Lập trình viên là gì? Những yêu cầu khi làm nghề lập trình viên
Trong thời đại 4.0 hiện nay, nhu cầu về sử dụng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính ngày càng nhiều. Nghề lập trình viên ngày càng lên ngôi với mức thu nhập cao ngất ngưởng. Hãy cùng News.timviec.com.vn tìm hiểu kĩ hơn về nghề IT này qua bài viết dưới đây.
Tạo CV lập trình viên tại đây!
Nghề lập trình viên là gì?
Lập trình viên (Developer) còn được hiểu là những kỹ sư phần mềm, người sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình trên máy tính.
Họ thực hiện công việc của mình bằng cách viết những đoạn mã lệnh (code), thứ mà con người viết ra để máy tính hiểu và thực hiện.
Sản phẩm mà lập trình viên tạo ra chính là những thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày như các phần mềm, ứng dụng…

Xem thêm: Lập trình game là gì? Những yêu cầu trở thành lập trình game
Công việc của lập trình viên làm những gì?
Hiện tại, các lập trình viên sẽ cần phải thực hiện một số nhiệm vụ chính trong ngày như sau:
- Phối hợp với các phòng ban khác để đưa ra ý tưởng cho ứng dụng, phần mềm mới
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình để xây dựng phần mềm, ứng dụng
- Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng.
- Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.
- Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.
- Phối hợp với các Content/Technical Writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.

Lộ trình thăng tiến của nghề lập trình viên
Lập trình viên sơ cấp (Junior Developer)
- Số năm kinh nghiệm: 0 – 3 năm.
- Nghiệp vụ chuyên môn: Có thể hiểu biết được sơ bộ vòng đời của sản phẩm ứng dụng; viết được các Script đơn giản; hiểu sơ bộ về dịch vụ ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Chưa nắm được chi tiết triển khai các ứng dụng phức tạp hơn.
Lập trình viên lâu năm (Senior Developer)
- Số năm kinh nghiệm: 4 – 10 năm.
- Nghiệp vụ chuyên môn: Có thể viết được các ứng dụng phức tạp; có hiểu biết chuyên sâu về vòng đời, dịch vụ phần mềm; hiểu biết chuyên sâu về cơ sở dữ liệu. Có thể làm việc được ở nhiều nền tảng, framework khác nhau.
Lead Developer hoặc Architect
- Số năm kinh nghiệm: 7 – 10 năm.
- Nghiệp vụ chuyên môn: Sở hữu kiến thức, chuyên môn tương tự với một Senior.
Quản lý cấp trung (Mid-level Manager)
- Có quyền thực hiện tuyển dụng, sa thải các lập trình viên.
- Làm việc, thuộc quyền quản lý của các quản lý cấp cao hơn.
Quản lý cấp cao (Senior Leader)
- Thường là các giám đống điều hành, CTO (giám đốc công nghệ) hoặc là VP.
- Lãnh đạo, quản lý toàn bộ nhân lực thuộc bộ phận công nghệ thông tin, lập trình viên.
- Thuộc quản lý trực tiếp của Ban Giám Đốc.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu CV công nghệ thông tin: Chuẩn – Chất – Chuyên nghiệp
Những yêu cầu công việc đối với lập trình viên
Trình độ chuyên môn
Nghề lập trình viên đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cao với học vấn từ cấp bậc cao đẳng/đại học trở lên. Các ngành học liên quan đến lập trình như:
– Công nghệ thông tin.
– Khoa học máy tính.
– Kỹ thuật phần mềm hay Công nghệ phần mềm.
– Kỹ thuật máy tính.
– Hệ thống thông tin.
– Truyền thông và mạng máy tính.
Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ tương đối quan trọng đối với một nhân sự lập trình. Họ cần phải có trình độ cơ bản để đọc và hiểu được giao diện của một chương trình.
Nếu một chuyên viên công nghệ thông tin có trình độ tiếng anh tốt có thể tham gia các dự án quốc tếhoặc làm việc ở các nước khác với mức thu nhập khủng.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng phân tích: phân tích các vấn đề một cách chính xác và cụ thể
- Tư duy logic: giải quyết công việc một cách khoa học và đem lại hiệu quả.
- Khả năng tập trung: luôn phải tập trung cao độ vì chỉ cần một sai lỗi rất nhỏ cũng có thể gây lỗi một hệ thống
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: các nhà lập trình cần phải biết cách tìm ra nguyên nhân và có phương hướng khắc phục, xử lý khi phần mềm xảy ra sự cố.
- Kỹ năng tự học: Chủ động học hỏi, trau dồi kĩ năng không ngừng vì công nghệ của thế giới không ngừng cải tiến.
Tố chất
- Cẩn trọng, tỉ mỉ: Do tính chất phức tạp của công việc đòi hỏi người lập trình phải vô cùng cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất.
- Kiên nhẫn: Nhẫn nại, không nóng vội vì điều đó rất dễ dẫn đến sai sót trong công việc.
- Nhạy bén: Nhanh nhạy với cái mới để bắt kịp thời đại, tránh để mình bị “tụt hậu”.

Cơ hội và thách thức khi trở thành lập trình viên
Cơ hội
Nhu cầu tuyển dụng cao
Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về web, phần mềm ứng dụng của các doanh nghiệp càng cao. Nguồn nhân lực để tạo ra, phát triển và bảo trì các sản phẩm này rất lớn.
Bên cạnh việc làm trong các tập đoàn, công ty công nghệ lớn, lập trình viên có thể lựa chọn làm việc tại các công ty game, ứng dụng di động, bộ phát triển kỹ thuật/IT của các công ty sản xuất.
Ngoài ra, bạn có thể tăng thêm thu nhập bằng cách nhận làm thêm các dự án bên ngoài.
Môi trường làm việc năng động, hiện đại
Do đặc thù công việc được tiếp xúc nhiều với các thiết bị, công nghệ hiện đại nên các lập trình viên sẽ cơ hội để học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Cùng với đó các kiến thức về kĩ thuật sẽ liên tục cập nhật đổi mới, biến đổi.
Mức thu nhập hấp dẫn
Mức lương lập trình viên bình quân hiện nay khá cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động.
Tùy vào kinh nghiệm và năng lực của mỗi người, mức thu nhập rơi vào khoảng 500-2500 USD/ tháng.

Thách thức, khó khăn
Áp lực công việc lớn
Áp lực công việc của nghề lập trình viên thường rất cao do khối lượng công việc cần xử lý rất nhiều.
Cùng với đó là luôn phải cập nhật kiến thức về công nghệ mới để phù hợp với thời đại.
Vì vậy, nó chỉ phù hợp với những ai yêu thích thử thách, chịu được áp lực cao và có đam mê với nghề.
Luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, cập nhật kiến thức mới trong nghề
Đi cùng với nhu cầu tuyển dụng cao, đây cũng là nghề có mức đào thải cao nếu bạn không biết cập nhật kiến thức mỗi ngày.
Bạn sẽ bị thụt lùi so với những người khác nếu không chịu khó tìm tòi và cập nhật các đổi mới kĩ thuật trong nghề.
Mức lương của lập trình viên hiện nay
Mức lương lập trình viên hiện nay ở mức tương đối cao, tùy thuộc vào vị trí và bề dày kinh nghiệm mà sẽ có các mức thu nhập khác nhau:
- Intern (dưới 1 năm kinh nghiệm): Khoảng 300$/tháng.
- Junior (dưới 3 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 300 – 500$/tháng.
- Senior (từ 3 – 5 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 500 – 1200$/tháng.
- Leader (từ 5 – 7 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 1200 – 1500$/tháng.
- Manager (từ 7 – 10 năm kinh nghiệm): Trong khoảng trên 1300 – 2000$/tháng.
- Director (trên 10 năm kinh nghiệm): Khoảng trên 2000$/tháng.
Xem thêm: Mức lương ngành công nghệ thông tin: Những vị trí thu nhập hấp dẫn nhất
Lập trình viên học trường nào?
Trong hệ thống giáo dục hiện nay có không ít trường đại học, cao đẳng đào tạo lập trình viên, tuy nhiên những trường có chất lượng đào tạo tốt nhất phải kể đến đó là:
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Đây là ngôi trường hàng đầu trong những đơn vị đào tạo ngành công nghệ thông tin cũng như lập trình viên hiện nay. Trường có đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ giúp sinh viên học tập và rèn luyện tốt.
- Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội: Cũng thuộc top những trường đào tạo lập trình viên uy tín, Đại học Công nghệ mang đến cho sinh viên kiến thức chuyên môn tốt để phục vụ cho công việc trong tương lai. Trường có mức học phí hợp lý giúp mọi sinh viên có thể theo học.
- Trường Đại học FPT: Tuy có mức học phí cao nhưng chất lượng đào tạo của trường về ngành công nghệ thông tin cực tốt. Trường cung cấp cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.

Xem thêm: Top các trường đào tạo ngành công nghệ thông tin nổi tiếng
Muốn tự học lập trình viên nên bắt đầu từ đâu?
Nghiên cứu về kiến thức lập trình căn bản
Việc đầu tiên cần làm là bạn phải nghiên cứu và học thêm về các thuật ngữ chuyên ngành, các khái niệm cơ bản nhất về nghề lập trình viên.
Lựa chọn mảng ngành phù hợp
Lập trình là một mảng rất rộng lớn và phân ra làm rất nhiều mảng nhỏ. Bạn hãy tìm hiểu thật kĩ về công việc của từng mảng là làm những gì? Sự đam mê yêu thích của bạn phù hợp với lĩnh vực nào.
Từ đó hãy tập trung học tập và trau dồi kĩ năng chuyên sâu vào một mảng mà mình có hứng thú.
Tự học ngôn ngữ lập trình
Bạn có thể học ngôn ngữ lập trình bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là hai phương pháp hiệu mà mà Glints muốn gợi ý cho bạn:
- Tự nhiên cứu sách: Hãy tìm cho mình những đầu sách chất lượng, được viết bởi các chuyên gia đầu ngành . Nếu có khả năng ngôn ngữ tốt, hãy tìm mua sách nước ngoài để có cách tư duy lập trình toàn cầu hóa nhé!
- Học trên Youtube hay các khóa học online: Youtube chứa đựng kho tàng kiến thức lập trình từ rất nhiều người. Bạn có thể tham khảo mỗi nơi một ít để có kiến thức nền tảng. Hoặc nếu bạn muốn nắm chắc nền tảng và có lộ trình rõ ràng, hãy tham gia những khóa học online nổi tiếng, chẳng hạn như Codecademy, Coursera, Khan Academy, Udemy,…
Thử sức với các dự án lớn, nhỏ
Thay vì học lý thuyết suông, hãy áp dựng các kiến thức mà bạn học được vào thực tiễn. Nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và nâng cao được kĩ năng trình độ của bản thân.
Nếu chưa đủ tự tin để tham gia vào các dự án lớn đòi hỏi những đoạn code và ngôn ngữ lập trình phức tạp, bạn có thể tham gia một số dự án nhỏ như:
- Viết một chương trình (WAP) cho giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), giá trị trung bình (average) và tổng số người dùng.
- Tool crawl dữ liệu từ các website
- App chat đơn giản
- Blog cá nhân
Luyện tập mỗi ngày
Học lập trình là một quá trình luyện tập và nỗ lực mỗi ngày. Bạn không cần phải tìm hiểu tất tần tật mọi thứ trong một ngày.
Hãy tìm cách chia nhỏ dung lượng kiến thức để bạn giảm thiểu căng thẳng khi học code, đồng thời tìm cách giúp bộ não nhớ lâu và nhớ sâu hơn.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc lập trình viên là nghề gì? Tham khảo các việc làm về nghề lập trình viên tại timviec.com.vn . Chúc các bạn tìm được công việc phù hợp với mình và mức lương cao.

INTP là gì? Đặc điểm và tính cách của nhóm người "thiên tài"
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-03-2023, 11:48Không chỉ thông minh, ít nói và tham vọng, INTP còn có những đặc điểm độc đáo khác mà không phải nhóm tính cách MBTI nào cũng có. Vì vậy, họ được gọi là "thiên tài lập dị". Nếu bạn quan tâm đến nhóm tính cách INTP hoặc muốn tìm hiểu thêm về họ, News.timviec...

Thiết kế đồ họa là gì? Học ngành thiết kế đồ họa ra làm gì?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-03-2023, 09:36Thiết kế đồ họa là gì? Ứng viên học thiết kế đồ họa ra trường sẽ làm những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều các sinh viên hiện nay và cả của những em học sinh THPT chuẩn bị tốt nghiệp để lên đại học. Hãy cùng tìm hiểu đáp án trong bài...

Hộ sinh là gì? Tố chất cần có của người làm công việc hộ sinh
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-03-2023, 09:10Hộ sinh là ngành đào tạo chuyên về vấn đề sinh nở của phụ nữ. Bạn muốn hiểu hơn về khái niệm hộ sinh là gì thì hãy đọc tiếp nhé! PT là gì? Những yếu tố cần có để trở thành PT chuyên nghiệp Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm và cách...

Content writer là gì? Công việc cần làm của content writer
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-03-2023, 11:50Trong thời đại hiện nay, việc quảng cáo và truyền thông đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự cần thiết của việc tiếp thị nội dung chất lượng. Vì vậy, vai trò của Content Writer đã xuất hiện với mục đích xây dựng nội dung giúp phát triển và quảng bá cho sản phẩm,...

Pháp y là gì? Giám định pháp y là nghề gì ?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-03-2023, 09:30Bạn hiểu nghề pháp y là gì? Nghề nghiệp gây nhiều ám ảnh không ai thấu. Để hiểu hơn về nghề chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. Trình dược viên là gì? Công việc cụ thể của trình dược viên Kiểm sát viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành kiểm sát viên Nhiều...

Design là gì ? Thu nhập của Designer là bao nhiêu ?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-03-2023, 09:29Design là gì? Designer là làm gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi bản chất thực sự của 2 từ tiếng Anh đã quá quen thuộc này chưa? Nghề thiết kế thì ai ai cũng biết nhưng không mấy người thực sự hiểu về đặc thù công việc này. Bài viết này sẽ giúp bạn...

Interior Design là gì? Những vị trí công việc trong ngành
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-03-2023, 10:30Có nhiều ngành nghề thiết kế khác nhau, mặc dù tất cả đều tập trung vào sáng tạo và tạo ra các bản vẽ (như thiết kế kiến trúc, sân vườn, nội thất, và thời trang), nhưng chuyên môn của chúng không hoàn toàn giống nhau. Interior design là một trong những lĩnh vực thiết...

Trình dược viên là gì? Công việc cụ thể của trình dược viên
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-03-2023, 08:29Trình dược viên là gì? Công việc chính của trình dược viên. Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn chờ đợi câu trả lời chính xác nhất. Lập trình game là gì? Những yêu cầu trở thành lập trình game Cơ trưởng là gì? Những yếu tố để trở thành một cơ trưởng...

Chuyên viên tiếng Anh là gì? Công việc thú vị của vị trí này
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-03-2023, 08:19Chuyên viên tiếng Anh là người chịu trách nhiệm làm những công viên liên quan đến tiếng Anh tại các bộ phận nhất định. Để hiểu rõ hơn về chuyên viên tiếng anh là gì cũng như mức lương, công việc cụ thể của vị trí này, theo dõi bài viết nhé! Chuyên viên tiếng...

Warehouse là gì? Các loại Warehouse phổ biến hiện nay
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-03-2023, 10:14Logistics hay còn được hiểu là một chuỗi các hoạt động diễn ra liên tiếp để chuyển hàng hóa từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng. Có nhiều giai đoạn và cần nhiều bộ phần khác nhau trong Logistics. Và một trong số đó là Warehouse. Vậy Warehouse là gì? Các loại Warehouse...