Nhân viên kinh doanh là gì? Những điều cơ bản cần nắm rõ
Nhân viên kinh doanh là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên kinh doanh? Dưới đây là những phân tích thú vị và xúc tích sẽ không làm bạn thất vọng. Chính vì vậy, đừng chần chừ đọc ngay có thêm nhiều kinh nghiệm nữa nhé !
KHÁM PHÁ VIỆC LÀM KINH DOANH LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !
Nhân viên kinh doanh là gì?
Khái niệm nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một thuật ngữ dành cho những người làm việc trong lĩnh vực quản lý, xây dựng chiến lược kế hoạch và môi giới, tiếp thị sản phẩm. Những mục đích của các hoạt động này đều nhằm vào mục đích đẩy nhanh chóng và tạo ra lợi nhuận.

Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh trong tiếng anh với thuật ngữ Sales Executive hay Sales Supervior.
Nhân viên kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận các công việc trong công ty, doanh nghiệp như: quản lý và xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị và môi giới sản phẩm. Với mục tiêu là đẩy sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng và đem lại lợi nhuận kinh tế cho công ty, doanh nghiệp.
Những yêu cầu với nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh cần phải nắm được những điều cơ bản như sau:
- Nhân viên kinh doanh đặc thù công việc là giao tiếp với các đối tác, khách hàng, điều này giúp bạn có một khả năng hoạt ngôn tốt và linh động. Khi kỹ năng giao tiếp được cải thiện bạn sẽ có ấn tượng tốt đến đối tác và có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.
- Mặt khác, nhân viên kinh doanh cần có nhiều kiến thức và kỹ năng đòi hỏi bạn phải thường xuyên trau dồi các kiến thức thông tin về sản phẩm thời cuộc để dễ dàng thuyết phục được khách hàng và tạo được thiện cảm.
- Một nhân viên kinh doanh cần phải có sự đam mê và tham vọng muốn thay đổi bản thân với công việc hiện tại và đây sẽ là động lực để bạn vượt qua những khó khăn khi làm việc.
- Kiên trì và chăm chỉ luôn trau dồi kiến thức chuyên môn và lắng nghe những yếu tố giúp bạn có thể rèn luyện được kỹ năng để thuyết phục khách hàng.
- Quyết đoán để bạn tự làm chủ bản thân và quyết định trong công việc. Đó là yếu tố giúp bạn thành công.
Tham khảo: Tất tần tật những điều cơ bản về Sale Admin mà bạn cần nắm rõ
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh
Trong một ngày làm việc, các nhân viên kinh doanh sẽ cần phải thực hiện một số công việc cơ bản gồm:
Tạo lập, duy trì các mối quan hệ với khách hàng
Việc tạo lập, duy trì được mối quan hệ với các khách hàng chính là công việc thường ngày của một nhân sự làm kinh doanh. Công việc nay bao gồm: tìm kiếm những khách hàng mới, duy trì các mối quan hệ với những khách hàng cũ đã từng sử dụng sản phẩm.
Để có thể tìm kiếm, duy trì các mối quan hệ với các khách hàng không phải chuyện dễ dàng. Bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân tâm lý vững vàng vì sẽ phải tương tác với khách một cách thường xuyên.
Trình bày kế hoạch cho cấp quản lý

Bên cạnh công việc chính là tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng để đem lại doanh thu trong công việc. Việc trình bày các kế hoạch công việc cho các cấp quản lý trực tiếp cũng rất quan trọng. Do đó, hãy biết cách lập kế hoạch trước để giúp khắc phục được những rủi ro không đáng có.
Tìm hiểu rõ về sản phẩm của công ty
Các nhân viên kinh doanh cần phải hiểu rõ được về sản phẩm mà công ty mình đang muốn bán cho khách hàng. Do đó, nếu không hiểu được về sản phẩm, bạn có thể khiến khách hàng đánh giá bạn là một sale thiếu chuyên nghiệp.
Nắm rõ quy trình bán hàng
Bạn cần nắm rõ các quy trình sau:
- Chăm sóc khách hàng
- Bán hàng
- Xử lý khiếu nại
- Nhận, giải quyết thông tin của khách hàng
Xử lý, hoàn thành hợp đồng mua bán cho khách hàng
Các nhân viên sale cũng sẽ cần phải hoàn thiện các thủ tục khác nhau như: lập hợp đồng, lưu trữ thông tin của khách hàng trên phần mềm quản lý bán hàng của doanh nghiệp.
Xem thêm: 5 bước xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Các vị trí việc làm trong ngành kinh doanh
Ngoài vị trí NVKD, các ứng viên sẽ còn có thể lựa chọn những vị trí khác nhau trong bộ phận này tại các doanh nghiệp. Cụ thể:
Nhân viên phát triển kinh doanh
Công việc chính:
- Tiếp nhận, sàng lọc danh sách khách hàng tiềm năng từ chiến dịch Marketing để trở thành đối tượng cho khâu sales
- Gọi điện thoại/gửi email giới thiệu công ty và sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng
- Báo cáo lên các cấp trên về tiến độ, kết quả kinh doanh; nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
- Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, tạo dựng lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp
- Làm việc với đội ngũ phát triển sản phẩm để xây dựng các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Nhân viên telesales
Công việc chính:
- Gọi điện thoại cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng về sản phẩm/dịch vụ
- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách
- Báo cáo với cấp trên về tiến độ và kết quả kinh doanh hàng tuần
- Quản lý thông tin khách hàng và liên tục cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu
Quản lý cửa hàng
Công việc chính
- Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ hàng hóa, nhân viên, khách hàng và các vấn đề liên quan đến cửa hàng
- Kiểm tra, giao việc, đốc thúc nhân viên; lưu tâm góp ý và tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tại cửa hàng cùng với Ban Giám đốc
Nhân viên quản lý đơn hàng
Công việc chính
- Tiếp nhận đơn hàng, hỗ trợ khách hàng trong quá trình lên đơn hàng
- Tham gia vào quá trình sản xuất hàng mẫu, đảm bảo chất lượng cho mẫu trước khi gửi cho khách
- Theo dõi phản hồi của khách hàng, đàm phán về hợp đồng
- Làm việc với các bộ phận kỹ thuật, mua hàng và vật tư để đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất
Trưởng phòng kinh doanh
Công việc chính:
- Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số
- Lên kế hoạch, triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo độ phủ của doanh nghiệp
- Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước ban quản trị
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh
- Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales
Giám đốc kinh doanh
Công việc chính:
- Xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững tập trung vào việc tăng doanh thu và mức độ hài lòng của khách hàng
- Trình bày một cách thuyết phục tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp và giá trị sản phẩm tới các đối tác
- Đào tạo các nhân viên mới thành các nhân viên kinh doanh xuất sắc
- Tiến hành nghiên cứu để tìm kiếm thị trường mới và phát hiện nhu cầu khách hàng
5 kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh
Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi và xuất sắc bạn cần có đủ 5 kỹ năng cơ bản dưới đây:

- Kỹ năng giao tiếp.
- Vốn kiến thức và chuẩn đoán tốt.
- Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị.
- Kỹ năng hợp tác.
- Hòa đồng vui vẻ, chỉnh chu và luôn mỉm cười.
Tiêu chí để đánh giá một NVKD phù hợp
Để đánh giá được đâu là một nhân sự làm việc phù hợp, các cấp quản lý trong doanh nghiệp thường dựa trên một số tiêu chí như:
Thái độ làm việc
- Sự trung thực: Những nhân viên KD có sự trung thực với khách hàng, với quản lý sẽ luôn biết được đâu là đúng, đâu là sai để có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất
- Tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng: Nhân viên kinh doanh đặc biệt phải luôn có thái độ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người thì công việc mới đạt được hiệu quả.
- Chí cầu tiến: Khi nhân sự có chí cầu tiến, nhân viên kinh doanh sẽ luôn chủ động tiếp thu, học hỏi mọi người xung quanh để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc và sẽ luôn cố gắng đạt được những mục tiêu lớn hơn đã đề ra.
Năng lực chuyên môn
- Mức độ chuyên cần trong công việc: Xem xét xem nhân viên kinh doanh có tuân thủ đúng quy định về giờ làm việc hay không, đi làm có chuyên cần và nghỉ việc có báo trước hay không.
- Mức độ hoàn thành công việc: Đây là tiêu chí chuẩn nhất để đánh giá năng lực của một nhân viên. Qua đó, nhà quản lý có thể xem xét được năng lực của nhân viên kinh doanh để có kế hoạch đào tạo những thứ còn yếu và thiếu sót của nhân viên, giúp nhân viên kinh doanh làm việc đạt hiệu quả tốt hơn.
Có nên làm nhân viên kinh doanh hay không?
Việc làm nhân viên kinh doanh là một nghề đang khá hot hiện nay. Đây được ví như một nghề hái ra tiền với mức thu nhập cao, nhanh chóng giàu và dễ dàng đổi đời hơn. Thu nhập của một nhân viên kinh doanh hưởng theo khả năng và tính thêm hoa hồng, tiền thưởng cho các sản phẩm bán được và do bạn làm càng tốt. Chốt được nhiều sản phẩm và nhận được nhiều hợp đồng giữa các đối tác thì lợi nhuận đạt con số khủng.

Bên cạnh đó chế độ và mức lương khủng thì công việc bạn làm không hề gò bó và thời gian làm việc linh hoạt có thể tự chủ động giờ làm việc. Bởi mục đích chính của công ty, doanh nghiệp chú ý đến là con số mà bạn mang về cho công ty, doanh nghiệp.
Là một nhân viên kinh doanh bạn sẽ phải thường xuyên gặp đối tác để tư vấn và thuyết phục khách hàng, hiệu công việc sẽ cao hơn và thành công hơn khi đàm phán và trao đổi trong văn phòng. Cũng vì đặc thù công việc nên bạn sẽ bắt buộc phải mở rộng những mối quan hệ và tạo nên những tương tác để hỗ trợ quá trình làm việc.
Một công việc ngon như vậy nhưng nhiều người lại không dám thử sức mình. Bởi bên cạnh những mặt lợi thì nhân viên kinh doanh cũng có nhiều mặt trái. Nghề này thu nhập chủ yếu chính là hoa hồng và tiền thưởng bạn phải tự môi giới tiếp thị sản phẩm để đem lại lợi nhuận. Lương cứng một nhân viên kinh doanh giao động khoảng 5-7 triệu thậm chí cũng rất bấp bênh vì còn phụ thuộc vào lợi nhuận thu nhập về.
Với những người mới bước vào con đường kinh doanh giữ vị trí nhân viên kinh doanh sẽ khó khăn trong vấn đề chọn thị trường bán hàng, đối tượng bán hàng và bán như thế nào. Đây là một vấn đề chung mà bất kỳ một nhân viên kinh doanh phải đối mặt những để thành công thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì phải vượt qua hết những khó khăn này.
Tham khảo: Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là gì? Công việc của vị trí này trong kinh doanh
Mức lương của một nhân viên kinh doanh hiện tại là bao nhiêu?
Đối với một nhân sự làm kinh doanh mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập của bạn sẽ nằm trong khoảng 5.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ/tháng chưa bao gồm các khoản thưởng theo doanh số. Mặc dù đây là mức lương không cao, nhưng đây sẽ là cơ hội để bạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc để phát triển về sau.
Trung bình trên thị trường lao động, mức thu nhập của nhân viên kinh doanh hiện tại cụ thể:
- Với ứng viên có 1 – 3 năm kinh nghiệm: 6.000.000 VNĐ – 9.000.000 VNĐ/tháng. Nếu thêm tiền thưởng doanh số thì có thể lên tới 9.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ/tháng.
- Với ứng viên có số năm kinh nghiệm lâu hơn: 12.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/tháng gồm lương cứng, chiết khấu doanh số.
Xem thêm: Khảo sát bảng lương nhân viên kinh doanh trên toàn quốc
Nhân viên kinh doanh là một nghề rất thích hợp cho những bạn năng động và thích thử thách. Luôn có ý chí cầu tiến và kiên trì với mục đích của mình. Thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã có một cách nhìn tổng quan về một nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần rèn luyện để trở thành một nhân viên kinh doanh thành công.

Bảo dưỡng là gì? Quy trình bảo dưỡng chuẩn cho doanh nghiệp
Kỹ Năng Văn Phòng 09-06-2023, 12:07Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng quy trình bảo dưỡng chuẩn là rất quan trọng cho máy móc và thiết bị. Vậy bảo dưỡng là gì? Quy trình bảo dưỡng chuẩn sẽ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công việc này qua bài viết dưới đây! Kỹ sư...

Vật tư tiêu hao là gì? Tìm hiểu đặc điểm và phân loại vật tư tiêu hao
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 08-06-2023, 15:46Vật tư tiêu hao là một thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên, không phải ai cũng thấu hiểu đúng ý nghĩa của nó. Để giải thích đơn giản, vật tư tiêu hao là các loại tài sản được sử dụng hoặc tiêu hao trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc sử...
Ngành quản trị nhân sự là gì? Kỹ năng cần có để làm trong ngành
Kỹ Năng Văn Phòng 07-06-2023, 10:58Ngành Quản trị nhân lực, còn được gọi là ngành quản trị nhân sự, là một lĩnh vực rất hữu ích, giúp bạn có cái nhìn và đánh giá khác biệt về con người và các tổ chức. Ngành này kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau, mang đến cho bạn một cái nhìn sâu...

Flight attendant là gì? Tiêu chuẩn dành cho tiếp viên hàng không
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 06-06-2023, 12:52Công việc của một flight attendant đã lâu trở thành một trong những nghề mơ ước của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ. Vậy, flight attendant là gì? Làm thế nào để trở thành một flight attendant chuyên nghiệp và có cơ hội làm việc trong tương lai? Đây là những câu hỏi...

Chuyên khoa 2 là gì? Phân biệt các chức danh bác sĩ chuyên khoa
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 05-06-2023, 11:50Trong lĩnh vực y tế, việc phân biệt và hiểu rõ về các chức danh bác sĩ chuyên khoa là một vấn đề quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chuyên khoa 2 là gì và phân biệt các chức danh bác sĩ chuyên khoa. Best regards là gì? Một...

Hướng dẫn cách xóa trang trong Word nhanh và đơn giản nhất
Kỹ Năng Văn Phòng 03-06-2023, 09:40Trong quá trình soạn thảo văn bản, có rất nhiều nguyên nhân khiến văn bản của bạn xuất hiện các trang trắng gây mất thẩm mỹ, lộn xộn và kém khoa học. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xóa trang trong Word nhanh và đơn giản nhất. Tìm hiểu ngay nhé! Nguyên nhân xuất...

Top các trường Đại học đào tạo ngành Công Nghệ Thông Tin Tốt
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 03-06-2023, 09:30Trong vòng 30 năm gần đây, lập trình phần mềm hay rộng hơn là ngành công nghệ thông tin đã phát triển với một tốc độ không thể kiểm soát, nhiều công ty khổng lồ xuất hiện, cũng có vô vàn những tỉ phú xuất thân từ giới lập trình. Điều này không chỉ dẫn...

Ngành tài chính ngân hàng học trường nào? Ra trường làm gì?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 03-06-2023, 09:30Ngân hàng tài chính liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính tại các ngân hàng, nắm giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam. Đó cũng là lý do mà ngày nay rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn. Vậy ngành tài...

Hướng dẫn cách kiếm tiền tại nhà không cần vốn 2023
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 03-06-2023, 09:15Cách kiếm tiền tại nhà cho học sinh; sinh viên hiện nay không khó. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải tự mình lựa chọn được những nghề nghiệp phù hợp với mình những không làm ảnh hưởng tới việc học. Lợi ích của cách kiến tiền tại nhà cho học sinh, sinh viên Bất kỳ...

Cách căn lề trong word đơn giản nhất cho người mới
Kỹ Năng Văn Phòng 03-06-2023, 09:10Căn lề trong word là một trong những kỹ năng văn phòng cơ bản mà người dùng cần biết để hỗ trợ cho quá trình học tập và làm việc của mình. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách căn lề trong word đúng chuẩn như trong các văn bản hành chính, cùng chúng...