5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

CV xin việc cho sinh viên mới ra trường rất cần thiết đối với sinh viên, khắc phục được những lỗi trong khi viết CV chắc chắn bạn sẽ có một bản sơ yếu lý lịch đẹp, chỉn chu, mang lại hiệu quả cao.

Bản CV chuyên nghiệp, sáng tạo là vũ khí lợi hại dễ dàng hạ gục được nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kỹ năng viết CV sao cho ấn tượng, đặc biệt còn nhiều thiếu sót. Hầu hết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường thường còn nhiều thiếu sót, mắc những lỗi “ngớ ngẩn”. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều đó.

5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 1
Bản CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đồng thời, CV xin việc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được lọt vào phỏng vấn hay không? Nhà tuyển dụng xem xét chúng đầu tiên khi nhận hồ sơ của một ứng viên, cho nên bạn hãy tạo ra một mẫu CV ấn tượng có nội dung phù hợp nhất với vị trí công việc mà bạn đang mong muốn vào làm.

Dưới đây, là những sai lầm thường xuyên có trong bản CV xin việc làm, các bạn cần khắc phục ngay tức khắc.

CV xin việc cho sinh viên mới ra trường gồm những gì?

  • Thông tin cá nhân: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, Email, Địa chỉ liên hệ,…
  • Trình độ học vấn, chứng chỉ: Bạn nên viết cấp học từ Cao đẳng – Đại học trở lên. Ngoài ra, bạn có thể liệt kê các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn đã theo học ở Trung tâm.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Ở phần này, bạn cần nêu rõ những dự định, mong muốn của mình sẽ đạt được trong tương lai, tuyệt đối là phải phù hợp với vị trí ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đây là một trong những phần quan trọng nhất trong bản CV, bởi lẽ nhà tuyển dụng khi nhìn vào mục này, họ có thể đánh giá định hướng công việc cũng như thái độ làm việc của ứng viên. Cho nên, bạn hãy viết vào CV những công việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường ít kinh nghiệm, có thể thay thế bằng việc trình bày các hoạt động xã hội, ngoại khóa để thể hiện sự năng động, nhiệt huyết của mình.
  • Kỹ năng: Trong CV, bạn nên liệt kê các kỹ năng liên quan tới công việc như: Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng văn phòng, kỹ năng quản lý thời gian,…
5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 2
Cần trình bày đủ những nội dung cần thiết trong CV

5 sai lầm trong mẫu CV cho sinh viên mới ra trường

1. Sai lỗi chính tả

Sai lỗi chính tả là một trong những sai lầm tối kị nhất của bản CV xin việc, nó có thể khiến nhà tuyển dụng loại bỏ hồ sở của bạn ngay lập tức mà chẳng cần suy nghĩ. Từ lỗi này, họ sẽ đánh giá bạn không chỉ là người cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp mà còn là người có năng lực trình độ thấp, chưa thực sự nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển.

5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 3
Hạn chế lỗi chính tả trong CV xin việc làm

Bên cạnh đó, ngữ pháp cũng là yếu tố bạn cần chú ý trong quá trình viết CV. Câu văn lủng củng, không có chủ vị rõ ràng, hay thiếu từ ngữ chuyên ngành, sử dụng các thuật ngữ đơn giản, không sáng tạo. Những điều này khiến nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người không có chuyên môn và kỹ năng giao tiếp kém. Để đảm bảo CV của bạn không mắc những lỗi chính tả, ngữ pháp, trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng bạn nên đọc lại nhiều lần và kiểm soát lại lỗi chính tả.

2. Sử dụng quá nhiều phông chữ cho bản CV

Đã có nhiều bạn sinh viên khi mới bắt đầu viết hồ sơ xin việc, đã chọn nhiều phông chữ khác nhau trong một mẫu CV để tạo điểm nhấn cho từng phần. Tuy nhiên, việc này sẽ bị đánh giá là không có tính thẩm mỹ, và tạo cảm giác nhức mắt cho người đọc.

5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 4
Hạn chế sử dụng quá nhiều phông chữ trong CV

Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng một phông chữ cho toàn bộ CV, hoặc bạn có thể lựa chọn phương án khác như: sử dụng một phông chữ cho các tiêu đề chính và một phông chữ cho nội dung cần triển khai. Một số phông chữ dễ đọc, chuyên nghiệp như: Arial, Times New Roman, Tahoma.

3. Trình bày dài dòng, thiếu khoa học

Các bạn sinh viên khi mới bắt tay vào viết CV, thường giới thiệu bản thân quá dài hay cho tất cả mọi thứ vào trong CV để chứng tỏ mình là một ứng viên nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu một CV lan man, không cô đọng, khả năng CV đó bị loại là rất lớn.

Do vậy, bạn chỉ nên chú trọng vào những điểm chính bạn muốn nhà tuyển dụng lưu tâm nhất. Bạn hãy cố gắng viết từng mục rõ ràng, diễn đạt các câu ngắn gọn, súc tích theo dạng tin tức, hoặc dùng các dấu gạch đầu dòng để các ý chính được nổi bật hơn.

5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 5
Trình bày dài dòng là một điểm trừ trong CV của bạn

Cụ thể: Khi đọc được tin tuyển dụng của công ty, bạn nên đọc thật kỹ phần mô tả công việc để hiểu những yêu cầu cần có cho vị trí ứng tuyển là gì? Bởi vì mỗi bản CV nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành ra một vài phút để đọc và tìm hiểu về ứng viên. Cho nên, họ chỉ tập trung vào những đề mục quan trọng nhất như: kinh nghiệm làm việc, ứng viên có những kỹ năng gì?…

Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp bản CV của mình theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn theo trình tự thời gian từ gần đến xa. Từ đó, họ sẽ dễ hình dung và nắm được nội dung cơ bản nhất của bạn. Tránh mục nào cũng liệt kê dài lê thê, không có trọng tâm chính.

4. Không trình bày những lợi ích mang lại cho công ty

Thông thường, ở CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, các ứng viên chỉ tập trung viết những lợi ích của bản thân có được, mà quên đi mất nó không mấy liên quan đến công việc ứng tuyển. Sai lầm này, gây hậu quả khá nghiêm trọng cho bạn bởi lẽ những nhà tuyển dụng sẽ chọn người phù hợp nhất với công việc, chứ không phải là người giỏi nhất.

5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 6
Nên trình bày những lợi ích mà bạn mang lại cho công ty

Do vậy, trong CV bạn cần tạo được mối liên kết giữa bạn và công ty tuyển dụng đang mong muốn, bằng cách bạn hãy nêu ra những giá trị của bạn và nó giúp ích cho công việc như thế nào?

5. Gửi email cho nhà tuyển dụng không đặt tên tệp đính kèm

Khi bạn đã hoàn thành được toàn bộ nội dung trong CV một cách xuất sắc nhất, thế nhưng bạn đã quên mất không đặt tên tệp đính kèm khi gửi email CV xin việc cho nhà tuyển dụng. Đây là một trong những lỗi mà rất nhiều ứng viên hay mắc phải. Tuy nó là một lỗi nhỏ, nhưng nó lại thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp.

Bạn hãy dành một chút thời gian thay đổi tên tệp đầy đủ và chỉn chu nhất. Cụ thể: Bạn nên đặt tên tệp liên quan trực tiếp đến nội dung chính, chỉ với điểm sáng nhỏ này, bạn sẽ được khen ngợi là người có chuyên nghiệp. Ngoài ra, khi lưu CV bạn có thể dùng file PDF, định dạng này sẽ giúp CV xin việc của bạn trở nên dễ đọc, không bị lỗi.

5 sai lầm trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường - Ảnh 7
Ảnh minh họa – nguồn ảnh: internet.

CV xin việc là hình ảnh đại diện của bản thân, cho nên hãy thể hiện nó một cách thật ấn tượng, đẹp nhất có thể. Thế nhưng, không phải ứng viên nào cũng thực hiện tốt công việc này, có rất nhiều người trong quá trình xin việc mắc phải những lỗi đáng tiếc, đặc biệt thường xuất hiện ở CV cho sinh viên mới ra trường, họ là người chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu khắc phục những sai lầm trên, chắc chắn bạn sẽ có được bản CV hoàn chỉnh, bước đến vòng phỏng vấn một cách dễ dàng.

► Tham khảo những thông tin việc làm mới nhất tại: https://news.timviec.com.vn/


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.