khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng
- Dọn dẹp bàn sau khi khách ăn xong
Hãy dành một khoảng trong CV xin việc phục vụ của bạn để đưa ra ví dụ cụ thể. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ thích đọc những trải nghiệm thực tế của bạn hơn là những gạch đầu dòng liệt kê dài dòng, sáo rỗng.
Nói một chút về thành tích
Đừng quên kể về những thành tích bạn đã đạt được với nhà tuyển dụng trong CV. Tuy nhiên bạn cũng chú ý dùng từ ngữ tiết chế, phù hợp ngữ cảnh, tránh bị hiểu lầm khoa trương thành tích:
- Tăng 40% khách hàng sau khi tiếp thu ý kiến để cải thiện chất lượng phục vụ
- Tăng 15% doanh thu hàng ngày bằng cách giới thiệu những món mới ngon nhất tới khách hàng
- 70% khách hàng nước ngoài quay lại do hài lòng vì được phục vụ với ngôn ngữ của họ
- Nhận giải thưởng nhân viên phục vụ chất lượng nhất của ban lãnh đạo nhà hàng
Tùy vào kinh nghiệm từng làm trước đây của bạn, hãy tự đánh giá bản thân và đưa vào những thành tích mà bạn cảm thấy nó phù hợp. Tránh phóng đại quá đà hoặc nói dối về những thành tích không có thật.
Nói về khả năng giải quyết tình huống
Trong CV xin việc phục vụ, ứng viên cần chú ý nhất đến mục xử lý vấn đề khi có tình huống xảy ra. Điều này vốn khá nhạy cảm và nhà tuyển dụng chỉ thực sự thích những ứng viên biết bình tĩnh xử lý khủng hoảng.
Chẳng hạn, thức ăn làm sai với yêu cầu của khách hoặc trong đồ uống dính bẩn, khách sẽ khó chịu và làm ầm lên. Trong trường hợp này, nếu nhân viên phục vụ không xử lý tinh tế sẽ gây tổn thất rất nặng nề. Đưa vấn đề này vào CV, bạn hãy nói về cách giải quyết tình huống của mình.
Đầu tiên, xin lỗi khách ngay lập tức và bày tỏ mong muốn được khách bỏ qua. Sau đó, liên lạc với bộ phận bếp yêu cầu làm lại món hoặc đổi món theo yêu cầu của khách trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời, hứa sẽ ghi nhận góp ý từ phía khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo sẽ không bao giờ mắc sai lầm. Khi khách thanh toán, linh hoạt báo với thu ngân về trường hợp của khách để hỗ trợ giảm giá hoặc trừ tiền món ăn theo quy định của nhà hàng.
Form CV mẫu cho nhân viên phục vụ
CV xin việc cơ bản không thể thiếu mục tiêu, kỹ năng, kinh nghiệm. Tuy nhiên, đối với CV xin việc phục vụ nhà hàng, khách hàng lại có chút khác biệt. Bạn hãy tham khảo form mẫu do những người làm nghề phục vụ chuyên nghiệp viết dưới đây:
- Vị trí tuyển dụng – Thông tin cá nhân
- Mục tiêu công việc
- Kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng: Kỹ năng phục vụ, xử lý tình huống
- Trình độ học vấn (Phần này có thể bỏ qua nếu bạn không có bằng cấp nào)
- Công việc mong muốn: Vị trí bạn mong được đảm nhận
6 đề mục trên phần tất yếu quan trọng nhất định bạn phải đưa vào CV xin việc phục vụ. Áp dụng sự hiểu biết về nghề vào CV, bạn sẽ có mẫu sơ yếu lí lịch đánh bại nhà tuyển dụng.
Xem thêm:
- Lần đầu đi phỏng vấn xin việc: mắc phải 6 sai lầm, có thể bị loại ngay
- 5 sai lầm nghiêm trọng cần tránh khi tạo CV xin việc designer
- Từ A-Z cách viết CV xin việc lễ tân văn phòng, vừa gửi được đi làm ngay
Xin việc phục vụ chưa bao giờ là khó khăn nhưng muốn đầu quân vào nơi có uy tín thì lại là cả một vấn đề. CV xin việc phục vụ của bạn cần đảm bảo những yếu tố được cân nhắc trong toàn bộ bài viết này. Nếu làm tốt, bạn sẽ không bao giờ lo thất nghiệp.
Hà Định