Phỏng vấn IT: Cử nhân mới tốt nghiệp nên xem để phỏng vấn thành công
Nhu cầu tuyển dụng IT của các doanh nghiệp hiện đang ngày càng tăng trưởng cao do sự phổ biến của mạng internet hiện nay. Và để có thể chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn IT, các cử nhân mới tốt nghiệp nên chú ý những điều dưới đây nhé!
Xem thêm:
- IT support là gì? Tìm hiểu về công việc “làm dâu trăm họ” siêu đặc biệt
- Tester là gì? Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn và đáp án nhất định làm hài lòng NTD
Phỏng vấn IT cần phải có kỹ năng mềm tốt
Không chỉ với vị trí phỏng vấn IT, ở các vị trí việc làm khác nhau, nhà tuyển dụng đều cần ứng viên phải có kỹ năng mềm. Những nhà tuyển dụng hiện muốn đảm bảo rằng các nhân viên tương lai của mình có thể tương tác tốt với các đồng nghiệp trong công việc.
Cùng với đó là việc có thể đàm phán, thuyết phục tốt đối với các khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, nếu như bạn là một người có kỹ năng giao tiếp tốt, nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng đặt niềm tin vào bạn cho dù phải mất công đào tạo lại.
Để chứng tỏ mình là một người có kỹ năng mềm tốt trong buổi phỏng vấn xin việc IT. Bạn không nên để lộ ra sự lo lắng cho nhà tuyển dụng. Hãy giữa cho mình một phong thái tự tin cùng với cách trả lời cứng rắn ở trong cuộc phỏng vấn.
Với những sinh viên IT mới ra trường nên nhớ, nhà tuyển dụng đang dành thời gian để bạn có đất thể hiện tài năng của mình. Vì thế, hãy cứ là chính bạn trong buổi phỏng vấn. Điều đó mới thực sự là điều mà các nhà tuyển dụng muốn.
Một điều lưu ý cho các bạn, rằng những kỹ năng mà bạn show ra cho nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn phải đúng với những gì bạn viết trong CV xin việc hay thư xin việc của mình. Nếu không, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người “lẻo mép”, những kỹ năng bạn nói chỉ là “chém gió” trong một thời điểm tạm thời mà thôi!
Những câu hỏi khi phỏng vấn IT sẽ chủ yếu về kiến thức chuyên môn
Với nhiều công ty công nghệ, vòng phỏng vấn xin việc IT thì kiểm tra kiến thức chuyên môn là điều mà ứng viên bắt buộc phải trải qua. Tuy nhiên đây là chính là điều mà các ứng viên mới ra trường cảm thấy thiếu tự tin nhất.
Trong buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn, tự học hỏi các kiến thức công nghệ của bạn đến đâu.
Bạn hãy nên trung thực với kiến thức chuyên môn mà mình nắm được. Việc trung thực mới chính kiến thức chuyên môn của mình sẽ khiến nhà tuyển dụng IT nghĩ rằng bạn vẫn luôn có chí tiến thủ và sẵn sàng dành công sức để đào tạo thêm cho bạn.
Còn nếu chẳng may gặp phải những câu hỏi không đúng với sở trường mà bạn vẫn cố gắng trả lời viển vông không trọng tâm, bạn chắc chắn đã mất điểm trong mắt của nhà tuyển dụng. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới kết quả phỏng vấn của bạn.
Điểm qua một vài câu trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc IT thường gặp:
- Bạn có những bằng cấp gì?
- Bạn quan tâm gì ở vị trí này?
- Bạn đã sử dụng các công cụ hoặc quy trình tự động xây dựng nào?
- Bạn đã sử dụng công cụ phát triển nào?
- Bạn đã sử dụng những ngôn ngữ lập trình nào?
- Bạn đã sử dụng công cụ kiểm soát nguồn nào?
- Bạn thường xem các trang web kỹ thuật nào?
- Bạn đã từng phải thay đổi thiết kế dựa trên mẫu ban đầu hay chưa? Nếu có hãy miêu tả công việc bạn đã thực hiện.
- Miêu tả sự thay đổi sáng tạo nhất mà bạn đã thực hiện.
- Nhà tuyển dụng sẽ thử thách bạn bằng một vấn đề (vấn đề dựa trên yêu cầu công việc), bạn hãy đưa ra giải pháp và giải thích suy nghĩ của bạn.
- Bạn làm thế nào khi giải quyết nhiều deadline?
- Bạn cần làm gì để có thể phát triển trong ngành IT này?
- Hãy nêu cách bạn giải quyết vấn đề về IT
- Hãy nói cho tôi về dự án gần đây bạn thực hiện và vị trí, trách nhiệm của bạn là gì?
- Hãy cho tôi biết dự án mà bạn tự hào nhất và đóng góp của bạn trong dự án đấy là gì?
- Hãy đưa ra ví dụ về việc áp dụng kiến thức kỹ thuật của mình một cách thiết thực?
- Thách thức CNTT lớn nhất mà bạn phải đối mặt là gì và bạn giải quyết như thế nào?
- Bạn đang làm việc cho một trang web của khách hàng và giám đốc công nghệ của công ty đó yêu cầu gặp bạn để thương lượng về mức giá để lôi kéo 5 người nữa trong nhóm của bạn nhưng ông ấy/cô ấy đưa ra những yêu cầu công việc rất mơ hồ. Vậy trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì?
- Bạn được yêu cầu nghiên cứu một công cụ kinh doanh mới. Bạn đã nghĩ được hai giải pháp, một là giải pháp tại chỗ, hai là giải pháp dựa trên đám mây. Giả sử cả hai giải pháp này có chức năng tương đương, bạn sẽ giới thiệu cách nào và lý do tại sao?
- Trong khi thử nghiệm, bạn tìm thấy một đoạn code mà chính bạn gửi cho khách hàng làm hỏng trang web của họ mà không ai biết về nó. Động thái tiếp theo của bạn là gì?
- Giả sử có một đơn vị kinh doanh đang quản lý các thành phần chính của doanh nghiệp sử dụng bảng tính Excel và cơ sở dữ liệu Access. Vậy bạn cho biết rủi ro của việc sử dụng này và bạn có những hướng giải quyết như thế nào để giảm thiểu rủi ro đó?
- Sau những câu hỏi trên, bận thấy mình đang yếu ở đâu? Bạn làm gì để trau dồi kỹ năng của mình?
Tùy thuộc vài ngôn ngữ cũng như kinh nghiệm chuyên môn của bạn, hãy tìm cho mình câu trả lời phù hợp nhất để cho nhà tuyển dụng thấy dù kiến thức của bạn có thể chưa hoàn hảo nhưng bạn là người cầu tiến, chịu khó tìm tòi học hỏi.
Làm chủ toàn bộ cuộc nói chuyện phỏng vấn
Với các sinh viên IT mới ra trường, bạn nên cố gắng điều hướng cuộc trò chuyện sao cho nó tập trung vào những điểm mạnh, những kinh nghiệm mà bạn đã có. Việc có thể làm chủ được cuộc nói chuyện, biết cách chèo lái nội dung cuộc trò chuyện sẽ giúp bạn có thể dễ thở hơn nếu như bạn đang là sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường và chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào.
Các công ty công nghệ hiện nay đều không hề muốn bỏ qua một ứng viên tiềm năng nếu như bạn thể hiện được sự tự tin, làm chủ trong cuộc phỏng vấn. Vì thế, bạn hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ những thông tin về vị trí công việc, về công ty để tạo sự chủ động tối đa cho bản thân mình.
Luôn nhiệt tình trong buổi phỏng vấn
Các nhà tuyển dụng thường bị cuốn hút bởi những ứng viên có sự nhiệt tình. Do đó, ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ thích thú với bạn hơn nếu bạn chủ động thể hiện sự quan tâm tới công việc thông qua các câu hỏi về các chủ đề khác nhau như: công việc, lộ trình thăng tiến, môi trường làm việc…..
Biết rõ định hướng, mục tiêu của bản thân
Với những công việc về công nghệ thông tin, sẽ có những vị trí được chuyên môn hóa và chỉ dành cho một người nhất định. Vì thế, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu rất kỹ về định hướng nghề nghiệp của bạn.
Vì thế, nếu gặp phải câu hỏi này trong buổi phỏng vấn, bạn hãy nêu rõ những điểm mạnh của bạn là gì. Cùng với đó là thể hiện rõ ràng đam mê với các lĩnh vực khác nhau trong ngành IT của bạn để nhà tuyển dụng có thể nhìn ra được định hướng nghề nghiệp của bạn có phù hợp với công ty không.
Luôn biết mình là ai – Đừng tự tin thái quá trước NTD
Trong cuộc nói chuyện, ứng viên cần phải luôn thành thật với mọi câu hỏi phỏng vấn. Nếu như gặp phải một câu hỏi mình không nắm rõ, bạn hãy trả lời thật để tránh mất thời gian và tạo ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng.
Nếu như một ứng viên trả lời thành thật, nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự cầu tiến của bạn và có thể sẵn sàng nhận bạn vào để kèm cặp thêm.
Bạn có thể trả lời với mẫu như sau nếu gặp phải một câu hỏi mình không nắm rõ: Vấn đề này tôi chưa rõ lắm, tôi có thể có câu trả lời thỏa đáng sau một khoảng thời gian tìm hiểu, …
Khả năng ngoại ngữ luôn đặc biệt được coi trọng
Với các vị trí việc làm công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ và nhất là tiếng Anh là điều đặc biệt cần thiết. Hiện nay, tất cả những tài liệu về IT, đặc biệt là với các vị trí DEV hầu hết đều được viết bằng tiếng Anh.
Chính vì thế, hãy thể hiện rõ khả năng tiếng Anh của bạn đối với nhà tuyển dụng. Còn nếu không, bạn cũng nên chia sẽ thành thật về khả năng tiếng Anh của mình. Từ đó giúp cho nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn.
Tạo sự khác biệt trong quá trình trò chuyện
Đối với nhiều ứng viên tìm việc IT mới ra trường, bạn sẽ khá rụt rè trong việc đưa ra những câu hỏi vặn ngược lại nhà tuyển dụng. Nhiều người sẽ nghĩa rằng đó là những ấn tượng xấu của bản thân ứng viên dành cho nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, với những câu hỏi không sát với vấn đề mà bạn muốn nói, hoặc những câu hỏi mà bạn cảm thấy mình chưa hiểu rõ ý của nhà tuyển dụng. Đừng ngại ngần hỏi ngay hoặc đưa ra những góp ý để nhà tuyển dụng có thể mạnh dạn sửa chữa những khuyết điểm của chính mình.
Những câu hỏi mang tính chất phản biện hoặc góp ý chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng IT phải chú ý tới bạn hơn cho dù bạn chưa hề có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, việc làm dụng quá những câu hỏi này đôi khi lại tạo ra căng thẳng không đáng có trong buổi trò chuyện.
Trên đâu là một số kinh nghiệm đi phỏng vấn IT mà Tin Tức Tuyển Dụng chia sẻ dành cho sinh viên mới ra trường. Lần đầu đi phỏng vấn xin việc chắc chắn sẽ run nhưng hãy làm theo những mẹo này, bạn chắc chắn sẽ có được công việc mình yêu thích.