Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024

Hợp đồng lao động là bản thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của HĐLĐ cũng như các mẫu hợp đồng lao động phổ biến hiện nay.

XEM NGAY VIỆC LÀM HẤP DẪN NHẤT!

Download mẫu hợp đồng lao động chuẩn hiện nay

Dưới đây là một số  mẫu hợp đồng lao động để bạn tham khảo:

Mẫu hợp đồng lao động hoàn chỉnh

Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024 - Ảnh 1

DOWNLOAD MẪU HỢP ĐỒNG NÀY

Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn

Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024 - Ảnh 2

DOWNLOAD MẪU HỢP ĐỒNG NÀY

Mẫu hợp đồng lao động có thời hạn

Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024 - Ảnh 3

DOWNLOAD MẪU HỢP ĐỒNG NÀY

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là loại văn bản dùng để thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và đơn vị sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến việc làm của hai bên trong khuôn khổ pháp luật. Nội dung bên trong HĐLĐ sẽ bao gồm các điều kiện lao động cùng quyền hạn và nghĩa vụ của cả 2 bên.

Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024 - Ảnh 4
Khái niệm hợp đồng lao động

Bản chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động (quan hệ lao động cá nhân). Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt quan hệ lao động cá nhân với quan hệ lao động tập thể – là sự thỏa thuận tập thể giữa đại diện của tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.

HĐLĐ được thành lập dựa trên nguyên tắc minh bạch, bình đẳng và tự nguyện. Nó chỉ có hiệu lực khi có được sự đồng thuận của cả người lao động cũng như người sử dụng lao động. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, 2 bên vẫn có quyền thay đổi nội dung và các điều khoản của hợp đồng với điều kiện có được sự đồng ý từ các bên ký kết.

Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay

Dựa vào thời hạn hợp đồng và các ngành nghề, vị trí làm việc mà HĐLĐ thường được chia thành các loại sau:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là loại hợp đồng mà trong đó thời hạn chấm dứt nó không được 2 bên quy định cụ thể. Những công việc thuộc biên chế nhà nước hoặc có thời hạn > 36 tháng thường sẽ sử dụng loại hợp đồng này.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn còn được gọi là HĐLĐ có thời hạn. Với loại hợp đồng này, 2 bên ký kết đã xác lập và có những thỏa thuận rõ ràng về thời hạn của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng. Khi hết thời gian quy định trong hợp đồng, người lao động có quyền thể tái ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng tùy vào nhu cầu của bản thân họ.

Theo Khoản 2, Điều 20 của Bộ luật lao động quy định về hình thức chuyển đổi từ hợp đồng xác định thời hạn thành hợp đồng không xác định thời hạn cụ thể như sau:

  • Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng có thời hạn thì người lao động và người sử dụng lao động cần ký kết HĐLĐ mới. Nếu hết thời gian này mà 2 bên không ký hợp đồng mới thì hợp đồng xác định thời hạn sẽ được chuyển thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
  • Trong trường hợp 2 bên ký kết hợp đồng mới là hợp đồng có xác định thời hạn thì sẽ chỉ được ký thêm 1 lần sau đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại đây thì cũng sẽ chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024 - Ảnh 5
Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay

Nội dung chính trong hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động ở mỗi doanh nghiệp, vị trí làm việc khác nhau thì nội dung và hình thức giao kết có thể khác nhau, hợp đồng có thể bằng văn bản thường hoặc văn bản điện tử. Nhưng theo quy định tại Điều 21, Bộ luật lao động HĐLĐ phải có những nội dung sau đây:

  • Thông tin của người sử dụng lao động: Bao gồm thông tin về họ tên, địa chỉ, chức danh công việc của người sử dụng lao động, người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động
  • Thông tin của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người lao động
  • Công việc và địa điểm làm việc: Yêu cầu nêu rõ vị trí làm việc, địa điểm của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động
  • Thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng có thời hạn trong bao lâu, từ ngày/tháng năm nào, tới khi nào kết thúc.
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời gian trả lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương ra sao, thời hạn nâng lương
  • Các chế độ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp quy định ra sao;
  • Ngoài ra nội dung trong HĐLĐ ở các vị trí công việc đặc biệt sẽ có thêm các nội dung khác như: Trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động; Khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Nguyên tắt để giao kết HĐLĐ được quy định như sau:

  • Người lao động và người sử dụng lao động cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, thiện chí, trung thực. Giữa các bên có thể tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng vẫn phải dựa trên quy định pháp luật, không được trái với thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
  • Quy định về hình thức HĐLĐ: HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản, in thành 2 bản mà mỗi bên sẽ giữ một bản hợp đồng.
  • Hợp đồng lao động có thể là giấy, văn bản điện tử hay hợp đồng miệng. Tuy nhiên hợp đồng miệng chỉ có hiệu lực với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng trừ một vài trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định.

Những lưu ý khi đã ký kết hợp đồng lao động

Khi người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động/hợp đồng thử việc cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Thời gian thử việc tối đa: Theo quy định thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp, tối đa là 60 ngày đối với ứng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên; 30 ngày đối với ứng viên có trình độ trung cấp và 6 ngày đối với các công việc khác.

Người lao động chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc và không áp dụng thời gian thử việc đối với HĐLĐ dưới 1 tháng.

2. Lương thử việc: Lương thử việc ít nhất phải bằng 85% lương chính thức. Sau khi đạt được yêu cầu người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết HĐLĐ ngay.

3. Lương chính thức: Mức lương chính thức không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định

4. Về các loại giấy tờ tùy thân/văn bằng/chứng chỉ: Đơn vị/doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động, chỉ được yêu cầu bản sao có công chứng.

5. Quy định về tiền lương làm thêm giờ: Nếu trong HĐ quy định làm thêm giờ người lao động cần xem xét rõ thời gian làm thêm giờ, mức lương làm thêm giờ phải theo Bộ luật lao động hiện hành.

6. Quy định về nghỉ lễ Tết: Theo quy định 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

7. Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng: Nắm rõ các trường hợp phạt hợp đồng và mức phạt được quy định trong HĐLĐ.

Xét về mặt pháp ký, một khi đã ký kết xong HĐLĐ thì cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm phải chấp hành đúng mọi điều khoản trên hợp đồng. Nếu không thực hiện nghiêm chỉnh thì sẽ bị tính là vi phạm hợp đồng và bị xử phạt theo như luật pháp quy định.

Trong trường hợp 2 bên xảy ra mâu thuẫn và không thể thống nhất ý kiến, dẫn đến kết quả một bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì tất cả các bên vẫn phải tuân thủ đầy đủ những điều khoản của luật Lao động để tránh những rắc rối không cần thiết phát sinh.

Điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, thế nhưng họ cần tuân thủ một vài nguyên tắc nhất định:

  • Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Không cần nêu lý do, chỉ cần báo trước 45 ngày.
  • Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải có lý do theo đúng như quy định tại khoản 1 Điều 37 và cần báo trước ít nhất 30 ngày.
Mẫu hợp đồng lao động cập nhật mới nhất 2024 - Ảnh 6
Quyết định chấm dứt hợp đồng

Những trường hợp đặc biệt sau chỉ cần báo trước 3 ngày đối với tất cả các loại hợp đồng (không có ngoại lệ):

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc…
  • Điều kiện làm việc không được đảm bảo như đã thỏa thuận trong HĐLĐ
  • Không được trả lương đầy đủ hoặc không được nhận lương đúng thời hạn như đã ghi trên hợp đồng
  • Bị ngược đãi hoặc quấy rồi tình dục
  • Người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng, người làm việc theo HĐLĐ thời vụ mà bị tai nạn, ốm đau, đã điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục

Đối với trường hợp lao động nữ mang thai và phải nghỉ do yêu cầu của bác sĩ thì thời hạn sẽ theo như bác sĩ chỉ định.

Điểm khác biệt giữa hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với hợp đồng lao độnghợp đồng làm việc. Trên thực tế, chúng có rất nhiều điểm khác biệt dễ nhận thấy. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa HĐLD và HĐLV:

Nội dung Hợp đồng lao động Hợp đồng làm việc
Về định nghĩa HĐLĐ là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động về vấn đề việc làm, mức lương, điều kiện việc làm, quyền hạn, nghĩa vụ của các bên. HĐLV là văn bản thỏa thuận giữa viên chức/người được tuyển làm viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung của hợp đồng này xoay quanh vấn đề vị trí công việc, lương và chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên.
Về đơn vị áp dụng Đơn vị áp dụng HĐLĐ là các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập Nhà Nước; các doanh nghiệp và đơn vị tư nhân Đơn vị áp dụng HĐLV thì chỉ có một, đó là đơn vị sự nghiệp công lập
Về phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của HĐLĐ rộng Phạm vi áp dụng của HĐLV thì hẹp.
Về chủ thể ký kết Chủ thể ký kết của HĐLĐ là người lao động và đơn vị sử dụng lao động Chủ thể ký kết của HĐLV là viên chức/người sắp trở thành viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Về hình thức Hợp đồng lao động phải được thỏa thuận bằng vản bản, tuy nhiên đối với công việc tạm thời dưới 3 tháng thì người lao động và người sử dụng lao động có thể chọn phương thức thỏa thuận bằng lời nói. Đối với hợp đồng làm việc, chúng ta chỉ có thể thỏa thuận trên văn bản mà thôi.
Về chủng loại HĐLĐ thường được phân thành 3 loại: HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ thời vụ. HĐLV thì đơn giản hơn, nó được chia thành 2 loại, đó là HĐLV không xác định thời hạn và HĐLV xác định thời hạn.
Về căn cứ pháp lý Căn cứ pháp lý của HĐLV là khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010. Căn cứ pháp lý của HĐLĐ là Điều 15 Bộ luật Lao động 2012.
Về nội dung Nội dung của HĐLĐ thường xoay quanh mức lương, điều kiện làm việc, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên. Nội dung của HĐLV thì tập trung vào vị trí việc làm, lương, chế độ đã ngộ, điều kiện làm việc, quyền hạn và nghĩa vụ của 2 bên.
Về thời gian thử việc

Thời gian thử việc tối đa trong HĐLĐ thì phức tạp hơn, được chia thành 3 trường hợp:

  • Không > 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
  • Không > 30 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp…)
  • Không > 6 ngày đối với các loại công việc khác.
Thời gian thử việc trong HĐLV của viên chức thường là từ 3 – 12 tháng

Trên đây là bài viết tổng hợp cực kỳ đầy đủ về hợp đồng lao độngMẫu hợp đồng lao động cũng như những điểm khác nhau giữa chúng. Hi vọng bạn sẽ đọc thật kỹ những cẩm nang nghề nghiệp này để tăng thêm hiểu biết cho bản thân và tận dụng chúng khi cần thiết!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2025 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.