Muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại thì nên làm gì
Muốn nghỉ việc lắm rồi nhưng sếp vẫn thuyết phục ở lại thì nên và không nên làm gì để có thể giữ mối quan hệ được tốt đẹp. Đây là một kỹ năng ứng xử rất khó. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Những điều nên làm khi sếp thuyết phục ở lại
Lắng nghe lý do sếp muốn bạn ở lại
Nguyên nhân khiến bạn muốn nghỉ việc chắc chắn đã có. Tuy nhiên, hãy dành thời gian để lắng nghe sếp giải thích đâu là lý do muốn bạn ở lại. Những cuộc nói chuyện này sẽ giúp bạn đánh giá được chính xác những giá trị của riêng bản thân mình. Những hãy cẩn thận với những lời đề nghị này, nếu như quản lý trực tiếp trình bày quá nhiều, bạn cần kiểm tra mức độ chân thực trong lời nói của sếp.
Ngoài ra, nếu lý do muốn nghỉ việc là do vấn đề nội bộ đội nhóm, sếp sẵn sàng thay đổi, nhượng bộ thì bạn có thể cân nhắc tới việc ở lại để tiếp tục cống hiến.
Tự hỏi vì sao muốn rời đi
Sau cuộc trao đổi thẳng thắn giữa bạn với quản lý, hãy tự hỏi bản thân mình tại sao bạn lại muốn nghỉ việc. Nếu như câu trả lời là bạn cảm thấy môi trường làm việc hiện tại không còn khả năng phát triển lên, hãy kiến quyết với quyết định của mình cho dù sếp có hứa sẽ tăng lương thưởng cho bạn.
Gửi lời cảm ơn, đưa ra những giải pháp thay thế
Nếu như sếp thật sự muốn bạn ở lại, điều này có thể đồng nghĩa với việc bạn có một giá trị nhất định. Nhưng nếu như bạn đã quyết tâm muốn nghỉ việc và dứt áo ra đi. Hãy gửi lại sếp cũ của bản thân mình một lời cảm ơn về những cơ hội cống hiến cho công ty trong thời gian vừa qua. Đồng thời, hãy đề xuất những giải pháp thay thế, bàn giao công việc như: giới thiệu người phù hợp, cam kết hỗ trợ đào tạo cho nhân viên mới ……
Xem thêm: Sếp sắp đổi việc nên làm gì để giữ phong thái chuyên nghiệp
Những điều không nên làm khi sếp thuyết phục ở lại
Không kiểm soát được cảm xúc
Khi sếp thuyết phục bạn ở lại tuy nhiên với một luận điểm không có cơ sở, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bực mình và càng quyết tâm muốn nghỉ việc hơn. Nhưng đừng nên mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Hãy giữ phong thái chuyên nghiệp của bản thân và đưa ra suy nghĩ của mình với giọng điệu nhẹ nhàng, lịch sự nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn vẫn lưu lại được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt lãnh đạo cũ.
Đưa ra lý do quá chi tiết
Khi đã muốn nghỉ việc, bạn không nợ bất cứ ai lời giải thích về lý do ra đi của bạn. Do đó, hãy tránh tiết lộ quá nhiều chi tiết về việc bạn rời khỏi công ty. Nếu nói quá chi tiết, sếp sẽ có những lý do khác nhau buộc bạn phải ở lại hoặc thậm chí đưa bạn vào rắc rối pháp lý với lý do tự phá vỡ hợp đồng lao động.
Nói những điều tiêu cực
Đừng bao giờ đề cập đến những vấn đề tiêu cực của bạn đối với công ty, nhất là với các chính sách có liên quan đến lương thưởng khi đã muốn nghỉ việc. Hãy đưa ra một lý do chung chung để sếp không thể từ chối được lá đơn xin nghỉ việc của bạn.
Xem thêm: Có nên quay lại công ty cũ làm việc sau khi đã nghỉ việc để có kết quả tốt
Muốn nghỉ việc nhưng cách thức xin nghỉ như thế nào cũng là một nghệ thuật. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được những cách thức để có thể dứt áo ra đi trong trường hợp sếp thuyết phục ở lại.