5 cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng ấn tượng với nhà tuyển dụng
Để được trúng tuyển vào vị trí bán hàng, người ứng viên phải nằm lòng, khôn khéo trong cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay tại buổi phỏng vấn.
- Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng chọn lọc tốt nhất
- [Chia sẻ] Cách trả lời phỏng vấn tiếng anh thông dụng nhất
Vòng phỏng vấn, là vòng nhà tuyển dụng sẽ xem thái độ và năng lực của ứng viên ra sao, có phù hợp với công việc này không? Bán hàng cần đòi hỏi nhiều tố chất của người bán hàng nhất là kỹ năng mềm, thái độ của người bán với người mua. Làm thế nào để thuyết phục được người ta mua hàng với sự hài lòng về sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng đó mới là sự thành công, nghệ thuật bán hàng tốt nhất và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Một bản CV hoàn hảo chưa chắc suất trúng tuyển, bạn phải có cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng hay, khôn khéo để gây ấn tượng, để nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng, có năng lực và có thể mang lại doanh thu tốt nhất cho công ty họ. Vậy trả lời phỏng vấn thế nào hay nhất, ấn tượng nhất với vị trí nhân viên bán hàng bạn có thể tham khảo 5 cách trả lời dưới đây.
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn?
Đa phần các ứng viên đều trả lời sai cách khi được nhà tuyển dụng đề cập tới vấn đề lương, chế độ mong muốn là gì. Đừng dại dột nói rằng bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu, yêu cầu công ty phải đóng bảo hiểm ngay, 1 năm đi du lịch mấy lần, lễ Tết phải thưởng đầy đủ, lớn… Bạn nên nhớ rằng chế độ thì là quy định chung của cả công ty chứ không thể theo từng người một. Vào công ty họ sẽ quy định về chế độ bảo hiểm, thưởng lễ Tết hay đi du lịch, điều này bạn không thể đòi hỏi hay tự quyết được.
Thay vì cách trả lời phỏng vấn đòi hỏi mức lương mong muốn thì bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng thế này: “Tôi nghĩ công ty sẽ trả lương công bằng cho những ai có năng lực thực sự và công ty sẽ không ngại việc trả lương cao hay thấp nếu nhân viên đó vượt KPI đưa ra mỗi tháng. Sếp thì sẽ nhìn vào kết quả công việc, còn nhân viên sẽ cố gắng để đạt được mức lương xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra. Và tôi, nếu trúng tuyển tôi sẽ cố gắng làm việc để đem lại doanh số, vượt KPI tốt nhất. Tôi nghĩ công ty sẽ trả mức lương xứng đáng cho người có tài và có tâm với công việc”.
Không đòi hỏi, đặt luôn vấn đề là lương bao nhiêu, chỉ cần trả lời như vậy ứng viên đã gây ấn tượng, thuyết phục nhà tuyển dụng rồi. Cách trả lời đó chứng tỏ bạn làm không vì tiền, trước khi nghĩ đến mức lương thì bạn phải làm gì, bỏ sức, chất xám ra thì mới mong nhận lại mức thù lao xứng đáng. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng biết bạn có năng lực, giỏi thì họ sẽ đánh giá cao bạn và sẵn sàng trả mức lương cao phù hợp với bạn.
Trả lời nhà tuyển dụng khi được hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?”
Khi được nhà tuyển dụng hỏi về lý do tại sao nghỉ việc ở công ty cũ, nhiều người thật thà nói rằng ở đó trả lương thấp, chế độ không tốt, môi trường làm việc không chuyên nghiệp và nhiều vấn đề khác nữa. Sự thật thà đó lại khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không tốt về bạn, họ sẽ đánh giá bạn là người thực dụng và có tính kể xấu về công ty cũ. Bạn làm việc ở công ty cũ chỉ vì tiền, chế độ phúc lợi nhưng họ không đáp ứng được cho bạn, bạn sẵn sàng bỏ đi. Nếu trả lời như vậy chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh trượt bạn ngay lập tức.
Với một ứng viên thì cách trả lời hay nhất đó là không kể xấu công ty cũ. Bạn có thể trả lời như: “Em muốn thay đổi môi trường làm việc, học và biết thêm cái mới để bản thân được đa dạng, năng động linh hoạt hơn trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Tuy nghỉ việc ở công ty cũ nhưng em vẫn có thể hỗ trợ họ khi cần, vì công ty cũ đã giúp đỡ, giúp em trau dồi kiến thức, kỹ năng bán hàng rất nhiều. Em nghĩ sự trung thành, gắn bó với công ty là tốt nhưng nên thay đổi môi trường làm việc để biết nhiều hơn, giỏi hơn về nhiều lĩnh vực”.
Trả lời như vậy thì nhà tuyển dụng nào cũng gật gù đồng ý và nhận bạn vào làm việc, bạn chuyển công ty vì tinh thần cầu tiến chứ không phải vì thấy công ty khó khăn, không giúp mình có mức thu nhập ổn định mà bỏ đi tìm chỗ làm mới.
Cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng khi được hỏi “Bạn sẽ có định hướng gì để phát triển công việc này?”
Nhiều người nộp CV vào nhưng lại chưa hiểu rõ về nội dung công việc mình sẽ đảm nhận nếu trúng tuyển. Phải hiểu rõ được công việc, biết mình sẽ làm gì thì mới làm được chứ không có kiểu đi phỏng vấn cho có, đến đó nhà tuyển dụng hỏi thì trả lời bâng quơ và cũng không biết trả lời thế nào. Họ chỉ quan tâm tới việc bạn có thực sự hiểu rõ về công việc này hay không, bạn làm được gì cho họ để họ quyết định nhận bạn vào làm việc.
Với câu hỏi như thế này, bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng: “Với kinh nghiệm bán hàng nhiều năm qua, ở nhiều mặt hàng, lĩnh vực khác nhau thì tôi có thể định hướng phát triển dòng sản phẩm của công ty theo hướng tung ra những chương trình khuyến mại, PR sản phẩm để sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, đánh vào tâm lý của người tiêu dùng thích được giảm giá, tặng quà… Với chiến lược kinh doanh như vậy, cùng với nỗ lực sự cố gắng của bản thân tôi nghĩ sẽ đem lại doanh thu, hiệu quả tốt cho công ty”.
Thẳng thừng đưa ra chiến lược phát triển để nhà tuyển dụng thấy được tài năng, sự nhanh nhạy của bạn so với các ứng viên khác mà đồng ý tuyển bạn vào làm ngay lập tức. Trong một cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng muốn nghe nhiều hơn là nói, họ quan sát và lắng nghe để xem thái độ và bạn có điểm gì nổi bật, năng lực thế nào trước khi quyết định tuyển dụng nhân viên.
“Ngoài những kỹ năng cơ bản của một người bán hàng bạn có biết kỹ năng nào khác?”
Nhiều người nghĩ tìm việc làm bán hàng thì cứ có kỹ năng bán hàng, tiếp thị tốt là được. Nhưng với nhà tuyển dụng họ lại đòi hỏi nhiều hơn thế. Công việc đôi khi cũng cần phải đi ngoại giao rất nhiều, từ những lần gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng lại cho bạn những bản hợp đồng giá trị nên những kỹ năng khác rất cần thiết.
Đừng trả lời nhà tuyển dụng là không, bạn có thể trả lời họ như: “Ngoài kỹ năng bán hàng, tôi cũng có những kỹ này a, b, c… kỹ năng d, e, f còn thiếu tôi sẽ có thể học hỏi và cố gắng nắm vững nó tốt nhất trong thời gian ngắn. Tôi nghĩ chỉ cần mình cố gắng học hỏi thì mình sẽ làm được, trong công việc thành công được quyết định từ 30 % năng lực còn lại là 70% cố gắng từ bản thân. Không ai là hoàn hảo cả, biết cố gắng học hỏi tôi tin mình sẽ làm được và đem lại doanh thu tốt”.
Trả lời một cách tự tin, nghiêm túc và đầy nhiệt huyết như thế dù bạn có thiếu kỹ năng gì thì nhà tuyển dụng vẫn ưng ý.
Trả lời câu hỏi: “Bạn có ý định gắn bó với công ty lâu dài không?”
Nhiều người trả lời với nhà tuyển dụng luôn rằng chưa biết, hoặc tùy vào mức lương họ trả có cao không để giữ chân bạn lại. Nhưng đó là sai cách, bạn có thể trả lời họ một cách khéo léo như: “Tôi xác định vào đây xin việc là muốn gắn bó, cống hiến cho công ty lâu dài. Tôi luôn quan niệm, công ty như gia đình thứ 2 của mình nên tôi sẽ chăm chút và không bỏ rơi nó”.
Chỉ vậy thôi cũng đủ để nhà tuyển dụng mời bạn đến làm việc vào công ty họ làm việc trong thời gian sớm nhất. Nhiều câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra rất bình thường nhưng không phải ứng viên nào cũng tinh ý, khéo léo trả lời để ăn điểm với nhà tuyển dụng.
Trên đây là 5 cách trả lời phỏng vấn xin việc bán hàng hay nhất, khôn khéo nhất để có thể gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và giúp bạn dễ trúng tuyển nhất. Phỏng vấn xin việc không khó, chỉ cần tinh ý, biết chút mẹ trả lời thì bạn dễ dàng trúng tuyển.
Linh Đan