Resume là gì? Sự khác nhau giữa Resume và CV xin việc
Resume là bản tóm tắt, bộ hồ sơ cá nhân, lý lịch nghề nghiệp của các ứng viên. Phân biệt Resume là gì và resume khác với CV xin việc như thế nào sẽ giúp các ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Trên hành trình tìm kiếm việc làm, CV được coi là một trợ thủ đắc lực giúp các ứng viên nhanh chóng đạt được điều mình mong muốn – đó là gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và trúng tuyển vào vị trí mà doanh nghiệp đang cần chiêu mộ. Tuy nhiên, bộ hồ sơ xin việc còn có một thành phần quan trọng không kém CV là bản resume mẫu.
Resume là gì?
Resume là từ có nguồn gốc tiếng Pháp với từ tương đương trong tiếng Anh là “summary” có nghĩa là bản tóm tắt bộ hồ sơ cá nhân, lý lịch nghề nghiệp của các ứng viên. Resume chỉ tập trung liệt kê quá trình học tập, kỹ năng hoàn thành công việc, người giới thiệu,…
Là hai thành phần quan trọng bậc nhất của bộ hồ sơ xin việc nên đôi khi CV và resume vẫn chưa được phân biệt rạch ròi về khái niệm và chức năng, dẫn đến sự nhầm lẫn cho nhiều ứng viên tìm việc. Hiểu resume là gì sẽ giúp sử dụng resume và cv xin việc đúng mục đích vì chúng đôi khi không thể làm thay nhiệm vụ của nhau nên một số nhà tuyển dụng khắt khe luôn có yêu cầu rành mạch về CV và resume.
Phân biệt Resume và CV xin việc
CV (viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae – bản sơ yếu lý lịch tự thuật) là nơi để người tìm việc trình bày các thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kết quả nghiên cứu và bằng cấp – chứng chỉ,….
Bước đầu, có thể thấy cả CV và resume đều là tờ lý lịch tóm tắt, hệ thống lại quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc của ứng viên. Tuy nhiên, để phân định rõ ràng thì CV thiên về trình bày những thành tựu liên quan đến học vấn còn resume lại nghiêng về thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm thỏa mãn yêu cầu công việc.
Như vậy, trong một bản resume mẫu, bạn hãy nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng thấy mình đang sở hữu những kỹ năng thỏa mãn tiêu chí mà họ đòi hỏi và những kinh nghiệm phù hợp để hoàn thành tốt công việc, nhất là khi bạn còn phải tham gia cạnh tranh với nhiều ứng viên nặng ký khác trong quá trình tuyển dụng.
Thêm một điểm khác biệt giữa CV và resume là trong khi CV có thể dùng chung trong hai trường hợp tìm việc và xin học bổng thì resume chỉ được sử dụng khi đi ứng tuyển việc làm mà thôi.
Vì thế, không như CV xin việc vốn phải tuân thủ theo một bố cục chung gồm 8 phần (thông tin cá nhân, trình độ học vấn, quá trình học tập – nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp – chứng chỉ, giải thưởng – thành tựu, kỹ năng, hoạt động xã hội), với resume, bạn có thể tự do biến tấu, tùy ý quyết định bố cục hoặc thiết kế theo sở thích miễn là đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.
Ngoài ra, hãy tham khảo các hướng dẫn: |
Cách viết Resume xin việc đúng chuẩn
Dung lượng không quá một trang
Chúng ta hiểu Resume là một bản tóm tắt, bởi vậy hãy cố gắng viết resume không quá một trang giấy.
Một ngày nhà tuyển dụng phải tiếp xúc với hàng trăm bộ hồ sơ xin việc nên họ hầu như không có thời gian để đọc kỹ resume của từng người. Trung bình, các chuyên gia nhân sự chỉ có vài giây để lướt qua các thông tin về ứng viên để chọn ra cái tên phù hợp để mời phỏng vấn. Vì vậy, nếu gửi đến một bản resume dài lê thê, tràn lan mấy trang giấy, bạn sẽ nắm chắc thất bại.
Mẫu CV xin việc làm thông thường đã ngắn (chỉ từ 2-3 trang giấy A4), resume thậm chí còn phải được rút gọn hơn, càng cô đọng càng tốt (không quá 1 trang giấy A4). Hãy hạn chế tối đa việc trình bày thông tin sang trang thứ hai và trong trường hợp bất khả kháng, bạn phải đảm bảo phần nội dung quan trọng phải được đề cập ở trang đầu tiên.
Vì dung lượng bị kiểm soát gắt gao như vậy nên ứng viên cần cân nhắc và chọn lọc thông tin thật kỹ càng trước khi đặt bút đưa chúng vào resume của mình.
Đừng quên vai trò của người giới thiệu
Người giới thiệu hay reference, là điểm khiến resume trở nên khác biệt so với CV. Yếu tố này cũng góp phần nâng cao độ tin cậy, tính xác thực cho resume của bạn và thường được các đơn vị tuyển dụng lưu tâm.
Nếu được giới thiệu bởi một cá nhân có uy tín, vị thế và tiếng nói trong nghề nghiệp, lĩnh vực liên quan (trong nhiều trường hợp có thể là sếp, quản lý hoặc đồng nghiệp cũ của bạn), bộ hồ sơ xin việc của bạn sẽ được nâng tầm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thêm cơ sở để lựa chọn bạn. Do đó, hãy đầu tư chỉn chu cho đề mục này khi soạn thảo một bản resume xin việc.
Resume là trình bày kỹ năng một cách có mục đích
Vì chỉ giới hạn trong khoảng một trang giấy A4 nên mọi câu chữ trong bản resume mẫu đều phải được cân đo kỹ càng. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên đưa vào những kỹ năng làm việc mà bạn cho là phù hợp nhất hoặc có thể bổ trợ tốt nhất cho công việc đang được đăng tuyển. Kể cả khi bạn thành thạo nhiều kỹ năng, thao tác thì cũng đừng nên tham lam liệt kê những nội dung không liên quan đến lĩnh vực, nghề nghiệp đang ứng tuyển.
Ví dụ: Khi đi xin việc kế toán, chẳng ai quan tâm đến việc bạn có khả năng viết bài chuẩn SEO vì công việc của một kế toán viên hầu như không cần thiết phải sử dụng đến thao tác này.
Nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được
Trong một tờ resume, đây là phần quan trọng nhất nên muốn trúng tuyển việc làm, bạn nhất định phải đầu tư tâm huyết để trình bày kinh nghiệm làm việc một cách chỉn chu, đầy đủ nhất.
Resume là nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được, nếu đã đạt được một thành tựu nào đó trong quá khứ, hãy đề cập ngay điều đó vào bản resume của mình để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có thể lập lại thành tích đó trong tương lai và thậm chí còn xuất sắc hơn.
Với những ứng viên đã có thâm niên công tác tại các doanh nghiệp, công ty, hãy hệ thống lại quá trình lao động của mình tương tự như mục trên kèm vị trí làm việc và đóng góp cho công ty cũ. Với các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều va vấp thực tế, kinh nghiệm thực tiễn, để khỏa lấp những hạn chế, có thể tập trung vào việc khai thác những kỹ năng bổ trợ cho công việc.
Resume là trình bày sáng tạo nhưng phải tiết chế
Vẫn biết nhiều công ty truyền thông, quảng cáo luôn đánh giá cao những ứng viên sở hữu bộ hồ sơ xin việc phá cách nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể tự do thay đổi, sáng tạo quá đà hoặc lạm dụng photoshop khi viết resume. Tốt nhất, chỉ nên dùng một định dạng duy nhất về phông chữ, màu chữ, giãn dòng, ký hiệu.
Đừng dại dột mà phá cách với nhiều phông, kiểu chữ khác nhau hoặc màu sắc lòe loẹt, khó đọc (trừ những doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù) bởi chắc chắn những điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng…phát điên và sẵn sàng bỏ resume của bạn qua một bên. Với một văn bản quan trọng như resume, những quy định về chính tả lại càng phải được kiểm soát nghiêm ngặt, khắt khe để đảm bảo sự chuyên nghiệp của bạn.
Dù đối với hầu hết mọi người, CV xin việc có mức độ phổ biến cao hơn và dễ hình dung cũng như soạn thảo hơn song việc biết thêm về resume mẫu cũng là một kinh nghiệm quý báu mà bạn có thể tích lũy trong quá trình tham gia tuyển dụng việc làm. Viết một bản resume không khó, khi hiểu được resume là gì nên hãy tự tin thể hiện những ưu điểm của mình để luôn nổi bật trong số đông.
► Tìm hiểu: Những kiến thức tìm việc bổ ích cho ứng viên tại: news.timviec.com.vn