Áp lực công việc: Nguyên nhân, cách thức để có thể vượt qua
Áp lực công việc là một trạng thái cảm xúc rất thường xuyên gặp ở nhiều người. Vậy, chúng ta cần làm gì để có thể loại bỏ áp lực và tiếp tục làm việc một cách hiệu quả nhất có thể
Áp lực công việc là gì ?
Áp lực công việc được hiểu là trạng thái sức khỏe, tinh thần của một cá nhân ở thời điểm nhất định đã xuống thấp nhất khiến cho con người cảm thấy luôn khó khăn, mệt mỏi đối với công việc của mình. Khi đã gặp phải áp lực công việc, bạn sẽ không còn tìm thấy niềm vui với công việc mà mình đang làm. Thay vào đó, sự căng thẳng, ức chế tâm lý khi làm việc sẽ diễn ra một cách liên tục hơn. Và điều này rất dễ khiến bạn cảm thấy không còn ý chí phấn đấu cho công việc.
Nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người gặp áp lực công việc. Trong đó có thể kể tới:
Khối lượng công việc quá nặng so với hoàn cảnh hiện tại
Rất nhiều người hàng ngày thường phải giải quyết quá nhiều công việc. Trong khi đó, những việc này lại thường vượt quá khả năng hoặc khiến cho bạn không đủ thời gian để giải quyết. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Ví dụ: Bạn đang có một buổi họp với quản lý cấp cao vào lúc 4 giờ chiều. Nhưng chỉ đến 30 phút trước buổi họp diễn ra, bạn mới có đủ thông tin để tổng hợp. Điều này khiến bạn phải làm mọi thứ trong một thời gian quá ngắn. Và cho dù có hoàn thành trách nhiệm của mình hay không, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Trách nhiệm công việc cao
Khi đã lên đến một vị trí quản lý cấp cao trong công việc, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều nhiệm vụ mới và nhiều căng thẳng hơn trong công việc. Ví dụ: khi bạn làm trưởng một phòng ban trong doanh nghiệp và nhận được nhiều dự án mới. Có thể bạn sẽ cảm thấy quá tải và sẽ ngày càng lo lắng hơn để có thể hoàn thành hết công việc được giao.
Môi trường làm việc kém
Môi trường làm việc cũng là nguyên nhân khác dẫn đến việc bạn gặp căng thẳng trong công việc. Ví dụ: những vị trí nghề nghiệp thường phải tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại; tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động cao sẽ dẫn đến việc bạn cảm thấy lo sợ. Lâu dần, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và sợ đi làm.
Vấn đề sức khỏe
Bên cạnh những nguyên nhân bên ngoài, vấn đề sức khỏe của người lao động cũng là một nhân tố có thể làm tăng áp lực trong công việc lên. Trong nhiều trường hợp, có thể bạn đã mắc một vài căn bệnh nào đó có liên quan tới nghề nghiệp đang làm. Lâu dần, nó sẽ hình thành nên trạng thái căng thẳng khiến bạn khó có thể tập trung vào công việc.
Xem thêm: Chán việc! Làm thế nào để vượt qua mặc cảm làm việc không thích
Cách vượt qua áp lực công việc để hoàn thành hiệu quả mục tiêu
Lên lịch tập thể thao đều đặn
Để vượt qua trạng thái áp lực, tâm lý trong công việc; bạn hãy cố gắng dành ra cho mình khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để tập thể thao với nhiều bộ môn khác nhau. Việc tập thể thao hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn được các vấn đề lão hóa về sức khỏe cũng như làm giảm stress và tăng cường tuổi thọ cho chính bản thân bạn. Từ đó, bạn sẽ có được một nguồn năng lực sống rất tích cực.
Biết cách từ chối
Áp lực công việc đôi khi đến từ việc bạn ôm quá nhiều dự án cùng một lúc. Vì thế, để giúp giảm tải, bạn cần phải học cách từ chối khi sếp giao việc. Trong trường hợp bạn còn quá nhiều công việc chưa hoàn thành, hãy biết cách từ chối khéo và trình bày rằng, bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhận được dự án này. Ngược lại, nếu bạn cả nể mà nhận việc, sếp sẽ nghĩ rằng bạn có thể làm được nhiều công việc cùng lúc và ngày càng giao nhiều hơn cho bạn. Do đó, hãy học cách từ chối hiệu quả để giảm tải áp lực cho chính mình.
Chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp
Để vượt qua trạng thái áp lực công việc, bạn đừng ngại ngần chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải với một đồng nghiệp nào đó. Hãy nhờ họ tư vấn, giúp đỡ thêm để có thể nâng cao được hiệu quả, hoàn thành chỉ số KPI được giao. Đôi khi, bạn chỉ cần một gợi ý nhỏ cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề gặp phải một cách tối đa. Chính vì thế, đừng bao giờ nói không với việc chia sẻ khó khăn của bản thân với đồng nghiệp. Không ai hiện nay có thể làm việc được một mình cả.
Xem thêm: Nỗi sợ chốn công sở sẽ khiến bạn khó thăng tiến được trong tương lai
Áp lực công việc là một trạng thái thường gặp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có những kỹ năng nghề nghiệp mới để phục vụ cho tương lai công việc của bản thân mình.