CV Marketing “thôi miên” nhà tuyển dụng cần có những gì?
Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng được xây dựng nhiều để có thể tăng năng lực cạnh tranh thì nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing là rất cao. Rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm và hướng đến chuyên ngành này. Và CV chính là một trong những bước quan trọng tiếp cận và chinh phục nghề tuyển dụng. Dưới đây là một trong những cách viết CV Marketing bắt mắt nhất nhé!
TẠO CV ĐẸP TRONG 5 PHÚT TẠI ĐÂY!
Những điểm cần lưu ý trong mẫu CV xin việc marketing
Chuyên ngành Marketing luôn đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt trong công. Bên cạnh đó, sự tỉ mỉ, cẩn thận của ứng viên luôn được đề cao. Bởi vậy, mẫu CV xin việc hay cần phải chú ý một số vấn đề cơ bản như:
Mô tả ngắn gọn ở mục kinh nghiệm làm việc
Trong mục này, bạn nên cung cấp trực tiếp chính vị trí và vai trò của bạn, kết quả đạt được trong các dự án một cách ngắn gọn và xúc tích. Một điểm cộng nếu bạn có thể cung cấp số liệu đo lường hiệu quả của công việc. Tránh lặp lại vấn đề này nhiều lần hoặc sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành nhé.
Chú trọng đến mục kỹ năng
Một điểm lưu ý rất quan trọng là bạn không thể thiếu trong mục kỹ năng của CV nhân viên marketing hay bất kỳ bản CV xin việc tiếng Việt theo ngành nghề nào khác chính là sự thấu hiểu hành vi của khách hàng, nắm bắt được tâm lý khách hàng chính là trọng tâm của một người làm Marketing cần để tâm đến và nghiên cứu. Việc đề cập kỹ năng trong CV giúp nâng tầm giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Thông tin cá nhân
Tiêu đề của CV là một trong những mục bắt buộc ứng viên nào cũng điền đầy đủ. Đặc biệt, mục thông tin cá nhân đây là mục cơ bản nhưng nắm vai trò khá quan trọng. Theo địa chỉ này thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng liên lạc với bạn ngay sau khi bạn trúng tuyển vòng một.
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Giới tính
- Địa chỉ
- Số điện thoại
Nên điền thông tin chính xác theo đúng chứng minh thư nhân dân của bạn để tránh thất lạc thông tin bạn nhé!
Quá trình học tập
Tóm tắt lại quá trình học tập ví dụ như:
- Trường đại học/ cao đẳng
- Chuyên ngành
- Niên khóa
Bằng cấp, chứng chỉ
Nếu bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành Marketing hoặc những khóa đào tạo ngắn hạn về lĩnh vực này, bạn có thể nộp chứng chỉ, bằng cấp liên quan. Bản photo công chứng có công chứng (thời gian công chứng không quá 6 tháng )
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc chính là những kết quả mà bạn đạt trong một dự án, công việc có liên quan đến chuyên ngành Marketing. Ví dụ:
- Xây dựng plan digital marketing trên mạng xã hội
- Nghiên cứu thị trường, xác định chi phí chi tiêu hiệu quả, quảng bá thương hiệu sản phẩm, trang mạng xã hội, các Forum,…
- Tăng quá trình giao dịch mua bán, cải thiện SEO và tầm nhìn chung
- Tạo ra giao dịch mua bán trong chiến dịch Google AdWords
- Quảng bá hình ảnh và truyền thông xã hội đạt ảnh hưởng trên các trang Facebook, Blog, Twitter để tương tác tăng và lượng like, sharing cũng tăng. Chú trọng tới vấn đề chăm sóc khách hàng
Lưu ý: Nên sử dụng thuật ngữ chuyên ngành quan trọng trong quá trình tìm việc làm ngành marketing (như là hợp tác, hỗ trợ, thành lập, mạng lưới quan hệ, khách hàng tiềm năng, đề xuất, cải tiến sản phẩm, đàm phán…) vì điều này sẽ gián tiếp chứng minh sự thành thạo, quen thuộc với công tác của bạn.
Hãy bổ sung thật nhiều con số và kết quả để tăng tính thuyết phục. Ví dụ như: Doanh số hàng tháng tăng 40%, Từng quản lý một đội ngũ marketing gồm 7 thành viên, Từng đạt mức doanh thu 1 triệu $ trong năm 2016… Nên ghi nhớ, trong marketing, các con số rất “quyền lực”, đặc biệt khi ứng tuyển vị trí manager trở lên. Đừng làm hỏng bản CV vì những thông tin chung chung, mơ hồ.
Xem thêm: CV designer gồm những gì? Cách tạo CV designer ấn tượng
Kỹ năng làm việc
Kỹ năng làm việc là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm khá nhiều trong một CV xin việc. Nhiều chuyên gia nhân sự khi phỏng vấn ứng viên luôn tập trung vào cách ứng xử, làm việc và khả năng của ứng viên tại môi trường hiện tại. Đây là các bạn có thể truyền cảm hứng của mình từ CV đến nhà tuyển dụng đem đến sự ấn tượng tuyệt đối. Bạn không nhất thiết đòi hỏi sự sáng tạo, bạn chỉ cần chứng minh được bạn có thể làm việc độc lập, không theo một tiêu chuẩn nhất định.
Song hành với kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm đôi khi đóng vai trò “cánh tay phải” giúp một nhân viên marketing executive tạo dựng thành công. Chính vì thế, bạn đừng quên ghi lại khi viết CV xin việc như:
- Giao tiếp
- Bán hàng
- Làm việc nhóm
- Thiết lập quan hệ
- Chăm sóc khách hàng
- Thấu hiểu hành vi người tiêu dùng online và offline…
Mục tiêu nghề nghiệp
Phần này được coi như “chuyên mục quảng cáo” về bản thân, giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mục này sẽ khiến họ thấy rằng bạn là người làm việc có phương hướng, kế hoạch, đam mê, có chí tiến thủ, nhiệt huyết, sự cầu tiến. Bạn nên đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng như:
- Mục tiêu ngắn hạn (thành thạo công việc)
- Mục tiêu dài hạn (tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng, 5 năm tới có thể trở thành chuyên gia bán hàng, quản lý của một team marketing xuất sắc, thăng tiến đến một vị trí nào đó…)
► Nếu bạn muốn trở thành chuyên gia bán hàng, hãy tham khảo cách viết CV xin việc bán hàng tại đây
Nên đưa tố chất gì vào mẫu CV marketing?
- Ham học hỏi: Mọi thứ luôn thay đổi, từ thị trường, đối thủ, người tiêu dùng, công nghệ, truyền thông,… Theo đó, phân khúc, định vị, sự thấu hiểu thói quen, nhu cầu, cách tiếp cận của những người làm nghề marketing với người tiêu dùng cũng phải thay đổi theo.
- Sự tò mò: Bạn nên có một sự tò mò đặc biệt về người tiêu dùng và thị trường, không chỉ riêng về ngành hàng của mình mà còn các ngành tương tự. Hãy luôn đặt ra trong đầu câu hỏi tại sao, như thế nào…
- Sự kiên định: Suy cho cùng, sự đúng sai trong marketing chỉ là tương đối mà thôi. Ý tưởng này tốt cho nhãn hàng này nhưng chưa hẳn đã tốt cho nhãn hàng khác, mô hình này đúng với doanh nghiệp này nhưng phải điều chỉnh nếu áp dụng với doanh nghiệp khác. Điều giúp các bạn thành công là luôn có sự lựa chọn của riêng mình và bảo vệ, theo đuổi nó đến cùng.
- Linh hoạt và cởi mở: Nghe có vẻ rất mâu thuẫn với tố chất thứ 3 nhưng thực ra, 2 điểm này bổ sung cho nhau. Kiên định không đồng nghĩa với bảo thủ và cho rằng chỉ có một con đường duy nhất để đạt kết quả. Sự thay đổi không ngừng của xã hội, môi trường kinh doanh, của người tiêu dùng buộc bạn luôn thay đổi, sáng tạo trong cách làm để tạo ra đột phá. Đôi khi, bạn phải vượt qua mọi khuôn khổ của lối suy nghĩ cũ, vượt qua sự chủ quan và định kiến của bản thân để đón nhận những điều mới mẻ, những điều bạn chưa từng nghĩ đến bao giờ nhưng có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn gia tăng, vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành marketing ngày một cao. Vấn đề còn lại chỉ nằm ở năng lực và khả năng thiết kế một mẫu CV xin việc hay của bạn mà thôi. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm một số mẫu CV xin việc thì các bạn có thể tham khảo tại website của https://cv.timviec.com.vn/.