Mẫu hợp đồng giao khoán chuẩn theo Thông tư 107, 133 và 200
Mẫu hợp đồng giao khoán là gì? Nó được phân thành những loại nào? Trường hợp nào được phép ký hợp đồng này? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Giới thiệu chung về hợp đồng giao khoán
Hợp đồng giao khoán còn có tên gọi khác là hợp đồng khoán việc. Nó được pháp luật Việt Nam thừa nhận và được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có một văn bản cụ thể nào nêu rõ về định nghĩa, tính chất hay cách áp dụng của loại hợp đồng này. News Timviec sẽ gửi đến bạn định nghĩa, mục đích và tính chất của mẫu hợp đồng giao khoán nhé!
Khái niệm
Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận giữa hai bên: giao khoán và nhận khoán, trong đó bên nhận khoán sẽ có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc do bên giao khoán yêu cầu. Sau khi hoàn thành công việc, họ phải bàn giao lại kết quả cho bên giao khoán. Bên giao khoán sẽ nhận kết quả và có trách nhiệm trả đầy đủ khoản thù lao đã thỏa thuận cho bên nhận khoán.
Mục đích
Hợp đồng khoán việc là văn bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán; mục đích là để xác nhận các thông tin quan trọng như: khối lượng và công việc được khoán, thời gian làm việc, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện công việc… Hợp đồng cũng chính là cơ sở quan trọng để người giao khoán thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
Tính chất
Các thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán mang tính chất thời vụ, ngắn hạn. Nó không có tính lâu dài và ổn định như một số loại hợp đồng khác.
✔️ Xem thêm: Hợp đồng thương mại là gì và mẫu hợp đồng chuẩn [DOWNLOAD]
Phân loại hợp đồng
Hợp đồng khoán việc thường được chia thành 2 loại như sau:
Hợp đồng khoán việc từng phần
- Người nhận khoán phải tự chuẩn bị công cụ lao động.
- Người giao khoán phải trả chi phí khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động cho bên nhận khoán.
- Người lao động nhận được thu nhập từ hợp đồng khoán việc phải chịu thuế TNCN và được tính vào tiền lương/ tiền công theo đúng quy định của pháp luật.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc không phải đóng BHXH.
Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Với loại hợp đồng này, bên giao khoán phải giao tất cả các loại chi phí cho bên nhận khoán, những chi phí ấy gồm có: chi phí vật chất, chi phí công lao động, lợi nhuận nhận được từ việc nhận khoán…
Một số mẫu hợp đồng giao khoán phổ biến
Mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 107 (Mẫu C11-HD)
Mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133
Tải mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133
Mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200
Tải mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200
Cách thức ghi hợp đồng đúng
Bạn muốn có một mẫu hợp đồng giao khoán chuẩn thì bạn phải đảm bảo văn bản của bạn có đủ những nội dung sau:
Phần mở đầu
Người lập hợp đồng cần ghi rõ tên đơn vị/cơ quan, địa chỉ và số hợp đồng ở góc trên cùng bên trái của văn bản.
Phần điều khoản chung
- Phương thức giao khoán: Nêu rõ phương thức giao khoán để người nhận khoán có thể hoàn thành một cách cụ thể và chi tiết.
- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Liệt kê đầy đủ nội dung đã cam kết của hai bên giao khoán và nhận khoán.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc công việc (dưới dạng ngày/ tháng/năm).
Phần điều khoản cụ thể
Ở phần này, hai bên cần thảo luận kỹ càng và đi đến thống nhất về nội dung công việc; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên đối với nhau.
Phần kết thúc
Phần này phải có đầy đủ chữ ký của hai bên giao khoán và nhận khoán cùng vói chữ ký của Kế toán trưởng.
✔️ Tìm hiểu thêm: [BẬT MÍ] Mẫu hợp đồng vay tiền chuẩn nhất hiện nay
Quy định về những trường hợp được ký hợp đồng giao khoán
Theo quy định, chỉ những loại công việc ngắn hạn, mang tính thời vụ thì người làm việc mới được phép ký hợp đồng giao khoán còn đối với những công việc có tính chất lâu dài, ổn định thì người lao động phải ký một trong ba loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) dưới đây:
- HĐLĐ xác định thời hạn: Nó là loại hợp đồng mà hai bên đã xác định rõ thời hạn cũng như thời điểm chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian từ 12 tới 36 tháng.
- HĐLĐ không xác định thời hạn: Đây là loại hợp đồng mà hai bên không xác định về thời hạn hay thời điểm chấm dứt hợp đồng.
- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định: Loại hợp đồng này có thời hạn < 12 tháng.
Lưu ý:
Người lao động không được phép giao kết HĐLĐ mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng để đi làm những công việc có tính chất dài hạn (từ 12 tháng trở lên), trừ những trường hợp tạm thời thay thế những người đi nghĩa vụ quân sự; người đau ốm, tai nạn lao động, nghỉ thai sản…
Qua bài viết trên đây của chúng tôi, bạn chắc hẳn đã nắm được những thông tin cơ bản về mẫu hợp đồng giao khoán rồi. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm những loại hợp đồng khác hoặc các mẫu biên bản, mẫu quyết định… thì hãy truy cập vào News.timviec.com.vn ngay nhé!