Các tiêu chí đánh giá nhân viên mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ
Để biết được một nhân viên có thực sự giỏi hay không thì bạn cần phải nắm được các tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản để đạt hiệu quả.
- Giờ hành chính là mấy giờ? Những điều cần lắm rõ cho dân văn phòng
- Nhân viên tiếp thị là gì? Những tố chất cần có của nhân viên tiếp thị
Tiêu chí đánh giá nhân viên đều là một điều mà đối với bất kỳ một công ty, doanh nghiệp hay nhà quản lý nào cũng cần phải biết đến. Để đánh giá chính xác thì họ cần phải có những tiêu chí đánh giá khen thưởng nhân viên nhất định.
Tại sao cần tiêu chí đánh giá nhân viên?
Đánh giá nhân viên có thể coi như một hoạt động xảy lặp đi lặp lại thường xuyên trong một công ty, doanh nghiệp. Một quy trình quản lý nhân viên để có thể kiểm soát được công việc của nhân viên ở mức độ nào có thực sự đảm bảo và phù hợp với công việc từ đó có thể xem xét thưởng phạt hợp lý.
Đây là một công việc vô cùng quan trọng không thể thiếu để các nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc và động viên nhân viên thúc đẩy hành vi làm việc khắc phục được thiếu sót.
Tuy nhiên, để đánh giá nhân viên không phải điều đơn giản phải dựa trên các tiêu chí đánh giá nhân viên để có thể đánh giá nhân viên một cách khách quan nhất.
► Tìm hiểu: Cẩm nang các ngành nghề hiện nay để có những kiến thức bổ ích giúp bạn định hướng công việc tương lai cho mình.
Các tiêu chí đánh giá khen thưởng nhân viên
Trên thực tế có rất nhiều tiêu chí đánh giá khen thưởng nhân viên nhưng cần có một cách nhìn khái quát để có thể đạt được hiệu quả:
- Đánh giá sự lạc quan: Với các chủ doanh nghiệp thì đội ngũ nhân viên luôn có tinh thần tích cực là người gắn bó công việc lâu dài và có sự cầu tiến. Những nhân viên này chính là những sự cống hiến và mang lại cho công việc nhiều hiệu quả và chuyên nghiệp, thân thiện.
- Sự trung thực: Nếu như bạn là người kinh doanh thì trung thực luôn là yếu tố quan trọng và cần thiết để đánh giá được một phẩm chất của một nhân viên. Nếu nhân viên có sự trung thực thì sẽ luôn được đánh giá cao bởi họ phân biệt được đúng sai và công tư phân minh.
- Sự nhiệt tình: Nhiệt tình cũng là một tiêu chí để bạn có thể đánh giá được nhân viên. Nhiệt tình trong công việc sẽ giúp bạn có phong tác làm việc nhanh nhẹn và chuyên nghiệp và được đánh giá cao. Nhiều tình cũng là yếu tố đem lại nhiều thuận lợi trong công việc.
- Sự tôn trọng: Khi làm việc nhân viên nào cũng cần có sự tôn trọng với chính những đồng nghiệp xung quanh và cấp trên của mình. Sau đó chính là sự tôn trọng đối với khách hàng. Chắc chắn bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào cũng cần có yếu tố này trong mỗi nhân viên.
- Giờ giấc: Thời gian làm việc cũng khá quan trọng đánh giá được ý thức và chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Quản lý được quỹ thời gian hiệu quả là một trong các tiêu chí đánh giá nhân sự phổ biến. Không cần mất quá nhiều thời gian cho một ngày nhưng nếu thời gian bỏ ra có ích thì điều đó mới chính là quan trọng.
- Độ tin cậy, cẩn trọng: Nếu bạn chăm chút vào công việc và cẩn trọng sẽ là yếu tố mang lại nhiều hiệu quả tốt cho các đồng nghiệp xung quanh và cấp trên. Thận trọng trong từng hoạt động công việc cũng là điều không bao giờ là thừa. Bạn nên tập cho mình những thói quen có ích cho bạn.
Những mục tiêu chính để đánh giá nhân sự
Có 3 mục tiêu đánh giá được nhân viên cơ bản chính là: hành chính, phát triển và hoàn thành công việc.
- Hành chính: Nhân viên được đánh giá dựa trên hệ thống KPT để đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của nhân viên để làm cơ sở đề bạt tăng lương, thưởng hay xử phạt hành chính.
- Phát triển: Cũng có thể dựa vào hệ thống KPI để kiểm tra được quá trình phát triển của nhân viên. Nắm được nguyện vọng và sự gắn bó của nhân viên tìm hiểu trong quá trình hoạt động và xử lý công việc.
- Hoàn thành công việc: Với cách đánh giá này thì bạn cần theo dõi quá trình làm việc của nhân viên dựa theo hiệu quả công việc giao hàng ngày để có thể nắm được năng lực nhân viên thiếu sót gì để đào tạo.
Với những chia sẻ rõ ràng các nhà quản lý cũng có thêm được nhiều kinh nghiệm các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả để đem lại những thành công trong quá trình phát triển công việc.
► Tham khảo thêm: Các tin tức việc làm mới nhất hiện nay cũng như kiến thức về CV xin việc, kỹ năng phỏng vấn giúp bạn tự tin hơn khi đi xin việc.