CV xin việc kế toán tổng hợp có gì đặc biệt và câu trả lời
CV xin việc kế toán tổng hợp gồm mấy phần, phần nào là trọng tâm và nên được làm nổi bật? Bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé.
- Bỏ túi 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành điện đảm bảo trúng tuyển
- Phỏng vấn xin việc Samsung: Không biết 4 điều đừng mơ trúng tuyển
- Bí kíp phỏng vấn xin việc quán cafe thành công cho SV, 1 phát ăn ngay
Tương tự các ngành nghề khác, CV xin việc kế toán tổng hợp cũng có 5 mục cơ bản sau:
Thông tin cá nhân
Bạn cần cung cấp chính xác một số thông tin bắt buộc về bản thân trong CV xin việc kế toán tổng hợp như:
- Họ tên đầy đủ
- Ngày tháng năm sinh
- Số điện thoại
- Địa chỉ
Trình độ, bằng cấp
Bạn tốt nghiệp chuyên ngành nào? Trường Đại học hay Cao đẳng? Loại bằng tốt nghiệp? Điểm tốt nghiệp là bao nhiêu? Hãy liệt kê rõ ràng, kể cả những văn bằng, chứng chỉ có liên quan.
Bằng cấp chính quy, ưu tú được đánh giá khá quan trọng với lĩnh vực kế toán. Theo quy định của luật Kế toán Việt Nam, cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề do nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Kinh nghiệm làm việc
Đây chính là phần quan trọng nhất trong 1 CV ở bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng CV xin việc kế toán tổng hợp. Mục này nên viết càng dài càng tốt nhưng cũng phải cực kì mạch lạc. Không nên kể lể dài dòng như 1 bài văn vì nó sẽ tạo cảm giác rối rắm, tâm lý ngại đọc.
Hãy gạch đầu dòng, liệt kê những công việc bạn đã trải nghiệm theo mốc thời gian mới nhất trở về trước, đầy đủ tên công ty, chức vụ, chuyên môn, vị trí, thời gian cụ thể bắt đầu ‐ kết thúc. Chú ý, chỉ chọn ra những công việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển nhất.
Các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng hoàn toàn có những kinh nghiệm về hoạt động xã hội, chương trình tình nguyện, về các câu lạc bộ. Các bạn hãy cập nhật hết ở mục này 1 cách mạch lạc nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể viết về khoảng thời gian đi thực tập, tham gia khoá học nâng cao, đào tạo nghiệp vụ, làm nhân viên thu ngân, bán hàng,…
Kỹ năng
Sở hữu kiến thức chuyên môn cao thôi chưa đủ, nghề kế toán tổng hợp yêu cầu bạn có thêm nhiều kỹ năng bổ trợ mới mong hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc được giao.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Không phải bàn cãi thêm, các chương trình tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel, Powerpoint chính là trợ thủ đắc lực cho công việc kế toán.
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm HTKK (hỗ trợ kê khai), phần mềm kế toán Misa, Fast, phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP,…
- Kỹ năng ngoại ngữ: Tiêu biểu là tiếng Anh – chìa khóa để trở thành 1 kế toán viên chuyên nghiệp, kế toán viên quốc tế giữa thời buổi các công ty, tập đoàn đa quốc gia đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.
Ngoài 3 kỹ năng thiết yếu trên, loạt kĩ năng sau đây cũng quan trọng không kém bởi chúng chính là những công việc tiêu biểu của 1 kế toán tổng hợp:
- Lập, phân tích, trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế
- Kỹ năng thống kê, phân tích tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp
- Kê khai, khai báo thuế, xử lý các trường hợp phát sinh
- Xử lý hóa đơn chứng từ đầu ra, đầu vào
- Lập bảng lương, tính lương, các khoản bảo hiểm
- Hạch toán sổ sách
- Quản lý các khoản vay, giao dịch ngân hàng
- Lên dự toán, theo dõi, kiểm soát việc thực hiện các định mức thu chi
- Tập hợp chi phí, tính giá thành
- Lên kế hoạch dòng tiền và kế hoạch thanh toán
- Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm
- Thu thập chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng
- Kiểm tra, đảm bảo tính pháp lý, hợp lý, chính xác của chứng từ
- Cân đối thuế giá trị gia tăng, cân đối doanh thu, chi phí
- Thực hiện đúng đủ, kịp thời các báo cáo với cơ quan thuế
- Hạch toán các nghiệp vụ thuế, hoàn thiện chứng từ, sổ sách hợp lý, hợp lệ
Mục tiêu nghề nghiệp
Phần này được coi như “chuyên mục quảng cáo” về bản thân, giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mục này sẽ khiến họ thấy rằng bạn là người làm việc có phương hướng, kế hoạch, đam mê, có chí tiến thủ, nhiệt huyết, sự cầu tiến. Bạn nên đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng:
- Mục tiêu ngắn hạn
- Mục tiêu dài hạn
Ví dụ như: Tôi mong muốn:
- Tìm được môi trường làm việc phù hợp trong lĩnh vực kế toán để phát huy kiến thức tôi đã được học. (đối với sinh viên mới ra trường)
- Làm việc ổn định, lâu dài trong 1 môi trường chuyên nghiệp, chế độ phúc lợi xã hội tốt. (đối với người đã có kinh nghiệm)
- Phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, trở thành 1 kế toán giỏi và chuyên nghiệp.
- Thi chứng chỉ kế toán trưởng để nâng cao thêm kiến thức, chuyên môn.
Nhà nhà đổ xô làm kế toán, người muốn thành công phải nhớ 5 bí quyết vàng
Khả năng toán học tốt, yêu thích con số
Nhắc đến kế toán là nhắc đến những con số. Nếu điểm số toán học khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở mức trung bình – kém, e rằng bạn khó có thể làm tốt công việc này. Hãy tưởng tượng, cuộc sống của các kế toán viên chỉ xoay vần bên các số liệu tài chính khô khan, những bản báo cáo dày đặc các công thức tính toán. Nếu không đủ say mê, liệu bạn có thể “sống sót”? Việc vận dụng các con số cần năng lực thực sự chứ không thể “cưỡi ngựa xem hoa” mà xong.
Chọn lĩnh vực kế toán sở trường
Làm bất cứ công việc gì, nếu chú trọng 1 lĩnh vực nhất định sẽ dễ thành công hơn việc hoạt động dàn trải, mỗi thứ “ngó” 1 tí. Lĩnh vực kế toán cũng không phải ngoại lệ. Hãy lựa chọn lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm, muốn dồn thời gian nghiên cứu nhất để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Cập nhật không ngừng các chương trình kế toán, chính sách thuế
Kinh tế, tài sản luôn biến động, thế nên kế toán viên cần cập nhật và nâng cao theo các chuẩn mực nhất định, cả trong nước lẫn quốc tế. Vì sao phải bao gồm cả phạm vi quốc tế? Vì thu hút vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay, được nhiều công ty chú trọng.
Trau dồi ngoại ngữ
Kỹ năng kế toán thành thạo chỉ có thể giúp bạn có được mức thu nhập ổn định. Nếu muốn khoản lương trong mơ và vô số đãi ngộ tốt, bạn cần có vốn liếng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh nổi trội. Nó không chỉ giúp bạn tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, phần mềm mới mà còn mở rộng hội làm việc tại các nước phát triển.
Ngoài ra, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng tổ chức cũng là yếu tố rất quan trọng.
Tích lũy kiến thức trong các lĩnh vực liên quan
Bên cạnh những kĩ năng cơ bản về kiến thức kinh tế chung thì các kiến thức thương mại cũng đóng vai trò cấp thiết không kém. Đó là những kiến thức đánh giá vị trí doanh nghiệp có phù hợp với xu thế xã hội, chính trị hay không. Hãy tích cực trau dồi, tích lũy, mở rộng cẩm nang kế toán để cung cấp thông tin tài chính hữu ích, giúp công ty đưa ra những quyết định phát triển hiệu quả.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc CGV: Thành thạo tiếng Anh là lợi thế lớn
- 5 yếu tố bắt buộc phải có nếu muốn phỏng vấn xin việc ở Spa thành công
- Tổng hợp CV tham khảo cho lập trình viên: sinh viên IT ai cũng cần
Kế toán tổng hợp là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của 1 tổ chức, cơ quan nhà nước hay 1 đơn vị sản xuất kinh doanh. Đây là 1 bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Chính vì thế, hầu như đơn vị nào cũng cần có vị trí kế toán tổng hợp để thực hiện những công việc trên. Tuy nhiên, với đặc trưng như thế, người sử dụng lao động luôn có những yêu cầu khắt khe với vị trí công việc này. Hãy tích cực học hỏi, trau dồi để sở hữu 1 bản CV xin việc kế toán tổng hợp thật chất lượng, bạn nhé!
Alex