Quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quản trị kinh doanh trở thành một ngành hot thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Vậy quản trị kinh doanh là gì? Có những vị trí việc làm nào ngành kinh doanh? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây từ News.timviec ngay nhé!
KHÁM PHÁ VIỆC LÀM KINH DOANH LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !
Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh trong tiếng anh là Business Management. Đây được hiểu là hoạt động thực hiện các công việc về quản trị trong quy trình kinh doanh. Từ đó giúp cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp đi theo đúng quỹ đạo và đem lại lợi nhuận một cách tối đa.
Những người thực hiện cách hoạt động quản trị kinh doanh thông thường sẽ phải ra các quyết định khác nhau dựa trên những tiêu chí về nguồn lực hiện có, làm sao để mọi hoạt động có thể hướng tới mục tiêu chung một cách nhanh chóng.
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học chuyên đào tạo ra các nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, kiến thức của ngành quản lý kinh doanh hiện rất rộng. Vì thế, nếu không tự mình nâng cao các kỹ năng chuyên môn của ngành thì khả năng không xin được việc làm của các sinh viên là rất cao.
Tại sao phải học quản trị kinh doanh?
Có nên học quản trị kinh doanh trong thời điểm này luôn là câu hỏi được rất nhiều sinh viên đặt ra hiện nay. Và dưới đây sẽ là một số thôn tin về lợi ích của ngành quản trị kinh doanh là gì nếu bạn quyết định lựa chọn chuyên ngành này nhằm theo đuổi sự nghiệp của riêng mình:
Học quản trị kinh doanh có cơ hội tìm việc làm cao
Với các sinh viên học chuyên ngành này, chính sự đa dạng về kiến thức với rất nhiều nhánh nhỏ sẽ khiến cho sinh viên có thêm nhiều lợi thế để tạo cơ hội nghề nghiệp cho chính mình. Việc nắm bắt nhiều kiến thức nghề quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn khi đi tuyển dụng.
Phát triển toàn diện các kỹ năng chuyên môn
Trong một số chương trình học của khoa quản trị kinh doanh tại một số trường đại học. Sinh viên sẽ được phát triển rất nhiều các kỹ năng chuyên môn thông qua những chương trình trải nghiệm, thực tập ngay khi còn đang ngồi trên giảng đường. Chính vì vậy, những chương trình này sẽ tạo điều kiện tối đa cho các cử nhân có thể được phát huy tối đa khả năng chuyên môn của mình trong các vấn đề nhất định. Thậm chí, một số người còn có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm mơ ước ngay khi còn đang trong giai đoạn thực tập.
Giúp đỡ sinh viên có thể tự kinh doanh riêng
Bản chất của quản trị kinh doanh là giúp người học có thể tích lũy đủ năng lực nhằm đưa ra những quyết định cho công việc kinh doanh với mọi quy mô. Chính vì thế, nếu bạn đã có mục tiêu kinh doanh thì hoàn toàn có thể tự tin với những kiến thức đã học được từ chuyên ngành này.
Bắng cấp được đào tạo theo chuẩn quốc tế
Các trường đại học chuyên về những khối ngành kinh tế đều có các hệ đào tạo theo chuẩn quốc tế. Chương trình học này thường được trường đại học hợp tác với những ngôi trường đại học chuyên ngành kinh tế nổi tiếng trên thế giới và đều có một lộ trình học nhất định và luôn theo sát các tình huống thức tế. Và sau khi tốt nghiệp, tấm bằng cử nhân của sinh viên quản lý kinh doanh sẽ do trường đối tác quốc tế cấp. Từ đó, các cử nhân sẽ có cơ hội rất lớn để xin việc vào những doanh nghiệp lớn trên thị trường lao động để có mức thu nhập đáng mong ước.
Quản trị kinh doanh có những chuyên ngành gì?
Đối với chương trình học quản trị kinh doanh, ngoài những môn học bắt buộc mà các sinh viên sẽ phải học trong trường như: kinh tế chính trị, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản thì tùy thuộc vào từng nhánh nhỏ mà sẽ có các môn khác nhau. Tuy nhiên những môn học trong các nhánh này sẽ giúp bạn nắm bắt được chi tiết từ cơ bản đến nâng cao về hoạt động quản lý doanh nghiệp như:
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Khi học quản trị kinh doanh tổng hợp, bạn sẽ được học về cái gì? Những kiến thức của chuyên ngành này chủ yếu sẽ là những kiến thức về nền tảng của quản trị doanh nghiệp như:
- Các kiến thức quản trị học
- Cách xây dựng chiến lược kinh doanh
- Cách lên quy trình quản lý dự án, quản lý bán hàng….
Bên cạnh đó, các sinh viên cũng sẽ được tích lũy thêm một số kiến thức nghề nghiệp chuyên môn về kinh doanh như: thu thập, phân tích, lập kế hoạch quản trị doanh nghiệp để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả.
Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành này là tạo ra các cử nhân kinh tế có khả năng quản lý một cách toàn diện, bài bản trong tương lai. Sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng trong công việc. Bên cạnh đó là bồi dưỡng lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm với công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ các kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào việc quản lý doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh lữ hành
Với chuyên ngành quản trị kinh doanh lữ hành, ứng viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn về quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch như:
- Văn hóa tổ chức
- Kinh tế du lịch
- Marketing du lịch
- Quản trị lữ hành, quản trị sự kiện
- Các môn về phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống…
Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành được coi là một ngành công nghiệp không khói với nhiều tiền năng phát triển và xu hướng toàn cầu hóa. Học ngành quản trị kinh doanh lữ hành sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về địa lý, văn hóa, tập quán vùng miền và cả khách du lịch. Học ngành học này sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về hướng dẫn, quản lý tour du lịch và điều hành sự kiện,… Trong quá trình học sinh viên cũng sẽ được đi tham quan và thực hành tại các địa điểm, nhà hàng sang trọng để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.
Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà hàng
Nếu như các bạn trẻ quyết định theo đuổi ngành kinh doanh nhà hàng – khách sạn, bạn sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng như:
- Phân tích nhu cầu du lịch
- Cách thức xây dựng khẩu phần ăn
- Nghiệp vụ kế toán nhà hàng – khách sạn…
Cùng với các kiến thức chuyên môn, nhiều trường đào tạo còn chủ động liên hệ với các đối tác là những nhà hàng, khách sạn theo chuẩn 5 sao nhằm giúp sinh viên của mình có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế. Do đó, người học có thể rất tự tin thích nghi với công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra sau khi học ngành học này sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau như: Chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ khách sạn, chuyên viên phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch, giám đốc khách sạn hay làm giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành khách sạn, du lịch.
Quản trị kinh doanh quốc tế
So với các kiến thức liên quan đến nghề quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế có yêu cầu ứng viên cao hơn so với mặt bằng chung. Bạn sẽ không chỉ được đào tạo các kiến thức cơ bản về thị trường, luật kinh doanh mà còn được trang bị những kinh nghiệm để nhận định xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới, một số ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như: đầu tư quốc tế, logistic, marketing quốc tế, thanh toán quốc tế,….
Ở một số trường Đại học thì kinh doanh quốc tế và thương mai quốc tế là chuyên ngành của kinh doanh tổng hợp.
Quản trị kinh doanh tiếng Anh
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, việc kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng vì vậy mà chuyên ngành quản trị kinh doanh tiếng Anh ra đời với mục tiêu phát triển thị trường kinh doanh quốc tế. Chuyên ngành quản trị kinh doanh tiếng Anh là sự kết hợp đào tạo về kiến thức chuyên ngành của quản trị kinh doanh với chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Học quản trị kinh doanh ra làm gì?
Có thể thấy rằng, kiến thức ngành quản trị kinh doanh hiện nay rất rộng. Chính vì vậy, ứng viên sau khi học xong có thể ra làm được rất nhiều công việc như:
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là vị trí sẽ phải chịu trách nhiệm tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh doanh cho doanh nghiệp. Vị trí này được coi như một bản lề để giúp bạn có thể đi lên những vị trí cao hơn.
Thu nhập trung bình: 7 – 10 triệu/ tháng
Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh sẽ phải giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận kinh doanh cũng như chịu trách nhiệm chính về doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra các trưởng phòng cũng cần phải lên những chương trình vê đào tạo, giám sát nhân viên kinh doanh nhằm thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức tối đa.
Thu nhập trung bình: 20 – 25 triệu/ tháng
Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Với các ứng viên đã có trong tay bằng đại học hoặc thạc sĩ quản trị kinh doanh thì bạn cũng có thể lựa chọn vị trí nghiên cứu thị trường để thử sức. Với vị trí này, nhiệm vụ của bạn sẽ cần phải giúp doanh nghiệp của mình tìm được đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng những chiến dịch quản cáo để đưa sản phẩm tới với người tiêu dùng.
Thu nhập trung bình: 10 – 12 triệu/ tháng.
Nhân viên tư vấn quản lý kinh doanh
Tư vấn quản ký kinh doanh là công việc giúp các doanh nghiệp có những biện pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua việc tối ưu chi phí bỏ qua và giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Công việc này đòi hỏi ứng viên cần có kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng đánh giá vấn đề một cách toàn diện, nhận định được tính chất của sự việc để tham gia vào việc cải tiến quy trình kinh doanh nhằm đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả nhất.
Chuyên viên tư vấn tài chính
Nếu như có niềm đa mê với các con số, khả năng phân tích chuyên sâu, yêu thích lĩnh vực tài chính như đầu tư, quản lý tài sản, tài chính cá nhân thì bạn có thể thử sức với công việc chuyên viên tư vấn tài chính.
Chuyên viên tư vấn tài chính cần là người có am hiểu về thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản,…sau đó sử dụng các kiến thức và chuyên môn của bản thân để xây dựng các kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu tài chính của khách hàng. Một chuyên viên tài chính có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoặc làm việc hoàn toàn độc lập.
Với vị trí chuyên viên tài chính thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 12-30 triệu đồng/tháng.
Nhân viên Marketing
Với một cử nhân ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường bạn hoàn toàn có thể thử sức với lĩnh vực Marketing. Công việc chủ yếu sẽ là lên ý tưởng truyền thông, xây dựng thường hiệu, thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo cho doanh nghiệp của mình.
Để đảm nhận tốt với vai trò một nhân viên Marketing bạn nên tham gia một số khóa học liên quan đến content, bổ sung các kiến thức về SEO, SEM,…để có thể bắt đầu tham gia thực chiến cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Mới mức lương nhân viên Marketing mới vào nghề thì sẽ trung bình ở mức 7-10 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra với những kiến thức quản trị kinh doanh được đào tạo bạn có thể học lên cao hơn như tiến sĩ, thạc sĩ quản trị kinh doanh và bắt đầu giảng dạy tại các cơ sở, trường đào tạo quản trị kinh doanh.
Trên đây là một số chia sẻ về ngành quản trị kinh doanh là gì. Và nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm kinh doanh, hay theo dõi ngay các thông tin tuyển dụng kinh doanh mới nhất tại website.