Bộ CV xin việc bếp chuẩn bạn phải biết, nhà hàng trải thảm mời về
Nắm ngay những thông tin này để có 1 bộ CV xin việc bếp thu hút nhất, đảm bảo nhà hàng nào cũng phải gọi bạn đi phỏng vấn ngay tắp lự.
- Download mẫu CV xin việc ngành kinh doanh, không nào nơi từ chối
- 6 mẫu CV xin việc Kế toán chuyên nghiệp, được sử dụng nhiều nhất
- Download mẫu CV theo định dạng nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng?
Có nên chọn nghề làm bếp?
Xin việc ngành nào cũng cần gửi CV, 1 bộ CV xin việc bếp chuẩn và thu hút sẽ giúp các ứng viên gây được sự chú ý với nhà hàng và từ đó tăng thêm cơ hội việc làm. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về cách viết CV xin việc bếp, chúng ta nên hiểu rõ về thực trạng ngành nghề này ở Việt Nam.
Trên thực tế, 100% học viên làm bếp sau khi tốt nghiệp đều có việc làm, nếu tay nghề xuất sắc, mức lương nhận được sẽ là từ cao đến cực kỳ cao. Nghe quá hấp dẫn đúng không? Tuy nhiên cũng phải nói luôn rằng nghề này không dễ học, khó thành tài và không phải ai cũng đủ bản lĩnh theo đuổi bền lâu. Nhưng nếu hỏi rằng nên học nghề làm bếp hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có. Nếu bạn thật sự đam mê nấu nướng, thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo cũng như có sự khéo léo, kỹ năng về bếp núc thì đây thực sự là lựa chọn phù hợp.
Kỹ năng cần có của người làm bếp
Điều kiện đầu tiên khi bước vào nghề đầu bếp đó là phải có sự đam mê, yêu thích thật sự với việc làm bếp, ẩm thực. Bên cạnh đó là những kỹ năng không thể thiếu như:
- Khéo léo, nắm vững tất cả các phương pháp nấu ăn như rán, hấp, nướng, quay, luộc, quay, kho, xào…
- Có khả năng sáng tạo, tìm tòi các phương pháp nấu ăn khác nhau, các thực đơn mới lạ.
- Có gu thẩm mỹ tốt, biết trình bày món ăn đẹp mắt, ấn tượng.
- Sạch sẽ, liên quan đến đồ ăn thức uống thì an toàn vệ sinh phải được ưu tiên hàng đầu
- Vị giác và khứu giác nhạy cảm.
- Tỉ mỉ, kiên nhẫn, chịu khó, không ngại khổ.
Ngoài ra, khi làm bếp đặc biệt là vị trí bếp trưởng, bạn còn phải có kỹ năng quản lý bếp phó, bếp phụ, nhân viên trong nhà hàng; tổ chức phân công nhiệm vụ cho mỗi người và giám sát họ; lập được kế hoạch thực đơn, đảm bảo cung ứng các món ăn thích hợp cho khách hàng ở tất cả các thời điểm. Bên cạnh đó, bạn còn phải biết quản lý tài chính, giảm chi phí nguyên vật liệu nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng, mang lại lợi nhuận cho nhà hàng…
Lưu ý cuối cùng nhưng rất quan trọng là bạn phải biết rằng nghề này rất nặng nhọc và độc hại, thường xuyên phải tăng ca, làm trong môi trường nóng bức nên đòi hỏi những người dẻo dai, bền bỉ, có sức khỏe tốt, thần kinh vững và chịu được áp lực cao. Với 1 cơ thể yếu ớt, rất khó để bạn đứng bếp được trong thời gian dài không ngừng nghỉ, nếu không bị đào thải thì cũng sớm phải bỏ nghề.
Có gì trong bộ CV xin việc bếp
Ứng viên học nghề bếp ra chắc nhiều người “lơ ngơ” khi tham gia tuyển dụng. Nếu bạn đang không biết cần chuẩn bị những gì trong bộ hồ sơ hay viết gì ở CV xin việc bếp thì có thể yên tâm ngay sau khi đọc bài viết này.
Cũng như CV các ngành nghề khác, CV xin việc bếp bao gồm các mục sau:
- Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, giới tính, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, email liên lạc. Có thể điền đầy đủ hơn bằng cách thêm vào tình trạng hôn nhân, quê quán…
- Mục tiêu nghề nghiệp: Nói rõ vị trí mình đang ứng tuyển (đầu bếp, bếp phó, phụ bếp); mức lương mong muốn; nơi làm việc (Hà Nội hay các tỉnh thành khác)… Nói thêm quan điểm về nghề, sự yêu thích đối với công việc làm bếp của bạn.
- Chứng chỉ và học vấn: Trung tâm bạn học việc, trong nước hay nước ngoài; chuyên ngành món ăn Việt hay Âu; chuyên đồ ngọt hay đồ mặn… Phải liệt kê cụ thể và chi tiết để khoe được thế mạnh của mình và giúp người tuyển dụng biết được bạn phù hợp với vị trí nào. Ngoài ra, nếu có kỹ năng ngoại ngữ, bạn sẽ có thêm cơ hội việc làm ở nhà hàng, khách sạn nước ngoài.
- Kinh nghiệm làm việc: Với đầu bếp lâu năm, bạn dễ dàng liệt kê những nơi mình từng làm việc và kinh nghiệm kèm theo theo cột mốc thời gian. Còn với người vừa chân ướt chân ráo vào nghề, hãy kể ra những nhà hàng bạn làm dù chỉ chân sai vặt, phụ bếp hay nhân viên phục vụ. Liệt kê càng chi tiết càng tốt các nhiệm vụ từng đảm nhận thuần thục sẽ giúp người tuyển dụng biết được ưu thế của bạn là ở đâu.
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng cần thiết của 1 đầu bếp, tập trung vào vị trí bạn muốn ứng tuyển.
Lưu ý là bạn không nên trình bày bản CV quá dài, chỉ nên gói gọn từ 1 – 2 trang, kiểm tra kĩ lỗi chính tả, liệt kê các kỹ năng nổi trội cho vị trí nhân viên bếp và đừng quên trình bày các thành tích hay giải thưởng (nếu có) bạn đã đạt được.
Ngoài cv xin việc bếp, bộ hồ sơ đầy đủ mà bạn phải chuẩn bị khi tham gia tuyển dụng nghề làm bếp còn bao gồm thêm thư xin việc, sơ yếu lý lịch công chứng, giấy khám sức khỏe, các loại bằng cấp, chứng chỉ, bản sao CNTND hoặc thẻ căn cước có chứng thực, hộ khẩu photo công chứng, ảnh 4×6…
Nhu cầu tuyển dụng đầu bếp ở Việt Nam
Như đã nói ở trên, 100% người học việc làm bếp đều có việc làm. Nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ trên cả nước có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất cao ở tất cả các vị trí như thực tập sinh, đầu bếp chính, bếp trưởng, bếp phó, bếp trưởng điều hành và phụ bếp với thu nhập và chế độ đãi ngộ tương xứng.
Làm việc ở các nhà hàng, khách sạn 4 sao, 5 sao, mức lương của bạn được tính từ nghìn đô trở lên và được trọng dụng không thua bất cứ ngành nghề nào. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng xin việc ở bếp ăn của các công ty, doanh nghiệp lớn, quán cà phê, bệnh viện, trường học, câu lạc bộ, quán ăn nhỏ… Rất nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước có căng tin và cần tuyển dụng đầu bếp. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và khả năng, các đầu bếp và bếp trưởng hoàn toàn có thể tự mở cửa hàng kinh doanh cho mình.
Trên những trang web tìm việc làm, hàng nghìn tin tuyển dụng đầu bếp đến từ các nhà hàng, sạn quy mô lớn nhỏ đang được đăng tuyển mỗi ngày, thu hút sự quan tâm và nộp hồ sơ của rất nhiều ứng viên. Có thể thấy, cung – cầu trong nghề làm bếp đã, đang và sẽ duy trì ở mức cao.
Xem thêm:
- 5 lỗi cực kì nghiêm trọng cần tránh khi làm CV xin việc
- Học 5 chiêu thức có ngay mẫu CV tiếng Anh chuẩn chỉnh, việc làm về tay
- Mẹo để có CV xin việc hay không phải ai cũng biết
Kết
Có đam mê với ẩm thực, nấu nướng, sở hữu những kỹ năng làm bếp thượng thừa sẽ giúp bạn sớm đạt được thành công với nghề. Nhưng trước đó, hãy tham khảo bài viết này để có thể chuẩn bị cho mình 1 bộ CV xin việc bếp thu hút nhất, đánh gục mọi yêu câu của nhà tuyển dụng nhé.
Phan Phan (TH)