Khám phá tiểu sử Bernard Arnault: Ông trùm hàng hiệu thế giới
Bernard Arnault – Ông chủ tập đoàn LVMH chuyên kinh doanh các mặt hàng “xa xỉ” phẩm đắt đỏ nhất thế giới. Ông là tỷ phú giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản trị giá 102 tỷ USD. Vậy hành trình xây dựng sự nghiệp của Bernard ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Bernard Arnault là ai?
Tỷ phú Bernard Arnault có tên đầy đủ là Bernard Jean Étienne Arnault, sinh ngày 05/03/1949 tại Pháp trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã thể hiện được khả năng kinh doanh trời phú của mình. Nhờ khả năng trời phú này đã giúp ông tạo nên được những thành công rực rỡ trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Ông được biết đến là nhà đầu tư, ông trùm kinh doanh thời trang xa xỉ trên thế giới. Bernard Arnault hiện giữ chức chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Moët Hennessy – Louis Vuitton (LVMH). Tập đoàn LVMH của ông là doanh nghiệp thời trang khổng lồ thâu tóm hơn 70 thương hiệu đình đám như: Louis Vuitton, Christian Dior, Fendi, Céline, Givenchy,…
Với những thành công rực rỡ trong lĩnh vực thời trang đã giúp ông vượt mặt ông chủ của Zara – Amancio Ortega vươn lên trở thành người giàu nhất trong lĩnh vực kinh doanh thời trang. Tính đến ngày 18 tháng 6 năm 2020, khối tài sản của ông đã đạt ngưỡng 102,3 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Jeff Bezos (110 tỷ USD) và Bill Gates (106 Tỷ USD).
Tin liên quan: Amancio Ortega là ai – Hành trình từ thợ may nghèo thành “ông trùm” thời trang bán lẻ giàu nhất Tây Ban Nha
Học vấn
Bernard Arnault tốt nghiệp trường trung học Maxence Van Der Meersch ở Roubaix. Tiếp đó, ông thi đỗ vào ngôi trường danh giá bậc nhất ở Pháp École Polytechnique ở Palaiseau. Đến năm 1971, ông tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm việc trong công ty của gia đình khi bước sang tuổi 25.
Quá trình xây dựng sự nghiệp
Khởi đầu đầy trắc trở
Sau khi tốt nghiệp tại trường kỹ sư École Polytechnique của Pháp, ông làm việc tại công ty của gia đình. Cũng chính khoảng thời gian này ông đã bắt đầu gieo hạt giống ý tưởng đầu tiên cho đế chế LVMH hiện nay. Trong một cuộc trò chuyện tình cờ với tài xế lái taxi, Bernard đã nhận ra rằng nhiều người dân họ thậm chí chẳng biết tổng thống nước Pháp là ai, nhưng họ lại biết thương hiệu xa xỉ như Christian Dior.
Năm 1974, Bernard Arnault trở thành giám đốc phát triển của công ty. Đến năm 1976, ông đã thuyết phục thành công cha của mình giải thể bộ phận kinh doanh của công ty khi nhận thấy họ làm việc không hiệu quả. Ông cũng đưa công ty dẫn thân vào đầu tư bất động sản khi đó đang rất tiềm năng.
Chính từ kế hoạch kinh doanh đúng đắn của ông đã giúp công ty Ferret Savinel của gia đình ông đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Năm 1979, Bernard kế nhiệm cha mình trở thành Chủ tịch công ty. Tuy nhiên, những khó khăn đầu tiên đã xuất hiện trong sự nghiệp của ông bắt đầu từ năm 1981 khi chính trị nước Pháp xảy ra biến động lớn.
Cả gia đình ông đã phải chuyển đến Hoa Kỳ sinh sống và lập nghiệp lại từ đầu. Tuy nhiên, với kinh nghiệm kinh doanh, sự sắc sảo trong đầu tư đã giúp ông đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ, thu về số vốn lớn. Năm 1983, khi nước Pháp ổn định hơn về chính trị, ông đã quyết định về nước, đầu tư vào ngành dệt may, thời trang với số vốn đã kiếm được ở Mỹ.
THAM KHẢO – Johnathan Hạnh Nguyễn – Hành trình trở thành “Vua hàng hiệu” từ hai bàn tay trắng
Sự thành công của đế chế LVMH
Với sự giúp đỡ của nhiều cộng sự, bạn bè và đối tác Bernard đã quyết định mua lại Boussac Saint-Frères – doanh nghiệp thời trang lớn của Pháp. Sau khi thành công sở hữu công ty này, ông bán hết tài sản công ty và thu về 400 triệu USD. Trong số tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp này ông chỉ giữ lại thương hiệu Christian Dior, cửa hàng bách hóa Le Bon Marché. Năm 1985, ông chính thức trở thành CEO của Dior.
Năm 1987, ông nhận được lời đầu tư của chủ tịch tập đoàn LVMH. Đến năm 1988, tỷ phú Bernard Arnault quyết định đầu tư 1.5 tỷ USD vào LVMH. Những năm sau đó, ông chi rất nhiều tiền để sở hữu cổ phần của LVMH, đến năm 1989 ông nắm quyền kiểm soát 43,5% cổ phần và 35% quyền biểu quyết trong tập đoàn này.
Khi được bầu chọn trở thành chủ tịch HĐQT của LVMH, Bernard đã đuổi việc hàng loạt những lãnh đạo cấp cao, lựa chọn nhân tài mới để hồi sinh tập đoàn. Cũng nhờ quyết định thanh trừng bộ máy cũ kỹ của ông cùng chiến lược kinh doanh hiệu quả mà LVMH đã hồi sinh và giờ đây trở thành tập đoàn kinh doanh thời trang hàng đầu thế giới.
Khối tài sản của tỷ phú Bernard Arnault
Với việc sở hữu hơn 70 thương hiệu thời trang “đắt đỏ” nhất thế giới đã giúp cổ phiếu của LVMH liên tục tăng. Hiện Bernard sở hữu 47% cổ phần tại tập đoàn LVMH, giúp ông nâng tổng số tài sản trong năm 2020 của mình lên 102.3 tỷ USD, tăng gấp 68 tỷ USD so với năm 2016.
Bernard Arnault hiện là người giàu thứ 3 thế giới năm 2020. Ở độ tuổi 70, vị tỷ phú này vẫn chưa có dấu hiệu muốn nghỉ ngơi, vẫn luôn tiếp tục cống hiến không ngừng cho công ty. Dù là một doanh nhân thành đạt nhưng ông vẫn luôn rất khiêm tốn khi nhận được những lời khen ngợi. Một trong những câu nói thể hiện đức tính khiêm tốn đáng ngưỡng mộ của ông đó là:
“Nếu bạn so sánh tôi với Microsoft thì chúng tôi chỉ là tập đoàn nhỏ bé thôi. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu”.
Quả thực những điều ông nói cũng không phải là sai. Giá trị thị trường của tập đoàn LVMH chỉ đạt 214 tỷ USD, so với gã khổng lồ công nghệ Microsoft với giá trị đạt 1.100 tỷ USD là hết sức bé nhỏ. Tuy nhiên, đó cũng chính là động lực giúp ông của nhân viên tại LVMH nỗ lực không ngừng đã vươn lên những vị trí cao hơn.
XEM THÊM: Tập đoàn Microsoft – Sự phát triển doanh nghiệp phần mềm số 1 Thế giới
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu hơn về tỷ phú Bernard Arnault cùng sự nghiệp lẫy lừng của ông. Hy vọng rằng với những gì News.timviec.com.vn đã chia sẻ đã giúp bạn có những phút giây hữu ích. Mong rằng, các bạn đọc giả có thể tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo của chúng tôi.