Công ty cổ phần là gì? Tổng quan thông tin cần nắm rõ
Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của Công ty cổ phần như thế nào? Bài viết sau NewsTimviec sẽ chia sẻ cho bạn nắm rõ nhé!
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, thành lập và phát triển độc lập đối với chủ thể sở hữu. Nguồn vốn của công ty được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
Theo Điều Luật 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN) Công ty cổ phần (CTCP) được hiểu là là loại doanh nghiệp trong đó sẽ bao gồm:
– Vốn điều lệ: Chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
– Cổ đông: Là các tổ chức, cá nhân góp vốn,
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho người khác theo đúng quy định điều khoản thuộc Luật Doanh nghiệp 2014.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ liên quan tới tài sản khác trong doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đóng góp vào doanh nghiệp.
- Số lượng cổ đông tối thiểu từ 3 thành viên, không hạn chế số lượng tối đa.
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân tính từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
▶ XEM THÊM: Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Đặc điểm của công ty TNHH
Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần
Ưu điểm của Công ty cổ phần
- Thủ tục nhượng vốn dễ dàng, không sợ phạm vi đối thủ tham gia được.
- Khả năng huy động vốn thông qua quá trình phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Khả năng hoạt động rộng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Cơ cấu vốn linh hoạt tạo nhiều thuận lợi cho người góp vốn gia nhập công ty.
- Chế độ trách hiện hữu hạn, các cổ động sẽ chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ nần và các nghĩa vụ tài sản khác được quy định trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không lớn.
- Không giới hạn thành viên cá nhân hay tổ chức góp vốn thành lập. Quy trình huy động vốn dễ dàng từ nhiều nguồn, đối tác khác nhau.
Nhược điểm của Công ty cổ phần
- Việc thành lập và quản lý phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác bởi sự ràng buộc của quy định, pháp luật, đặc biệt chế độ tài chính, kế toán.
- Quá trình quản lý và điều hành rất phức tạp bởi số lượng cổ đông lớn khó kiểm soát và bị phân hóa thành nhiều nhóm cổ đông đối kháng nhau tranh giành quyền lợi.
Thủ tục thành lập Công ty cổ phần
Hồ sơ thành lập Công ty cổ phần gồm những gì?
Một số những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ thành lập Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư nước ngoài, người đại diện ủy quyền theo đúng quy định đối với cổ đông người nước ngoài là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ: Giấy tờ chứng thực cá nhân (Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân), giấy quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tổ chức.
Các bước tiến hành hoàn thành thủ tục thành lập
Để thành lập Công ty cổ phần một cách nhanh chóng và đảm bảo đúng quy định pháp luật, thủ tục hành chính cần phải tuân thủ theo những bước sau:
Bước 1: Thu thập và soạn thảo thông tin hồ sơ
- Tên công ty và cách đạt tên chính xác gây ấn tượng
- Vốn điều lệ tối thiểu được quy định từng ngành nghề (Vốn pháp định)
- Trụ sở làm việc (Số nhà, ngõ, tên đường, xã/phường, quận/huyện, thành phố, tỉnh)
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh. (Ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
- Đại diện đăng ký hợp pháp của Công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền hợp pháp kê khai, nộp hồ sơ thành lập Công ty cổ phần trên Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và trả thông báo thông qua Email.
- Phòng đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thông qua Email trong thời gian 3 ngày.
Bước 3: Nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp và đóng lệ phí
- Sau khi nhận thông báo hồ sơ trực tuyến hợp lệ, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh.
- Đóng lệ phí (nếu có) và đăng ký hình thức chuyển phát về trụ sở làm việc hoặc trực tiếp thông qua bộ phận một cửa.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bản gốc, kiểm tra và thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số dự kiến thông qua Email cho đại diện nộp hồ sơ.
Bước 4: Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu
Doanh nghiệp tự thiết kế khắc dấu hoặc thuê đơn vị được cấp phép thực hiện để đảm bảo tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp trùng khớp. Sau khi hoàn thành công bố mẫu mới được sử dụng.
▶ XEM THÊM: Các tiêu chí đánh giá nhân viên mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ
Với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về Công ty cổ phần là gì và những thông tin quan trọng hỗ trợ cho các doanh nhân khi thành lập Công ty CP. Chúc các bạn thành công!