Nhân viên thu mua là gì? Công việc của một nhân viên thu mua
Bạn hiểu nhân viên thu mua là gì trong doanh nghiệp hiện nay? Công việc của một nhân viên thu mua là làm gì? Để hiểu hơn về vị trí công việc này chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Tạo cv miễn phí trong 5 phút tại đây !
Nhân viên thu mua là gì?
Nhân viên thu mua trong tiếng anh được gọi là Purchaser là người chịu trách nhiệm hoạt động thu mua hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp hỗ trợ kinh doanh. Đây là một trong những quá trình thu mua trong công ty, doanh nghiệp gồm nhiều công tác chuẩn bị và xem xét những nhu cầu để tiếp nhận và giao dịch cho mọi hoạt động.
Vị trí thu mua sẽ phối hợp cùng với các phòng ban khác của doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi nhuận, tối ưu hóa chi phí và đáp ứng đủ nguồn cung cho khách hàng.
Người thu mua sẽ hoàn thành những công việc như:
- Lập bảng kế hoạch thu mua chi tiết.
- Xác định rõ ràng và cụ thể những tiêu chuẩn.
- Nghiên cứu và phân tích lựa chọn các nhà cung cấp.
- Phân tích những giá trị của sản phẩm và dịch vụ.
- Quản ký tài chính và đàm phán giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Mua bán sản phẩm, dịch vụ.
- Kiểm soát hàng hóa trong kho.
- Thanh toán và một số công việc khác liên quan.
Một quy trình đều được lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh, sản xuất phù hợp. Đây là một trong những công việc khá quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.
►Tìm hiểu ngay: Những thông tin việc làm đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Mô tả công việc của nhân viên thu mua
Lập kế hoạch mua hàng
- Tiếp nhận thông tin mua hàng từ các bộ phận gửi nhu cầu, tiến hành phân tích để xác định được nhu cầu mua hàng: Màu sắc, số lượng, thành phần, thông số kỹ thuật, kích thước.
- Lập bảng kế hoạch chi tiết quá trình mua hàng đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu và trang thiết bị cho quá trình phục vụ sản xuất.
Tìm kiếm nhà cung cấp, phân phối hàng hóa
Với hàng hóa đã nhập nhiều lần nhân viên mua hàng cần phải liên hệ nhà cung cấp để tiếp tục cung cấp và kiểm tra giá thành sản phẩm. Nguồn gốc, chất lượng sản phẩm để có thể đặt hàng hoặc tìm kiếm những nhà cung cấp mới với giá thành ổn định và chất lượng hơn.
Quy trình tìm kiếm nhà cung cấp như:
- Dựa vào kết quả đánh giá IQC để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất đạt tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
- Lập danh sách nhà cung cấp khả thi.
- Liên hệ và yêu cầu báo giá thành sản phẩm.
- Chọn một số nhà cung cấp ở mức giá thành ổn định, chất lượng IQC cao.
- Tiến hành quá trình đàm phán trao đổi .
- Yêu cầu sử dụng hàng mẫu.
► Xem thêm: Nhà phân phối là gì? Những tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối
Tiến hành mua hàng
- Thỏa thuận rõ ràng điều khoản trong hợp đồng mua hàng phù hợp.
- Theo dõi tiến độ vận chuyển hàng hóa.
- Phối hợp với kỹ thuật kiểm tra chất lượng hàng hóa tránh xảy ra sai sót. Phát hiện kịp thời hàng không đạt tiêu chuẩn để xử lý.
► Khám phá ngay: Cẩm nang nghề nghiệp để có những kiến thức bổ ích cho công việc của bạn.
Các công việc khác
- Thực hiện quá trình đánh giá các nhà cung cấp định kỳ theo quy định.
- Xử lý những chứng từ, hóa đơn, thanh toán và chuyển lại bộ phận kế toán.
- Đề xuất những chiến lược, ý tưởng nâng cao hiệu quả công việc.
- Lập báo cáo công việc theo đúng quy định để tham gia cuộc họp định kỳ đầy đủ.
- Thực hiện công việc theo yêu cầu của quản lý.
XEM NGAY CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM THU MUA TẠI ĐÂY !
Kỹ năng cần có của một nhân viên thu mua hàng
Quản lý tốt các mối quan hệ
Các mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn tìm kiếm được nhiều đầu mối mua hàng tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.
Mối quan hệ mở rộng chính là nền tảng cho công việc thu mua hiệu quả. Việc quan hệ hợp tác được hình thành dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Hãy làm việc trong môi trường minh bạch để luôn làm đúng những gì đã cam kết.
Kỹ năng đàm phán mạnh mẽ, thuyết phục
Đàm phán mạnh mẽ là yếu tố quyết định để mang lại giá trị thực cho doanh nghiệp khi thu mua.
Khả năng đọc được suy nghĩ của người khác và nhận ra khi nào cần thỏa hiệp dựa trên sự hiểu biết đó là một kỹ năng bạn nên nuôi dưỡng. Mỗi cuộc đàm phán là khác nhau, điều đó có nghĩa là khả năng linh hoạt của bạn là một phần quan trọng của thành công
Việc kiên trì đàm phán cũng rất cần thiết để có thể đạt được những mục tiêu nhất định.
Kỹ năng phân tích và ra quyết định
Để trở thành một nhân viên mua hàng giỏi, bạn cần có khả năng phân tích và đưa ra quyết định (và đôi khi là nhanh chóng).
Bạn có thể lựa chọn nhiều sản phẩm, tham khảo giá thành ở nhiều nơi. Nhưng vấn đề mấu chốt cuối cùng cần làm là phân tích về nhu cầu mà doanh nghiệp cần cũng như yếu tố giá thành sản phẩm.
Bạn cần phải cân nhắc các yếu tố khác như nhận diện thương hiệu tổng thể, chất lượng hàng hóa . Để nắm bắt cơ hội, đôi khi bạn cũng cần đưa ra quyết định nhanh chóng
Quản lý thời gian hoàn hảo
Việc quản lý sắp xếp thời gian trong công việc là rất cần thiết giảm thời gian chết và tránh gây cản trở năng suất, đảm bảo chức năng thu mua.
Bạn cần note các công việc cần mua theo một list danh sách cái gì cần trước và cái gì cần sau. Quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp bạn đảm bảo hàng hóa được mua hoặc được giao đúng thời hạn, đáp ứng được kế hoạch sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp yêu cầu.
Cập nhật liên tục những đổi mới về sản phẩm, dịch vụ
Chuyên gia thu mua phải liên tục tự cập nhật về những gì xảy ra trên thị trường, kể cả trong và ngoài lĩnh vực hoạt động.
Bằng cách tham gia các hội chợ và sự kiện, bạn có thể phát hiện ra những sản phẩm mới, kết nối được những nhà cung cấp mới với giá cả và chất lượng hấp dẫn hơn nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
►Xem ngay: Các mẫu CV xin việc đơn giản nhưng lại gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Triển vọng của nghề nhân viên thu mua
Hiện nay, tại Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhân viên mua hàng đang trở thành đối tượng được nhiều nhà tuyển dụng săn đón. Công việc của họ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà mức lương dành cho những người làm công việc này cũng khá hậu hĩnh, trung bình khoảng trên 8 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng. Những người có kiến thức và am hiểu về Logistics thì mức lương thậm chí còn cao hơn nữa.
Một nhân viên mua hàng có thể trở thành trưởng nhóm sau khoảng 3 năm làm việc và Trưởng phòng thu mua sau từ 4 – 6 năm. Một số người khác có thể lên làm Giám đốc thu mua, Giám đốc kinh doanh hoặc chuyển hẳn sang lĩnh vực xuất nhập khẩu. Quá trình thăng tiến phụ thuộc phần lớn vào định hướng và năng lực của bạn.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của nghề thu mua là bạn không chỉ có một công việc năng động, có thu nhập cao mà còn thường xuyên được thử thách để khám phá bản thân, trở nên chuyên nghiệp hơn trước áp lực.
Sau nhiều năm làm việc, bạn có thể thăng tiến hoặc tận dụng các mối quan hệ để tự kinh doanh. Nói cách khác, những kiến thức, kỹ năng và nguồn vốn bạn có được từ công việc Nhân viên thu mua cho bạn nhiều cơ hội chuyển đổi.
Xem thêm: [Hé lộ] Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm hiện nay
Học trường nào để tốt nghiệp có thể làm nhân viên thu mua
Hiện tại chưa có trường nào có chuyên ngành đào tạo Nhân viên thu mua, đều là những người học các ngành liên quan làm trong vai trò này.
Các chuyên ngành phù hợp nhất là: Quản trị Kinh doanh, Tài chính, Kế toán – Kiểm toán, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Ngoại ngữ, Xuất nhập khẩu, Luật. Một số trường đào tạo gồm có:
- Trường Đại học Ngoại thương.
- Đại học Kinh tế quốc dân.
- Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN.
- Học viện Tài chính.
- Đại học Đà Nẵng.
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, v.v.
Nhìn chung bằng cấp không quá quan trọng, miễn là có định hướng kinh doanh, giỏi đàm phán và có kỹ năng ngoại ngữ thì bạn có thể bắt đầu sự nghiệp này.
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về nhân viên thu mua là gì?. Qua đó, giúp bạn hình dung một nhân viên thu mua trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận những công việc cụ thể rõ ràng.