Sếp sắp đổi việc nên làm gì để giữ phong thái chuyên nghiệp
Sếp sắp đổi việc chắc chắn sẽ tác động ít nhiều tới công việc của bạn. Vậy nên làm những gì để có thể giữ được sự chuyên nghiệp
Bình tĩnh, không hốt hoảng
Sếp sắp đổi việc chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng lớn tới công việc của đội nhóm. Vì thế, điều đầu tiên bạn nên làm đó là giữ thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống. Chỉ có giữ được bình tĩnh thì bạn mới có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt cho riêng mình. Việc quản lý trực tiếp chuyển việc mới đôi khi chưa chắc khiến cho bạn có thể gặp rủi ro. Thậm chí khả năng khá cao là bạn sẽ được bổ nhiệm vào chiếc ghế mà sếp vừa rời bỏ. Vì thế, hãy thận trọng, dành thời gian nghĩ về cơ hội thăng tiến trong tương lai cho riêng mình và tập trung hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Xem thêm: Sếp lười biếng nên đối phó ra sao để giữ hòa khí nơi công sở
Cập nhật thông tin một cách chính xác
Sếp sắp đổi việc sẽ khiến cho nhiều người hoài nghi và đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau như:
- Tại sao lại nghỉ việc
- Có những mâu thuẫn gì xảy ra trong đội ngũ lãnh đạo
- Chế độ lương thưởng có bất cập gì hay không
- Tình trạng kinh doanh của công ty hiện tại liệu có gặp vấn đề gì không……
Do bạn chỉ là cấp dưới nên việc nắm bắt các thông tin hoạt động của công ty có thể khó bằng so với những quản lý trực tiếp. Vì thế, nếu những lý do mà quản lý buộc phải nghỉ việc có liên quan đến công ty, bạn nên cập nhật thông tin một cách chính xác từ các đồng nghiệp để có thể tính toán những kế hoạch tiếp theo cho bản thân.
Tuy nhiên, nếu sắp sắp đổi việc chỉ vì những lý do cá nhân hoặc muốn thử sức ở các vị trí khác thì đây là cơ hội thăng tiến rõ ràng dành cho bạn. Lúc này, hãy thể hiện tốt nhất năng lực của bản thân đối với ban giám đốc để có thể được đề bạt cho những vị trí cao hơn. Đừng ngần ngại nắm bắt cơ hội khi ở trong tay.
Trò chuyện riêng tư với sếp
Không có gì tốt hơn một cuộc nói chuyện riêng tư với sếp của bạn. Dù gì bạn cùng quản lý trực tiếp đã làm việc với nhau một thời gian nên tình đồng nghiệp chắc chắn đã có. Vì thế, thay vì tốn thời gian nghe ngóng, hãy tìm trực tiếp quản lý để có thể nhận được những câu trả lời chính xác nhất cho mình.
Khi đã trò chuyện riêng tư với sếp, lúc này họ sẽ không ngại gì mà sẵn sàng chia sẻ về những lý do khiến họ nghỉ việc. Từ đó, bạn có thể lựa chọn đượng những định hướng cho riêng mình. Đặc biệt, hãy xin sếp lời khuyên về định hướng cơ hội thăng tiến trong tương lai. Việc được chính quản lý chia sẻ thêm sẽ là định hướng rất tốt cho riêng bạn để có thể làm tốt được mọi công việc mới được giao.
Xem thêm: Có nên quay lại công ty cũ làm việc sau khi đã nghỉ việc để có kết quả tốt
Sẵn sàng hợp tác nếu được bàn giao
Trong quãng thời gian cuối cùng, các quản lý trực tiếp của bạn có thể sẽ sắp xếp lại công việc hiện tại để chuyển cho leader mới. Vì thế, hãy tận dụng cơ hội để gánh vác trách nhiệm của một số dự án trong khả năng của bạn. Điều này thể thiện rằng bạn là một người có sự trách nhiệm cao. Bạn sẽ tự tạo ra cơ hội thăng tiến cho riêng mình. Thậm chí nếu bạn bị mất việc thì cơ hội được sếp cũ dùng lại cũng sẽ rất lớn.
Giữ thái độ tích cực
Trong trường hợp sếp sắp đổi việc, bạn vẫn nên giữ liên lạc thường xuyên với họ. Đây là những người đi trước đã từng giúp đỡ, ủng hộ bạn trong công việc. Vì thế, hãy luôn giữ thái độ tích cực với những người tiền bố của mình. Họ có thể sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Xem thêm: Nhảy việc cuối năm: Cơ hội, rủi ro mà ứng viên nên chú ý 2021
Sếp sắp đổi việc đôi khi chưa phải là điều quá tệ. Tuy nhiên, bạn cũng nên giữ cho mình thái độ làm việc chuyên nghiệp nhất để có thể rộng đường thăng tiến trong các công việc của tương lai.