Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn điện tử, GTGT mới nhất
Mẫu biên bản hủy hóa đơn được sử dụng khi nó bị sai mẫu, sai thông tin, hết hạn hoặc đơn vị sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nữa. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về loại biên bản này kèm theo cả biên bản thu hồi hóa đơn. Cùng đón đọc nhé!
Biên bản hủy hóa đơn
Khái niệm
Luật pháp Việt Nam chưa có một quy định hay văn bản nào cụ thể để định nghĩa biên bản hủy hóa đơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào hình thái và công năng sử dụng của nó trong thực tế để đưa ra khái niệm cho mẫu biên bản này.
Chúng ta có thể hiểu mẫu biên bản hủy hóa đơn là văn bản dùng để giải quyết các vấn đề, sự cố phát sinh với các loại hóa đơn. Nó được sử dụng khi các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp… không muốn sử dụng các hóa đơn họ phát hành trên thị trường nữa. Họ muốn thu hồi bởi chúng có sai sót hoặc có điểm không hợp lý.
Mẫu biên bản này có giá trị pháp lý riêng, nó sẽ phát huy tác dụng nếu về sau xảy ra những vấn đề tiêu cực không mong muốn.
►► Tìm hiểu thêm: Hóa đơn đỏ là gì và những lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ
Mẫu biên bản hủy hóa đơn chuẩn
Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử 2020
Tải mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử
Mẫu biên bản hủy hóa đơn không sử dụng nữa (hóa đơn GTGT)
Xem và download mẫu biên bản này tại đây:
Tải mẫu biên bản hủy hóa đơn GTGT không sử dụng nữa
Lý do phải lập biên bản huỷ hoá đơn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các đơn vị, doanh nghiệp phải lập biên bản hủy hóa đơn. Chúng tôi sẽ liệt kê một vài nguyên nhân thường gặp nhé!
Hóa đơn bị in sai mẫu, sai thông tin
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là hóa đơn bị in sai mẫu, sai thông tin, trùng hoặc thừa thông tin…
Việc này khiến nội dung hóa đơn bị sai lệch so với thực tế và có thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, họ buộc phải hủy hóa đơn đồng thời lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức sở hữu hóa đơn không có nhu cầu sử dụng nữa
Lý do tiếp theo khiến các công ty, doanh nghiệp phải lập biên bản hủy hóa đơn là vì họ không có nhu cầu tiếp tục sử dụng những hóa đơn ấy.
Với trường hợp đặc biệt này, thời hạn để các đơn vị tiến hành hủy hóa đơn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp thông báo với cơ quan thuế.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng
Một nguyên nhân nữa tạo điều kiện cho biên bản hủy hóa đơn “ra đời” chính là vì hóa đơn của các cá nhân, doanh nghiệp đã hết hạn sử dụng.
Thời hạn để hủy chúng là trong vòng 19 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Thuế hoặc từ thời điểm tìm lại được hóa đơn đã mất trước đó.
►► Xem thêm: Thuế nhà thầu là gì? Cách tính FCT theo thông tư 103
Biên bản thu hồi hóa đơn
Khái niệm
Biên bản thu hồi hóa đơn là văn bản được sử dụng trong trường hợp hóa đơn đã được lập và gửi đến tay người mua nhưng bên bán chưa giao hàng hoặc bên bán và bên mua chưa kê khai thuế. Khi một trong 2 bên hoặc cả hai bên phát hiện ra hóa đơn bị sai lệch thông tin hoặc có điểm bất hợp lý thì họ sẽ tiến hành lập biên bản này để thu hồi lại các liên của số hóa đơn sai.
Trong biên bản này, người lập phải nêu ra được lý do khiến hóa đơn bị thu hồi. Sau khi thu hồi xong hóa đơn, bên bán sẽ gạch chéo các liên của số hóa đơn sai và lập hóa đơn mới đúng với quy định.
►► Tham khảo: Tất tần tật thông tin về hóa đơn bán hàng bạn cần nắm rõ
Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
Tải mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
Thời điểm tiến hành lập biên bản thu hồi hóa đơn
Như đã đề cập sơ qua ở trên thì thời điểm mà các đơn vị, doanh nghiệp phải lập biên bản thu hồi hóa đơn chính là khi hóa đơn do bên bán lập ra và đã giao đến tay bên mua nhưng lại có sai sót hoặc khi hóa đơn chưa kê khai thuế, chưa được cả hai bên sử dụng mà lại gặp sai sót.
Những điều cần lưu ý
Khi viết biên bản thu hồi hóa đơn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:
- Ngày trên biên bản thu hồi hóa đơn và ngày trên hóa đơn mới được lập lại phải trùng khớp nhau, không được sai lệch.
- Biên bản phải có đủ các thông tin như: lý do thu hồi hóa đơn; thu hồi hóa đơn số…; ngày tháng năm, ký hiệu, xuất hóa đơn mới số…
- Sau khi hoàn tất việc tạo biên bản, đại diện hợp pháp của các bên liên quan phải tiến hành ký và ghi rõ họ tên của mình đồng thời đóng dấu vào biên bản thu hồi hóa đơn. Cuối cùng, họ có thể lập mẫu hóa đơn mới.
►► Tải ngay: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản/kiểm tra tài sản CHUẨN nhất
Trên đây là những thông tin mà News.timviec.com.vn muốn chia sẻ đến bạn về mẫu biên bản hủy hóa đơn và biên bản thu hồi hóa đơn. Nếu bạn đang làm công việc có liên quan trực tiếp đến các loại hóa đơn thì đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích này nhé!