HTML là gì? Vai trò của HTML trong lập trình Website
HTML là gì? Vai trò của HTML trong lập trình web? Phân biệt HTML và HTML5? Tất cả những câu hỏi xoay quanh thuật ngữ HTML sẽ đều được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
HTML là gì?
HTML (Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ lập trình sử dụng để xây dựng và cấu trúc các thành phần trong Website. HTML tạm hiểu đơn giản như ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Người ra thường sử dụng HTML trong quá trình phân chia các đoạn văn, Heading, Blockquote, links,…
Một trang HTML cấu thành bởi rất nhiều HTML nhỏ và áp dụng quy định bằng các thẻ tag. Bạn dễ dàng phân biệt một trang web được viết bằng ngôn ngữ HTML hay PHP thông qua đường link của chính nó. Ở cuối các trang HTML sẽ có đuôi định dạng là .HTML hoặc .HTM.
HTML là ngôn ngữ lập trình web được đánh giá là đơn giản. Với trình duyệt, mọi trang web đều thể hiện tốt ngôn ngữ lập trình này. Hiện nay, với phiên bản mới nhất của HTML là HTML5 có nhiều tính năng tốt và chất lượng hơn so với phiên bản HTML cũ.
Những phần mềm lập trình HTML cơ bản:
Để quá trình lập trình web diễn ra hiệu quả và tiết kiệm bạn có thể sử dụng một số các phiên bản lập trình HTML sau đây như: PHP designer, Dreamweaver, NotePad ++, Sublime Text.
► XEM THÊM: Lập trình web là gì? Có nên học không và cần lưu ý những gì?
Cấu trúc HTML của Website là gì?
Trong một website có chứa nhiều trang con và mỗi một trang con sẽ chứa một tập tin HTML riêng. Lưu ý, HTML không phải là ngôn ngữ lập trình. Hiểu một cách đơn giản tương tự như phần mềm Microsoft Word, HTML có tác dụng bố cục và định dạng trang web. HTML kết hợp với JavaScript và CSS để trở thành một nền tảng vững chắc cho thế giới mạng.
Vai trò của HTML trong lập trình web
Như đã chia sẻ ở mục trên, HTML là ngôn ngữ dùng để đánh dấu siêu văn bản, bởi vậy có vai trò xây dựng cấu trúc siêu văn bản trên một website hoặc khai báo các tập tin kỹ thuật số như: Hình ảnh, âm nhạc, video,…
Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ sử dụng HTML để tạo một website mà HTML đóng vai trò là yếu tố hình thành trên một website, ví dụ trên một website như:
- HTML: Xây dựng cấu trúc và định dạng siêu văn bản.
- CSS: Định dạng các siêu văn bản dạng thô tạo ta từ nền tảng của HTML thành một bố cục website có màu sắc, ảnh nền,…
- JavaScript: Tạo ra sự kiện tương tác với hành vi của người sử dụng.
- PHP: Ngôn ngữ lập trình để xử lý và trao đổi dữ liệu giữa máy chủ đến trình duyệt.
- MySQL: Hệ quản trị các cơ sở dữ liệu truy vấn có cấu trúc.
Nếu website là một cơ thể hoàn chỉnh thì HTML chính là bộ xương của cơ thể không thể thiếu. Như vậy, dù website thuộc thể loại nào thì ngôn ngữ, giao tiếp đều cần áp dụng tới HTML để hiển thị nội dung ra để người truy cập có thể xem. Hiện tại, website có 2 loại chính:
Website tĩnh (static web): Một website không giao tiếp với máy chủ web để gửi nhận dữ liệu mà chỉ có các dữ liệu được khai báo thông qua HTML và trình duyệt độc.
- Website động (dynamic web): Một website giao tiếp với máy chủ để gửi và nhận dữ liệu, các dữ liệu sẽ gửi ra ngoài bằng văn bản HTML và trình duyệt sẽ hiển thị nó.
- Website động (dynamic web) – Là một website sẽ giao tiếp với một máy chủ để gửi nhận dữ liệu, các dữ liệu đó sẽ gửi ra ngoài cho người dùng thông qua HTML và trình duyệt sẽ hiển thị nó. Để một website giao tiếp được với máy chủ thì cần áp dụng ngôn ngữ lập trình dạng server-side như: PHP, Ruby, ASP.NET,…để thao tác.
Ưu điểm và nhược điểm của HTML là gì?
Ưu điểm của HTML
Bố cục, cấu trúc của trang web đều sử dụng HTML, sẽ có một số ưu điểm sau:
- Hỗ trợ với cộng đồng người dùng nhiều tài nguyên vô cùng lớn.
- Cho phép hoạt động mượt mà trên mọi trình duyệt hiện nay.
- Học HTML cũng khá đơn giản,
- Các markup sử dụng trong HTML khá ngắn gọn, có sự đồng nhất cao.
- Hoàn toàn miễn phí, sử dụng nguồn mở.
- HTML vận hành bởi W3C chuẩn cho trang web.
- Dễ dàng tích hợp với nhiều loại ngôn ngữ backend như: Node.js, PHP,…
Nhược điểm của HTML
Bên cạnh những ưu điểm của HTML còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như:
- HTML chỉ áp dụng chủ yếu cho website tĩnh. Nếu như muốn xây dựng các tính năng động thì lập trình viên cần áp dụng thêm JavaScript hoặc ngôn ngữ backen thứ 3 như: PHP,…
- Mỗi trang HTML đều tạo riêng riêng, khi có nhiều những yếu tố trùng lặp như: Footer, Header,..
- Cách đọc khó kiểm soát, trình duyệt khó hiển thị file HTML. Bởi vậy, HTML trong document sẽ sử dụng các tag trình duyệt sẽ không đọc được.
Với tính năng mới của HTML một số trình duyệt khó hỗ trợ.
► XEM THÊM: Công ty game Việt Nam lớn nhất có tuyển dụng lập trình [TOP 3]
Sự khác biệt giữa HTML và HTML5
Một điều không thể bỏ qua về mảng công nghệ thông tin chính là quá trình và cập nhật thay đổi định kỳ. Không có ngôn ngữ nào có thể tồn tại mà không có phiên bản mới và HTML không ngoại lệ. HTML5 được phát hành với mục đích chính là trải nghiệm và cải thiện cho người sử dụng Word Wide Web. Tại HTML5 có nhiều điều thú vị và thuận lợi lớn nhất của HTML5 khiến nó vượt trội hơn mọi phiên bản khác. Một số những điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy:
- HTML 5 được hỗ trợ bởi SVG, Canvas và hình dạng vector. Đối với HTML khi sử dụng vector chỉ có thể sử dụng một công nghệ khác như: silver light, VML, Flash,…
- Lưu trữ tạm thời trên web SQL databases, application cache áp dụng HTML5. Trong khi đó, HTML chỉ cache của trình duyệt cho mục đích này.
- HTML5 cho phép tăng luật parsing có tính tương thích mạnh mẽ không dựa trên SGML.
- Với Inline MathML và SVG có thể áp dụng trong văn bằng HTML5 nhưng không hỗ trợ được cho HTML.
- Một số lỗi thời của Elements bị loại bỏ hoàn toàn như: center, strike, tt, isindex, noframes, dir, font, frame, frameset, applet, basefont.
- Kiểu form như: số lượng, ngày giờ, email, số điện thoại, tìm kiếm,… đều được hỗ trợ bởi HTML5.
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp các bạn có thể nắm rõ hơn về thuật ngữ HTML là gì cũng như nắm được vai trò và những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này để hỗ trợ quá trình lập trang web diễn ra thuận lợi hơn. Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm những thông tin hữu ích khác có thể tham khảo tại NewsTimviec nhé!