Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần dành cho doanh nghiệp
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì? Cần chuẩn bị gì khi nộp hồ sơ hợp đồng? Khi soạn thảo văn bản này, người viết cần lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn câu trả lời!
Khái niệm
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là loại hợp đồng chuyên được sử dụng trong nội bộ các công ty cổ phần; nó được lập ra khi các thành viên trong công ty muốn chuyển nhượng cổ phần cho nhau. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thường sẽ có thông tin liên quan đến các bên tham gia giao dịch, lượng cổ phần được chuyển nhượng và mệnh giá của các cổ phần ấy. Ngoài ra, nó còn đề cập đến phương thức và thời hạn thanh toán, thời gian thực hiện giao dịch cùng một số thông tin quan trọng khác…
Mẫu hợp đồng này được lập ra dựa theo cơ sở của Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp. Mục đích chính của việc lập hợp đồng là để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia sang nhượng cổ phần đồng thời xác định rõ nghĩa vụ của mỗi bên theo đúng như quy định của pháp luật Việt Nam.
✅ Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng kinh tế cho các doanh nghiệp [CẬP NHẬT 2020]
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần 2020
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Xem và download mẫu hợp đồng này tại đây:
Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vốn góp
Xem và download mẫu hợp đồng này tại đây:
Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vốn góp
Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng
Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng sang nhượng cổ phần chính là thời điểm khi các bên đưa ra cam kết và thỏa thuận với nhau, nó được ghi rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng mà hai bên sở hữu. Nếu quá trình thỏa thuận giữa các bên không diễn ra thì thời điểm hợp đồng được ký kết chính là lúc nó bắt đầu có hiệu lực.
Và hiệu lực của hợp đồng sẽ chấm dứt vào thời điểm việc chuyển nhượng cổ phần được hoàn tất.
Thời điểm hoàn tất quá trình chuyển nhượng cổ phần
Như chúng tôi đã đề cập, thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cũng chính là khi hợp đồng hết hiệu lực. Thế nhưng, thời điểm ấy cụ thể là khi nào?
Điều này đã được quy định rất rõ ràng trong nghị định 108/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
+ Đối với đối tượng là công ty trách nhiệm hữu hạn: Ngày cấp ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới chính là thời điểm hoàn tất quá trình chuyển nhượng cổ phần.
+ Đối với đối tượng là công ty cổ phần: Loại công ty sẽ chia ra thành 2 trường hợp là cổ đông Việt Nam và cổ đông nước ngoài
- Nếu đối tượng tham gia là cổ đông Việt Nam thì thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng chính là ngày lập biên bản thanh lý hợp đồng và thực hiện việc bàn giao cổ phần chuyển nhượng hợp đồng.
- Nếu đối tượng tham gia là cổ đông nước ngoài thì thời điểm hoàn tất quá trình chuyển nhượng là ngày mà phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận thông tin cổ đông nước ngoài cho công ty.
✅ Xem thêm: Mẫu hợp đồng giao khoán chuẩn theo Thông tư 107, 133 và 200
Một số điều cần lưu ý khi soạn hợp đồng
Để bảo đảm tính chặt chẽ, công bằng và minh bạch thì người soạn mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cần chú ý những điều sau đây:
- Số lượng cổ phần và mệnh giá của số cổ phần ấy: Vấn đề này cần được các bên thỏa thuận rõ ràng và cụ thể để bảo đảm quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho các bên, tránh trường hợp xảy ra hiểu lầm và tranh chấp khiến tất cả bị đưa vào thế bí.
- Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng: Điều này cũng cần được các bên bàn bạc và đi đến sự thống nhất chung. Xác định rõ thời điểm hợp đồng có hiệu lực sẽ giúp bảo đảm tính công bằng và tăng uy tín giữa đôi bên.
- Thời điểm chuyển giao và thanh toán cổ phần: Các bên nhất định phải xác định rõ 2 vấn đề này để quá trình chuyển giao được diễn ra suôn sẻ. Việc thanh toán cũng vô cùng quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín cũng như lợi ích trực tiếp của các bên. Vì vậy, nó phải được thực hiện đúng vào thời điểm mà hai bên đã thỏa thuận với nhau.
- Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của các bên: Người chuyển nhượng cũng như người nhận cổ phần phải trao đổi với nhau để làm rõ vấn đề này. Theo như quy định của pháp luật Việt Nam, thu nhập từ quá trình chuyển nhượng cổ phần được coi là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy, đối tượng thực hiện phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất 0,1 %. Việc giá trị cổ phần giảm hay tăng cũng không ảnh hưởng đến việc nộp thuế hay mức thuế suất.
Trên đây là bài viết về mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mà chúng tôi muốn gửi tới bạn! Bạn chắc hẳn đã nắm được khái niệm, hiệu lực của hợp đồng và những điều cần lưu ý khi soạn loại hợp đồng này… Nếu bạn có hứng thú với những loại biểu mẫu, giấy tờ, văn bản hành chính khác thì hãy truy cập vào News.timviec.com.vn để đọc và tham khảo ngay nhé!