Viết CV xin việc văn phòng: Ngành Quản trị văn phòng cần ghi nhớ 5 điều

Cần làm nổi bật yếu tố nào khi viết CV xin việc văn phòng – Ngành Quản trị văn phòng? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay sau đây.

Bạn là người năng động, tháo vát, quy củ, có tư duy khoa học và đầu óc sắp xếp? Vậy thì, công việc thuộc ngành nghề Quản trị văn phòng chính là dành cho bạn. Còn chần chừ gì mà không thiết kế cho mình một bản CV xin việc văn phòng – Ngành Quản trị văn phòng để bắt đầu sự nghiệp ngay hôm nay.

Tổng quan về ngành nghề Quản trị văn phòng

Viết CV xin việc văn phòng: Ngành Quản trị văn phòng cần ghi nhớ 5 điều - Ảnh 1
Hành chính văn phòng là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty, tổ chức nào dù lớn hay nhỏ. Nguồn ảnh: Internet

Văn phòng là nơi bộ máy lãnh đạo, bàn thảo và ban hành các quyết định quản lý, là trụ sở liên lạc, giao dịch chính thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, quản trị văn phòng là lĩnh vực nghề nghiệp không thể thiếu trong tất cả các cơ quan, tổ chức. Quản trị văn phòng hiện đại, chuyên nghiệp giúp cho tổ chức hoạt động đúng theo kế hoạch, linh hoạt trong các tình huống, đạt được các mục tiêu và lợi nhuận đề ra.

Nghề quản trị văn phòng từng nằm trong top 100 vị trí việc làm tốt nhất. Tại Việt Nam, hiện có hàng trăm nghìn doanh nghiệp cùng cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nên nhu cầu nhân lực của ngành học này sẽ tăng cao trong những năm tới.

➤ Bạn có thể xem thêm các thông tin tuyển nhân viên văn phòng MỚI và HOT nhất trên toàn quốc

Trên thực tế, từ năm 1997, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng là cơ sở đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được giao triển khai ngành học này ở bậc Đại học. Năm 2014, ngành Quản trị văn phòng lần đầu tiên được tuyển sinh tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực nghề nghiệp này.

Học chuyên ngành Quản trị văn phòng, bạn sẽ tưởng tượng, nắm bắt được mô hình tổ chức văn phòng, biết cách quản lý thời gian, sắp xếp nhân sự, thiết lập, kiểm soát và được kế hoạch, mục tiêu đặt ra như thế nào.

95% sinh viên ngành Quản trị văn phòng có việc làm đúng ngành nghề sau khi tốt nghiệp 3 tháng. Đây là con số ấn tượng, phản ánh tính thích nghi cao của sản phẩm đào tạo với thị trường lao động.

Môi trường làm việc của văn phòng đòi hỏi người làm việc phải:

  • Có tính chuyên nghiệp cao trong từng thao tác công việc, tối thiểu là soạn thảo văn bản theo đúng chuẩn mực.
  • Biết tư duy về tổ chức, quản lý.
  • Biết xử lý, cung cấp thông tin cho lãnh đạo 1 cách kịp thời, đầy đủ, chính xác.
  • Biết tổ chức công việc ở văn phòng sao cho trôi chảy, thuận lợi, hợp lý.
  • Biết xử lý các tình huống, mối quan hệ cũng như giao tiếp với đối tác, khách hàng.

Học ngành này, sinh viên được trang bị:

  • Kiến thức cơ bản về lý luận của ngành Quản trị văn phòng
  • Khối kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ
  • Khối kiến thức về các kỹ năng hành chính và kỹ năng mềm

Những kiến thức trên không chỉ giúp người học có tư duy tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn có khả năng thích ứng cao với công việc tại các văn phòng hiện đại.

Ra trường, sinh viên ngành Quản trị văn phòng có được làm quản lý luôn không?

Viết CV xin việc văn phòng: Ngành Quản trị văn phòng cần ghi nhớ 5 điều - Ảnh 2
Xã hội phát triển, vai trò của văn phòng ngày càng chuyển biến rõ rệt. Văn phòng còn là nơi ban lãnh đạo quản lý, chăm lo công tác hậu cần cho nhân sự. Nguồn ảnh: Internet

Thực tế khi ra trường, bạn có thể không được làm vị trí quản lý ngay mà sẽ thăng tiến từng bước một, từ nhân viên, thư ký, trợ lý… Tuy nhiên, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nếu bạn học được cách suy nghĩ, tư duy, tác phong của một nhà quản trị chuyên nghiệp thì bước đường sự nghiệp của bạn sẽ không quá gian truân, gập ghềnh.

Để trở thành một nhà quản trị văn phòng giỏi, bạn cần có đầu óc tổ chức, quản lý và khả năng tương tác, giao tiếp tốt, có khát vọng đóng góp vào sự thành công của tổ chức.

Kỹ năng đóng vai trò quan trọng cấp thiết đối với những người làm ngành nghề văn phòng. Nếu họ không có đủ trình độ cần thiết về kiến thức xã hội, chuyên môn, nhất là về ngoại ngữ giữa thời buổi hội nhập thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều vấn đề bất cập.

Hiện nay, nhu cầu nhân lực có trình độ Đại học ngành Quản trị văn phòng rất lớn. Cử nhân sẽ có nhiều cơ hội việc làm, phát triển nghề nghiệp, làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp từ trung ương tới địa phương với các vị trí:

  • Nhân viên văn phòng
  • Lãnh đạo bộ phận văn phòng (Chánh/Phó văn phòng, Trưởng phòng…)
  • Thư ký văn phòng, thư ký tổng hợp
  • Trợ lý lãnh đạo
  • Giảng viên, nghiên cứu viên…

Làm nhân viên văn phòng là buồn tẻ, kém sáng tạo?

Viết CV xin việc văn phòng: Ngành Quản trị văn phòng cần ghi nhớ 5 điều - Ảnh 3
Nghề văn phòng hiện nay thu hút lượng lớn giới trẻ, nơi họ có thể thể hiện toàn bộ tư duy và cả tính sáng tạo. Nguồn ảnh: Internet

Trước giờ, từ “bàn giấy” được dùng để chỉ nghề nghiệp của những người làm nhân viên văn phòng, miêu tả công việc có phần thụ động và buồn tẻ. Tuy nhiên, bản chất không phải vậy. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, người làm trong lĩnh vực văn phòng phải là những người có tư duy và phương pháp tổ chức, quản lý; năng động và sáng tạo; có tính chuyên nghiệp; thành thục kỹ năng hành chính; tiếp cận với công nghệ hiện đại và có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh thì mới có thể hoàn thành tốt công việc.

Tóm lại, họ chính là những người “đa năng”, có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể hiểu và phối hợp tốt với tất cả các phòng ban, bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức.

CV xin việc văn phòng – Ngành Quản trị văn phòng

Viết CV xin việc văn phòng: Ngành Quản trị văn phòng cần ghi nhớ 5 điều - Ảnh 4
Giống như 1 mẫu CV cơ bản, CV xin việc văn phòng – Ngành Quản trị văn phòng cũng gồm 5 phần cơ bản. Nguồn ảnh: Internet

Thông tin cá nhân

Bạn cần cung cấp chính xác một số thông tin bắt buộc về bản thân như:

  • Họ tên đầy đủ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại
  • Email
  • Địa chỉ

Trình độ, bằng cấp

Tóm tắt ngắn gọn về:

  • Trường Đại học, Cao đẳng
  • Chuyên ngành
  • Thời gian theo học
  • Điểm trung bình
  • Loại bằng tốt nghiệp (Xuất sắc, Giỏi, Khá)

Kinh nghiệm làm việc

Đây là mục quan trọng nhất nhì trong 1 CV. Bạn cần viết càng dài càng tốt nhưng cũng phải thật xúc tích, mạch lạc.

Hãy liệt kê những công việc bạn đã trải nghiệm theo mốc thời gian mới nhất trở về trước, đầy đủ tên công ty, chức vụ, chuyên môn, vị trí, thời gian cụ thể bắt đầu ‐ kết thúc.

Nếu mới ra trường, ít kinh nghiệm, bạn có thể kể ra các công việc làm thêm, việc làm dự án, hoạt động tình nguyện, cộng đồng, nghiên cứu, thời gian thực tập, khóa học bổ trợ,…

Chú ý, chỉ chọn ra những công việc, hoạt động có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển nhất.

Kỹ năng

Những kỹ năng sau chắc chắn là điểm cộng lớn nếu xuất hiện trong CV xin việc văn phòng – Ngành Quản trị văn phòng:

  • Kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản
  • Kỹ năng quản lý, khai thác hồ sơ
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
  • Kỹ năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo
  • Kỹ năng tổ chức hội họp và sự kiện
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng kiểm soát và giải quyết xung đột
  • Ngoại ngữ

Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này được coi như “chuyên mục quảng cáo” về bản thân, giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mục này sẽ khiến họ thấy rằng bạn là người làm việc có phương hướng, kế hoạch, đam mê, có chí tiến thủ, nhiệt huyết, sự cầu tiến. Bạn nên đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng như mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn.

Website đăng tin tuyển dụng việc làm ngành Quản trị văn phòng đồng thời cung cấp cẩm nang viết CV xin việc văn phòng

Viết CV xin việc văn phòng: Ngành Quản trị văn phòng cần ghi nhớ 5 điều - Ảnh 5
Những website này sẽ hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm việc ngành Quản trị văn phòng của bạn. Nguồn ảnh: Internet
  • https://timviec.com.vn/
  • https://vn.indeed.com
  • https://www.jobstreet.vn
  • https://www.vietnamworks.com
  • https://www.timviecnhanh.com
  • https://www.careerlink.vn
  • https://mywork.com.vn
  • https://vieclam24h.vn

Xem thêm: 

Hãy tích cực trau dồi những kỹ năng hành chính, kỹ năng mềm bởi chúng đảm bảo cho bạn không chỉ có tư duy, chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có khả năng thích ứng với công việc, hoàn cảnh và các mối quan hệ luôn luôn biến động trong các văn phòng hiện đại. Chúc bạn có 1 bản CV xin việc văn phòng chất lượng và tìm được công việc ưng ý!

Alex


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.