Mẫu CV xin việc mới nhất 2022 ngành dịch thuật, việc làm trong tầm tay
Không khó để sở hữu mẫu CV xin việc mới nhất ngành dịch thuật nhưng trước khi tiến hành tạo CV của riêng mình, bạn cần có cái nhìn đa chiều về ngành này.
- Loạt điều nên và không nên khi điền 8 mục trong mẫu CV tiếng Anh
- Mẫu CV tiếng Việt ngành ngân hàng, ứng viên nộp đâu trúng đó
- 5 lỗi nên tránh lúc trả lời những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
Dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như văn hóa. Nghề dịch thuật không bao giờ lỗi thời nhưng luôn được coi là một ngành nghề khó, chỉ dành cho những người kiên trì, không ngại cặm cụi bên cuốn từ điển. Nếu bạn theo đuổi ngành nghề này, hãy trang bị ngay cho mình mẫu CV xin việc mới nhất để phát triển sự nghiệp nhé.
Dịch thuật là ngành gì?
Dịch thuật là hoạt động cầu nối giúp cho những người không nói cùng một ngôn ngữ có thể hiểu được điều mà người khác diễn đạt. Nói cách khác, dịch thuật là đem thông tin được diễn đạt bằng ngôn ngữ này (gọi là ngôn ngữ nguồn) diễn đạt lại bằng ngôn ngữ khác (gọi là ngôn ngữ đích).
Dịch thuật có hai hình thức là dịch nói và dịch viết. Dịch nói là sự chuyển đổi giữa hai loại ngôn ngữ khác nhau trong việc diễn đạt cùng một thông tin. Dịch viết là sự chuyển đổi giữa hai loại văn bản trong việc diễn đạt cùng một thông tin. Dịch nói và dịch viết tuy khác nhau về hình thức, nhưng tính chất thì lại giống nhau, quá trình dịch thuật về cơ bản cũng là giống nhau.
Dịch thuật có 5 lĩnh vực chính là: Biên dịch, Phiên dịch, Dịch hội nghị, Dịch đuổi, Dịch cabin. Dịch đuổi/ Dịch nối tiếp là khi diễn giả, khách mời… nói hay phát biểu xong một đoạn, người dịch sẽ chuyển tiếp sang ngôn ngữ khác. Dịch cabin là quá trình người phát biểu và phiên dịch viên diễn ra song song đồng thời. Dịch thuật công chứng cũng là 1 trong những ngành quan trọng không kém phục vụ nhu cầu đời sống, giáo dục,…
Cơ hội việc làm ngành dịch thuật
Nhờ có dịch thuật và các phần mềm dịch thuật mà hầu hết mọi người đến từ các nước khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau có thể giao lưu và hiểu được nhau. Trong xã hội thông tin ngày nay, dịch thuật càng có vai trò quan trọng hơn bởi sự giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau giữa con người không bao giờ ngừng nghỉ. Dịch thuật:
- Cần thiết, vì nó giúp nhiều người, qua bản dịch, xâm nhập vào được nhiều nền văn hoá.
- Bổ ích, vì người dịch thường chọn cái hay để có hứng thú dịch, nên người đọc cũng sẽ đọc được cái hay.
- Thú vị, vì qua từng từ, từng câu nhiều vấn đề dần dần hiện ra; người dịch sẽ thú vị đầu tiên.
Trong nền kinh tế hội nhập, hầu hết các lĩnh vực như xây dựng, y tế, tài chính, du lịch,… đều sử dụng những tài liệu chuyên ngành cả tiếng Việt cũng như ngoại ngữ. Với xu thế phát triển quốc tế thì dịch vụ dịch thuật đối với việc kinh doanh và trao đổi văn hóa là vô cùng thiết yếu.
Để giải quyết những vấn đề gặp phải khi giao tiếp với bạn bè quốc tế, cũng như các hồ sơ hay hợp đồng của đối tác thì cần phải có dịch vụ dịch thuật đi kèm. Dịch thuật là yếu tố quan trọng giúp hai bên hiểu rõ nhau hơn vì vậy các doanh nghiệp đều phải có sự hợp tác với một dịch vụ dịch thuật để hỗ trợ họ khi cần thiết. Nó vừa có tính thống nhất vừa nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt đối tác.
Trong các ngành nghề thì ngành giáo dục là ngành sử dụng dịch vụ dịch thuật nhiều nhất. Đa số các tác phẩm văn chương, triết học, những tài liệu hỗ trợ cho việc trồng người đều xuất phát từ các ngôn ngữ khác nhau ngoài tiếng Việt. Tất cả chúng đều được dịch ra tiếng Việt một cách chính xác và thoát nghĩa. Để làm được điều này thì cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp về dịch thuật. Bởi mỗi tác phẩm đều mang trong mình những ngữ cảnh và văn hóa khác nhau nên đòi hỏi người dịch phải có trình đôi chuyên môn và am hiểu tường tận ngôn ngữ đó.
Đối với các ngành nghề khác cũng vậy, từ lĩnh vực kinh doanh cho đến văn hóa nghệ thuật, những khó khăn trở ngại về ngôn ngữ là rào cản cho sự giao lưu, gắn kết các mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới với Việt Nam và ngược lại. Vì vậy dịch thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp mang lại sự gần gũi giữa các quốc gia.
Người Việt muốn sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài hoặc người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc ở Việt Nam thì họ cần phải sử dụng đến dịch vụ công chứng để hai bên có thể hiểu rõ nhau hơn và đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Mẫu CV xin việc mới nhất ngành dịch thuật bằng tiếng Anh
Giống như các ngành khác, CV ngành dịch thuật cũng bao gồm 5 mục cơ bản:
Profile – Thông tin cá nhân
- Full name – Họ tên đầy đủ
- Gender – Giới tính
- Date of birth – Ngày/tháng/năm sinh
- Nationality – Quốc tịch
- Marital status – Tình trạng hôn nhân
- Phone number – Số điện thoại
- Address – Địa chỉ
- Portrait – Ảnh chân dung
Education (Học vấn)
- University – Tên trường
- Time – Thời gian học
- Major – Chuyên ngành
- GPA – Điểm trung bình
- Certifications – Giấy chứng nhận (nếu có)
Working Experiences – Kinh nghiệm làm việc
- Job Title – Tên công việc
- Time – Thời gian làm (Ví dụ: June, 2018 – Present)
- Company – Tên công ty
- Main responsibilities – Nhiệm vụ chính
Achievements – Thành tựu, thành quả
- Nêu bật những đóng góp cụ thể của bạn trong phần thành tựu qua những gì bạn đã gặt hái được.
Skills – Kỹ năng
- Nêu ra các kỹ năng giúp ích cho vị trí đang ứng tuyển, có thể đưa minh chứng ngắn gọn những kỹ năng đạt được qua công việc gì, hoạt động gì…
Career Objectives – Mục tiêu nghề nghiệp
Mục này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra tầm nhìn, chí tiến thủ, định hướng phát triển công việc của bạn đến đâu.
- Đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng, ngắn hạn, dài hạn.
- Nêu rõ những vị trí mà mình tìm kiếm để tránh bị giao những công việc không có khả năng đảm nhận.
- Chứa những “keywords” (từ khóa) chuyên ngành dịch thuật.
Những kỹ năng, phẩm chất nên được nhắc đến trong mẫu CV xin việc mới nhất ngành dịch thuật
- Sử dụng tiếng mẹ đẻ nhuần nhuyễn.
- Trí nhớ tốt, phản xạ nhanh, xử lý tình huống linh hoạt và khả năng phán đoán tốt.
- Cầu thị, chu đáo và có trách nhiệm trong công việc.
- Khả năng tổ chức công việc tốt.
- Có đôi tai và thanh quản khỏe, giọng nói dễ nghe, lưu loát, nhấn nhá đúng chỗ, phát âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc.
- Nắm vững, sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các cấu trúc câu với vốn từ vựng phong phú, tra từ điển đúng cách.
- Am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực, chuyên ngành của hội thảo, hội nghị để sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành chính xác và hiệu quả.
- Tinh thần thoải mái, chịu được áp lực công việc, biết kiểm soát cảm xúc cá nhân không để ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Tập trung cao độ vào buổi dịch, không để bị phân tâm bởi những tác động của ngoại cảnh.
- Kỹ năng tốc ký.
- Vận dụng trí nhớ ngắn hạn.
Lưu ý khác khi viết mẫu CV xin việc mới nhất
- Độ dài hợp lý của CV nên từ 2-3 trang, bố cục gọn gàng
- Phông chữ đơn giản, không được viết tắt
- Sử dụng từ ngữ chuyên ngành miêu tả chính xác nhất về công việc, kĩ năng
- Sử dụng ảnh chân dung sáng sủa, mặc trang phục công sở lịch sự, không photoshop lòe loẹt
- Tránh các từ ngữ sáo rỗng, khoe khoang, “đao to búa lớn”
- Cung cấp những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục.
- Sử dụng các từ bắt đầu trong câu ở dạng tương xứng khi liệt kê, ví dụ cùng là động từ đuôi -ing hoặc danh từ,…
- Trích dẫn câu nói tâm đắc tạo sự chuyên nghiệp, ấn tượng
- Trung thực với những thông tin đưa ra
- Rà soát lỗi chính tả – điều cấm kị trong 1 hồ sơ xin việc
Xem thêm:
- Sàng lọc CV xin việc: Các thao tác cần đảm bảo để không bỏ sót nhân tài
- Tổng hợp CV tham khảo các nhóm ngành, áp dụng có việc ngay
- Cách viết CV xin việc: 7 lỗi sai gây mất điểm với nhà tuyển dụng
Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành dịch thuật cũng như mẫu CV xin việc mới nhất ngành này. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý!
Alex