Sếp lười biếng nên đối phó ra sao để giữ hòa khí nơi công sở
Sếp lười biếng trong công việc là một tình huống rất dễ khiến bạn rơi vào trạng thái mắc kẹt. Vậy làm cách nào để giải quyết tình trạng này mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt
Xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề
Việc sếp lười biếng trong công việc có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn không thể cáo buộc quản lý của mình chỉ thông qua vài lần đến muộn. Nguyên nhân là do công việc của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Khi bản thân bạn chưa trải nghiệm nhiều ở vị trí quản lý đội nhóm thì bạn sẽ khó có thể hình dung ra được khối lượng công việc một ngày mà họ phải làm.
Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra được một số nghi vấn chứng tỏ sếp lười biếng trong công việc như:
- Thường xuyên vắng mặt mà không rõ lý do;
- Đẩy hết công việc, dự án khó cho nhân sự, khi hoàn thành xong chỉ số KPI đội nhóm thì nhận hết thành quả về bản thân….
Bạn cần phải chắc chắn được rằng đây là những biểu hiện lặp lại nhiều lần và gây nên những hậu quả nhất định cho công việc. Đặc biệt, nếu như quản lý biết rõ tình trạng này nhưng không có biểu hiện muốn cải thiện.
Xem thêm: Giải quyết xung đột tổ chức nhóm cho dân công sở yêu hòa bình
Hoàn thành tốt công việc của mình
Sếp lười biếng không có nghĩa là bạn cũng được làm những hành động tương tự. Lúc này, bạn cần giữ vững thái độ làm việc của riêng mình và hoàn thành tốt mọi dự án được giao. Có như vậy, bạn mới nhận được sự tôn trọng từ những người đồng nghiệp xung quanh. Thậm chí bạn còn có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn trong công việc.
Một người sếp lười biếng, bỏ bê công việc đồng nghĩa với việc nhiều nhiệm vụ sẽ đổ lên đầu bạn nhiều hơn. Áp lực tuy sẽ tăng cao những điều đó sẽ giúp bạn trở nên bản lĩnh hơn trong những quyết định quan trọng. Do đó, hãy giữ được trạng thái ổn định, bình tĩnh để tránh những căng thẳng ko đáng có tới sức khỏe của bản thân.
Nói chuyện thẳng với quản lý
Một cuộc trao đổi, nói chuyện thẳng thắn với quản lý trực tiếp sẽ là phương thức rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải khéo léo, tế nhị. Tốt nhất, hãy hẹn một cuộc gặp riêng với sếp tại không gian khác ngoài văn phòng và trình bày với quản lý về những áp lực của bạn cùng đội nhóm. Từ đó, đề xuất những điều nên làm để cải thiện tình hình hiện tại.
Xem thêm: Nhân viên chống đối nên có cách xử lý sao cho họ nể phục
Nói chuyện thẳng với quản lý cấp cao
Nếu tình hình sau buổi trao đổi với quản lý trực tiếp không được cải thiện nhiều. Bạn có thể sử dụng đến biện pháp đó là nói chuyện thẳng với quản lý cấp cao. Tuy nhiên, thay vì đổ lỗi, bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình về phong cách quản lý của sếp đã làm ảnh hưởng đến công việc teamwork ra sao.
Chuyển sang môi trường mới
Nếu như sau các phương án trên mà hiệu quả công việc vẫn không được cải thiện. Biện pháp cuối cùng để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng đó là tìm kiếm một môi trường làm việc mới, một người quản lý mới có tâm hơn trong công việc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cân nhắc vấn đề này như một giải pháp cuối cùng. Việc tìm kiếm một công việc mới trong giai đoạn dịch bệnh vẫn còn diễn biến khá căng thẳng như hiện tại không phải là điều dễ. Ngoài ra, bạn cũng nên coi đây như một thử thách mà mình cần phải đối mặt để có thể phát triển hơn trong sự nghiệp thay vì trốn tránh.
Cập nhật kỹ năng văn phòng giúp bạn thành siêu sao nơi công sở
Việc sếp lười biếng trong công việc không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn cần phải rất bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Đừng vì không chịu được bản tính lười biếng mà gây ra những điều tiếng không hay cho lộ trình phát triển sự nghiệp của riêng mình.