Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y

Bạn là cử nhân Y – Dược mới ra trường, bạn còn nhiều bỡ ngỡ hoặc bản thân chưa có kỹ năng khi đi phỏng vấn xin việc ngành Y, đừng lo lắng vì những người tuyển dụng lĩnh vực này không quá khó tính như bạn nghĩ.

Y học là một ngành mũi nhọn nhưng chưa thực sự phát triển vượt bậc ở Việt Nam. Chất lượng bác sĩ giỏi khá khan hiếm trong khi có quá nhiều cử nhân ra trường với tấm bằng loại trung bình đang phải chật vật tìm kiếm vị trí ổn định cho mình. Phỏng vấn xin việc ngành Y cũng là hành trình gian nan của nhiều y tá, điều dưỡng viên trẻ khi chưa có đủ thực lực. Bài viết này sẽ cung cấp cho các ứng viên đang tìm việc ngành Y giải pháp vượt qua những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngành Y nhưng khó nhằn trước nhà tuyển dụng.

Điều kiện công việc nghề Y

Y học là lĩnh vực khoa học rộng lớn, tất cả đều hướng tới mục đích phục vụ sức khỏe. Có trên dưới 30 khoa khác nhau thuộc chuyên Khoa nội và Khoa ngoại.

Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y - Ảnh 1
Nghề y là công việc nhiều thử thách nhưng cũng mang lại mức thu nhập cao – Ảnh: Internet

Quá trình học hành cả chục năm của những người làm nghề Y vô cùng vất vả, các bác sĩ giỏi thường ra trường với tấm bằng đa khoa, sau đó học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư, nhà nghiên cứu,… Học vị càng cao, càng nhiều bằng cấp và kinh nghiệm, chỗ đứng trong nghề càng vững chắc.

Cơ hội nghề nghiệp của người học ngành Y

Tùy vào trình độ và năng lực, người làm nghề Y có thể đảm nhận vị trí bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, hộ lý, nhân viên y tế cộng đồng, chuyên gia nghiên cứu,… Cán bộ công nhân viên nghề y dành hầu hết thời gian của họ tại bệnh viện, phòng khám, viện nghiên cứu,… Ngày nay, ngoài các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và huyện, xuất hiện nhiều phòng khám tư nhân phục vụ khám chữa bệnh cho cộng đồng.

Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y - Ảnh 2
Bác sĩ giỏi được chào đón ở mọi nơi – Ảnh: Internet

Nhân tài trong ngành Y học được săn đón, mời gọi với mức lương thưởng cao ngất ngưởng. Tuy nhiên những người vừa ra trường với tấm bằng trung cấp, cao đẳng hay chứng nhận điều dưỡng viên lại khá chật vật. Những người này chỉ còn cách đi tu nghiệp nước ngoài hoặc theo đuổi học vị cao hơn, hoặc phải chấp nhận làm việc với tiền lương ít ỏi để tích lũy thêm số năm kinh nghiệm mới mong có được vị trí cho mình.

Tuy nhiên, nói vậy không phải bất cứ ai học nghề y ra trường cũng không xin được việc. Theo kết quả khảo sát những năm gần đây, tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ lý, y tá xin vào các bệnh viện, cơ sở khám bệnh tư nhân khá cao, hầu như ai cũng có việc làm vào năm đầu tiên sau khi nhận bằng tốt nghiệp. Đó là tín hiệu đáng mừng cho những người đang theo đuổi ước mơ nghề này.

Đứng trước mỗi cuộc phỏng vấn xin việc ở bệnh viện, nhiều ứng viên ngành y bỡ ngỡ lo lắng vì không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình những gì. Đặc biệt, người phỏng vấn thường là các bác sĩ đi trước, dày dặn kinh nghiệm nên các bạn trẻ càng hồi hộp hơn.

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Với các ứng viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, người tuyển dụng chỉ có thể nhìn vào hồ sơ để đánh giá kiến thức của bạn. Ngoài ra, những câu hỏi đều xoay quanh bản thân ứng viên như điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bạn. Hãy đưa ra ví dụ về những nơi bạn từng làm hoặc từng thực tập khi còn đi học (tất nhiên là phải liên quan đến nghề y), hoặc nếu bạn đã được thực hành tại trường lớp thì cũng hãy kể hết ra bằng cách khéo léo và ngắn gọn nhất. Bạn phải cho họ biết bạn thực sự có điểm nổi trội gì.

Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y - Ảnh 3
Học cách biến điểm yếu thành sự phấn đấu trong khi phỏng vấn – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, hãy biến điểm yếu thành sự học hỏi. Đừng phô trương quá mức hay kể lể, giải thích cho mặt yếu kém của mình, hãy thật thà chia sẻ với nhà tuyển dụng nhưng khéo léo để họ cảm thấy điểm yếu đó không ảnh hưởng đến vị trí bạn xin làm. Thay vì nóiTôi không làm được“, “Tôi chưa làm bao giờ thì hãy nói Tôi đang tìm hiểu và đang cố cải thiện vấn đề đó“, “Tôi tin chắc mình có thể làm được khi bắt tay vào việc”. Điều này sẽ giúp người phỏng vấn có thêm niềm tin ở bạn.

Bạn có điều gì mới mẻ mang lại cho chúng tôi mà người khác không có?

Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngành y, nhưng câu hỏi dạng này chính xác là để nhà tuyển dụng có được đáp án nên chọn bạn hay không vì suy cho cùng phỏng vấn được mở ra chính là để tìm những ứng viên xứng đáng nhất. Khả năng nổi bật của bạn chính là bàn cân so sánh bạn với những người khác. Sẽ cực hiệu quả nếu bạn có được vài lý do chắc “như đinh đóng cột” khiến người tuyển dụng phải chú ý đến bạn.

Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y - Ảnh 4
Khẳng định mình có thể làm được nếu trúng tuyển – Ảnh: Internet

Đây cũng là cơ hội để nhắc lại những điểm mạnh bên trên, hãy cho họ biết bạn xứng đáng được chọn vì: Bạn có kinh nghiệm thực tập ở nơi tốt nhất, được học các chuyên gia đầu ngành hướng dẫn, có sự ứng biến nhạy bén trong những trường hợp cấp cứu khẩn cấp hoặc khi có vấn đề xảy ra. Có kỹ năng chăm sóc người bệnh mà không sợ sệt máu me, vi khuẩn,… Làm việc được trong môi trường áp lực cao và có thể trực đêm, tăng ca bất cứ khi nào.

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Câu hỏi tế nhị nhưng khá nhiều nơi đặt ra cho bạn vì họ muốn thăm dò xem mục đích làm việc của bạn họ có đáp ứng được không. Vì thế, nếu không muốn bị đánh trượt, bạn hãy tìm hiểu về mức lương chung cơ bản của viên chức ngành y cùng cấp bậc hoặc mức thù lao của nhân viên tại đó.

Bạn chưa có kinh nghiệm thì đừng nên “trả giá” cao quá. Nếu không biết họ muốn trả bao nhiêu, bạn có thể khéo léo đặt ngược câu hỏi: “Tôi hy vọng được làm việc ở đây với mức lương đủ để ổn định cuộc sống, không biết hiện tại mức thù lao cho nhân viên tại phòng khám là bao nhiêu ạ?“. Câu trả lời vừa tế nhị lại có thể giải quyết cả thắc mắc của bạn.

Bạn có biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình ở đây là gì không?

Không ai dám tuyển một nhân viên cứ ngơ ngơ khi có trường hợp khẩn cấp hoặc bệnh nhân lên cơn đau cần ứng cứu. Vì thế, nghĩa vụ của nhân viên y tế chính là phục vụ bệnh nhân với lòng chân thành, sự tận tụy và chu đáo, không nề hà công việc. Không chỉ chăm sóc về bệnh tật, còn phải động viên tinh thần, giúp bệnh nhân nhanh chóng vượt qua cơn đau và được an tâm điều trị.

Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y - Ảnh 5
Phải biết được quyền và nghĩa vụ khi làm nhân viên y tế – Ảnh: Internet

Câu hỏi phỏng vấn ngành y này để bạn biết được quyền của các nhân viên ngành y là được người đi trước đào tạo, chỉ dạy, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Từ chối công việc ảnh hưởng đến sinh mạng con người hoặc tham nhũng. Được hưởng mọi quyền lợi về hoạt động nghề nghiệp. Hãy mạnh dạn nói lên với nhà tuyển dụng mong muốn của bạn.

Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

Không có bệnh viện hay phòng khám nào thích tuyển người, đào tạo cho họ xong lại không được họ cống hiến. Bạn nên khẳng định mình sẽ phấn đấu trở thành một bác sĩ, y tá hay điều dưỡng viên giỏi sau 2 năm làm việc. Dù mục đích sau cùng là gì thì cũng tuyệt đối tránh đề cập việc muốn chuyển đến nơi mới có điều kiện tốt hơn sau khi đủ kinh nghiệm. Chú ý luôn bám sát vào vị trí ứng tuyển để trả lời các câu hỏi phỏng vấn ngành y này.

Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc ngành Y

Trong quá trình trao đổi với người phỏng vấn bạn, hãy luôn chú ý 3 yếu tố:

  • Tự tin và thẳng thắn
  • Không nên thú nhận là mình không biết điều gì đó
  • Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng

Bạn nên tự tin như thể mình đã được nhận vào vị trí này và đây chỉ là bài kiểm tra nhỏ để có được tâm lý thoải mái nhất. Đồng thời hãy biến cuộc phỏng vấn xin việc thành cuộc trò chuyện, trao đổi với các bác sĩ bậc “tiền bối” bằng các câu hỏi ngược để nhận được chia sẻ từ họ.

Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y - Ảnh 6
Hãy biến cuộc phỏng vấn thành cuộc trò chuyện thân thiện với bác sĩ – Ảnh: Internet

Nắm chắc những phương thức được chia sẻ trên đây, cuộc phỏng vấn xin việc ngành Y của bạn sẽ thành công 100%. Những bác sĩ phỏng vấn bạn thường không quá đòi hỏi bạn phải có khả năng làm được quá nhiều việc, họ sẽ xem xét thái độ, cách ứng xử của bạn thông qua việc trả lời các câu hỏi để quyết định có nhận bạn hay không.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.