Bộ 6 câu hỏi thường gặp cho người phỏng vấn xin việc ở bệnh viện
Phỏng vấn xin việc ở bệnh viện là quá trình bắt buộc của ứng viên ngành y dược sau khi ra trường. Loạt những câu hỏi khi đi phỏng vấn ở bệnh viện được nêu ra trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và đạt kết quả tuyển dụng như mong muốn.
- Bộ 5 câu hỏi “hóc búa” ứng viên hay gặp khi phỏng vấn xin việc ngành y
- 5 yếu tố bắt buộc phải có nếu muốn phỏng vấn xin việc ở Spa thành công
Cũng như cử nhân các ngành nghề khác, cử nhân Y dược sau khi tốt nghiệp cũng phải trải qua quá trình xin việc khắc nghiệt mới có thể tìm được chỗ làm ưng ý. Nhưng nhiều người cho biết họ rất sợ khi phải phỏng vấn xin việc ở bệnh viện, trong đó kinh nghiệm tuyển dụng ít ỏi là lý do chính khiến họ gặp phải vấn đề này. Để tránh sự bỡ ngỡ, bối rối khi tham gia ứng tuyển, hãy tham khảo ngay bộ những câu hỏi phỏng vấn bệnh viện thường gặp nhất dưới đây và chủ động tìm ra phương án trả lời hợp lý.
Giới thiệu về bản thân trong phỏng vấn xin việc vào bệnh viện
Đây là dạng câu hỏi phổ biến nhất chắc chắn sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn, tóm tắt về họ tên, trường đại học, ngành học, bệnh viện hiện tại đang công tác (đối với người đã đi làm), bệnh viện đang thực tập (với sinh viên vừa ra trường). Tránh lan man, dài dòng và đưa ra những thông tin thừa thãi không cần thiết, làm mất thời gian hai bên.
Tuy đây là câu hỏi thông thường khi xin việc vào bệnh viện nhưng để có thể trả lời trôi chảy, nhuần nhuyễn, tốt nhất bạn nên tập nói trước gương vài lần trước khi tham gia phỏng vấn ở bệnh viện.
Câu hỏi phỏng vấn vào bệnh viện thứ 2: Nêu các hành vi bị cấm trong quy định khám chữa bệnh của Bộ Y tế?
Trong kinh nghiệm phỏng vấn ở bệnh viện thì câu hỏi này là rất cần thiết. Bởi nếu như bạn không thể nắm được những hành vi bị nghiêm cấm trong quy định của bộ y tế thì phía bệnh viện sẽ loại bạn khỏi danh sách ứng viên ngay lập tức.
Những hành vi bị cấm trong quy tắc khám chữa bệnh:
- Hành nghề khi không có chứng chỉ khám chữa bệnh được Bộ Y tế cấp phép.
- Nhận tiền hối lộ của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân trong lúc đang khám chữa bệnh.
- Từ chối không cấp cứu hoặc cố tình kéo dài thời gian cấp cứu khi bệnh nhân đang gặp nguy cấp.
- Uống rượu bia, chất cồn, thuốc lá, chất kích thích trong khi đang khám chữa bệnh.
- Trong đơn kê cho bệnh nhân xuất hiện các loại thuốc chưa được Bộ Y tế cấp phép và lưu hành.
- Khám chữa bệnh vượt quá phạm vi trình độ chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề.
- Lợi dụng lúc thăm khám để xâm hại đến tinh thần, thân thể và danh dự bệnh nhân.
- Tẩy, xóa, thay đổi bệnh án.
Theo luật của Bộ Y tế, bệnh nhân có quyền lợi gì trong quy định khám chữa bệnh?
Khi bạn đang tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh viện hay và thường gặp, thì câu hỏi này là hoàn toàn hợp lý. Để trả lời phỏng vấn bệnh viện một cách trôi chảy thì bạn phải nắm rõ những quyền lợi sau của bệnh nhận khi khám chữa bệnh:
- Bệnh nhân có quyền lợi được nhận sự thăm khám, tư vấn điều trị đồng thời được bác sĩ nói rõ, giải thích kĩ càng về tình trạng sức khỏe và các phương pháp khám chữa bệnh.
- Được tiếp nhận những dịch vụ khám chữa bệnh tiên tiến và hiệu quả nhất.
- Được quyền chấp nhận hoặc từ chối việc điều trị của bệnh viện.
- Được bảo mật thông tin trong hồ sơ bệnh án, tình trạng bệnh.
- Trong trường hợp một bệnh nhân phải cấp cứu mà không có người thân, người giám hộ hay bạn bè bên cạnh, lúc đó để bảo vệ tính mạng của bệnh nhân lúc nguy cấp, người đứng đầu khoa sẽ chịu trách nhiệm bảo lãnh.
- Được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
- Được chăm sóc và phục vụ tận tình
- Được quyền khiếu nại các dịch vụ khám chữa bệnh lên cơ quan có thẩm quyền khi gặp phải tình huống gây bức xúc.
Trả lời phỏng vấn bệnh viện: Trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, hành vi nào bị cấm?
Câu hỏi phỏng vấn bệnh viện này cũng có khả năng gặp phải khi đi phỏng vấn xin việc ở bệnh viện. Bạn có thể trả lời những câu hỏi khi phỏng vấn xin việc bệnh viện kiểu này theo phương hướng sau:
- Cố tình nhân rộng phạm vi lây lan của dịch bệnh truyền nhiễm.
- Không khai báo, cố tình che dấu hoặc khai báo sai thông tin về dịch bệnh của người dân.
- Không triển khai và tuyên truyền đến người dân các phương pháp phòng chữa bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y Tế.
- Cố tình sai phạm, không chấp hành quy định trong công tác phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
Quy tắc ứng xử của viên chức ngành y khi tham gia hành nghề theo quy định?
Khi phỏng vấn xin việc vào bệnh viện thì không thể thiếu câu hỏi này, bởi nếu như bạn không thể nắm được quy tắc ứng xử đối với bệnh nhân thì bạn sẽ không thể trở thành một y, dược sĩ tốt được. Những quy tắc đó là gì:
- Không cố tình làm trái các quy định về nghĩa vụ viên chức
- Giữ vững đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề, thăm khám chữa bệnh cho người dân theo tiêu chuẩn lành mạnh, hợp pháp.
- Liên tục nâng cao kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ và trình độ chuyên môn. Cập nhật phương pháp chữa bệnh mới nhất, tránh để bản thân lạc hậu.
- Luôn có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự của bản thân, của đơn vị mình đang công tác.
- Chủ động trong công việc, có kỷ luật, nguyên tắc, chấp hành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Không lợi dụng chức vụ, danh tiếng của đơn vị để trục lợi cá nhân hay quá đề cao bản thân mình trong tổ chức.
- Không chia bè kết phái, phân biệt đố kị, làm hại đến đồng nghiệp của mình.
- Phấn đấu vì sự phát triển cá nhân và sự vững mạnh của đơn vị.
Chế độ làm việc và cách hoạt động của cán bộ y tế được quy định như thế nào?
Khi bạn xin việc vào bệnh viện thì hẳn bạn sẽ quan tâm chế độ làm việc cũng như cách hoạt động của bệnh viện mà bạn đang ứng tuyển. Trong kinh nghiệm phỏng vấn ở bệnh viện thì đây là câu hỏi bạn có thể đặt ngược lại với bệnh viện nếu như họ chưa phổ biến cho bạn:
- Cán bộ y tế làm việc theo chế độ 8 giờ/ngày, được phân công ca trực 24/24 kể cả ngày chủ nhật hay lễ Tết.
- Thực hiện công tác tuyên truyền về vệ sinh, dịch bệnh đến người dân. Bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
- Được hưởng các chế độ phúc lợi, ngày nghỉ phép theo quy định nhà nước.
►Khám phá các vị trí việc làm y tế Hà Nội đang tuyển dụng
Lý do ứng viên ngành y mất điểm khi phỏng vấn xin việc ở bệnh viện
Nhiều cử nhân ngành y dược sau khi ra trường đã gặp khó khăn khi đi xin việc làm, bên cạnh lý do cung nhiều hơn cầu thì những sai lầm trong kỹ năng phỏng vấn khi đi phỏng vấn xin việc ở bệnh viện cũng khiến ứng viên tự làm mất đi cơ hội của mình. Những lưu ý khi phỏng vấn xin việc ngành y là gì:
- Bị động trong việc tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh viện cũng như vị trí làm việc bạn muốn ứng tuyển.
- Không xác định rõ được bản thân có thể làm gì cho bệnh viện khi làm việc tại đây.
- Ứng viên thiếu kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế do lúc học không có định hướng cụ thể, không chăm chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn và cọ xát thực tiễn.
- Đưa ra các câu hỏi thiếu chiều sâu. Điều mà các ứng viên ngành y quan tâm là đi làm ở đâu, thời gian làm việc thế nào, có cần tiếng Anh không… Tuy đó là các vấn đề cần quan tâm nhưng khi thực hiện phỏng vấn, bạn nên có những câu hỏi thể hiện mức độ quan tâm công việc như nhân viên mới được đào tạo thế nào, các công việc phải làm hay tiêu chuẩn vì để đáp ứng được yêu cầu bệnh viện giao.
- Không có tác phong ứng tuyển chuyên nghiệp qua email, số điện thoại, …
Bên cạnh việc tìm hiểu trước các câu hỏi phỏng vấn xin việc ở bệnh viện để chuẩn bị câu trả lời thì ứng viên cũng nên tập cho mình thái độ tốt nhất khi tham gia ứng tuyển. Kinh nghiệm đi phỏng vấn bệnh viện cho thấy bạn không nên tỏ ra quá e dè, ngại ngùng mà phải thể hiện sự tự tin, quyết đoán, nhìn thẳng người đối diện để tạo niềm tin bước đầu. Ngoài ra, thay vì chỉ trả lời phỏng vấn bệnh viện, hãy biết cách đặt ra những câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng và thiện cảm hơn.