[Hé lộ] Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm hiện nay
Logistics hiện là một trong những ngành nghề cực “hot” hiện nay. Vậy lương ngành logistics là bao nhiêu? Theo dõi bài viết để được News.timviec giải đáp bạn nhé!
Logistics là gì?
Logistics được hiểu đơn giản là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc thuộc ngành logistics chính là lên kế hoạch cụ thể để kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này để có thể cạnh tranh hiệu quả cần phải đảm bảo được các yếu tố như: số lượng, chất lượng, thời gian cùng chi phí hợp lý. Bên cạnh công việc vận chuyển hàng hóa, ngành logistics còn đảm nhận việc đóng gói, lưu trữ, xử lý hàng hóa hóa…
Tham Khảo – Lương của ngành thương mại điện tử và cơ hội việc làm hiện nay
Hoạt động cụ thể của ngành logistics
Nhưng hoạt động cụ thể của ngành logistics có thể kể đến như:
- Vận chuyển các loại hàng hóa trong nước
- Vận chuyển các loại hàng hóa ra nước ngoài
- Quản lý đội tàu hàng
- Quản lý kho bãi
- Xử lý các vật liệu
- Thực hiện đơn hàng của đối tác
- Quản lý những sản phẩm hàng tồn
- Hoạch định nhu cầu của khách hàng
Các cấp bậc của ngành logistics
Hiện nay trong ngành logistics được phân chia các cấp bậc như sau:
- Logistics Officer
- Logistics supervisor
- logistics manager
- Logistics Director
- logistics chain director
Mức lương và công việc phổ biến ngành logistics
Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)
Công việc cụ thể của nhân viên vận hành kho là tiếp nhận những đơn đặt hàng của khách và sắp xếp lịch trình vận chuyển. Bên cạnh đó là quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa, giám sá công tác kiểm tra số lượng, chất lượng cho đến khi đến tay khách hàng. Ngoài ra, những người làm công việc này cần phối hợp với người chuyên chở giải quyết sự cố phát sinh.
Mức lương đối với vị trí công việc này dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Công việc này phù hợp với những người có năng chuyên môn về chuyên ngành vận tải, ngoại thương.
Nhân viên kinh doanh
Công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh ngành logistics bao gồm:
- Cung cấp thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
- Duy trì lượng khách hàng hiện có bằng những chính sách chăm sóc hiệu quả
- Mở rộng tập khách hàng bằng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau
- Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng
Mức thu nhập của công việc này sẽ dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng tùy vào kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh sẽ được thưởng hoa hồng khi đạt được KPI mà lãnh đạo công ty đề ra.
▶ THAM KHẢO NGAY: Tuyển nhân viên kinh doanh lương cao, chế độ đãi ngộ tốt!
Nhân viên chứng từ
Công việc cụ thể của nhân viên làm chứng từ gồm:
- Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến,…
- Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan
- Nhận nhiệm vụ liên hệ với các khách hàng, phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa
- Lưu trữ hồ sơ và chứng từ quan trọng
Mức lương ngành logistics của nhân viên chứng từ sẽ dao động trong khoảng 6 – 8 triệu tùy kinh nghiệm của người lao động. Tuy nhiên, mức lương sẽ có thể tăng nếu người lao động có thể hoàn thành tốt công việc.
Nhân viên cảng
Công việc của nhân viên cảng cụ thể gồm:
- Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành
- Sắp xếp thời gian tàu hàng ra vào hợp lý
- Điều động các phương tiện cùng nhân công bốc xếp hàng hóa
- Tiến hành lập biên bản khi có những sự cố bất ngờ xảy ra
Mức lương dành cho những nhân viên làm tại cảng sẽ dao động từ 8 – 10 triệu.
Chuyên viên thu mua
Công việc của chuyên viên thu mua sẽ bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch, lên danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua, làm việc trực tiếp với phòng kế hoạch sản xuất
- Đánh giá những đơn đặt hàng và đưa ra những yêu cầu về việc quản lý quá trình mua hàng
- Cung cấp những thông tin, văn bản cần thiết cho bên phía đơn vị cung cấp
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó kịp thời những sự cố phát sinh bất ngờ
- Theo dõi những đơn đặt hàng, xác nhận lại thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng cùng chi phí
- Kiểm soát, đảm bảo các đơn đặt hàng luôn tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng
Mức lương của các chuyên viên thu mua sẽ dao động từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Nhân viên giao nhận
Công việc của nhân viên giao nhận cụ thể sẽ gồm:
- Tiếp nhận và xử lý thông tin các lô hàng
- Lấy D/O, giấy ủy quyền tại các hãng tàu, đại lý
- Tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng để đưa ra những giải pháp tối ưu
- Điều phối, thu xếp phương tiện hỗ trợ công việc vận chuyển hàng hóa
- Phối hợp cùng các bộ phận khác để phục vụ nhu cầu khách hàng tốt nhất
- Theo dõi lộ trình giao hàng
Mức lương đối với nhân viên giao nhận sẽ dao động từ 6 đến 8 triệu đồng một tháng.
Nhân viên hiện trường
Nhân viên hiện trường sẽ làm những công việc cụ thể như:
- Khai báo với hải quan tại cảng tàu
- Theo dõi quá trình bốc xếp hàng hóa trực tiếp tại cảng và kho hàng
- Phối hợp cùng các bộ phận có liên quan để tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thỏa thuận
- Báo cáo chi tiết công việc cho người phụ trách bộ phận cùng ban giám đốc
Với vị trí việc làm này, mức lương trung bình sẽ từ 6 đến 8 triệu đồng một tháng.
Nhân viên hải quan
Công việc của nhân viên hải quan sẽ bao gồm:
- Kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ xuất nhập khẩu để đảm bảo đúng pháp luật, hợp lệ
- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa hợp pháp
- Thực hiện các hoạt động khai báo với hải quan thông qua các phần mềm
- Hướng dẫn những nhân viên hiện trường quy trình làm thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa
Mức lương của nhân viên hải quan sẽ được tính dựa vào quy định của biên chế Nhà nước. Lương cơ bản theo biên chế Nhà nước cho nhưng người mới là từ 3 đến 6 triệu đồng chưa tính các phụ cấp khác.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế sẽ cần làm những công việc cụ thể như sau:
- Tiếp nhận các chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C,…
- Kiểm tra tính pháp lý của các loại hồ sơ, giấy tờ của khách hành
- Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch
- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cần thiết để thanh toán
- Lưu giữ sổ sách, hồ sơ công tác kế toán theo quy định ngân hàng
Với vị trí chuyên viên thanh toán quốc đòi hỏi người làm việc bên cạnh kiến thức nghiệp vụ còn cần phải có khả năng ngoại ngữ tốt. Mức lương của vị trí công việc này từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng cụ thể sẽ bao gồm:
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng
- Xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả
- Thông báo về tình trạng hàng hóa trên đường vận chuyển cho khách hàng
- Theo dõi các đơn đặt hàng lớn, giải quyết yêu cầu khách hàng kịp thời
- Lưu giữ thông tin, tăng cường các mối quan hệ với khách hàng
Mức lương đối viên các nhân viên chăm sóc khách hàng ngành logistics sẽ dao động từ 6 đến 8 triệu/tháng.
XEM THÊM:Tuyển dụng chăm sóc khách hàng mới nhất tại đây nhé!
Cơ hội việc làm ngành logistics
Thực trạng ngành logistics hiện nay
Ngành logistics ở nước ta là một lĩnh vực nghề nghiệp còn “non trẻ” mới trở nên thịnh hành và phát triển trong thời gian hiện nay. Hiện tại có ở nước ta có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Dự đoán trong tương lai con số này còn tăng mạnh bởi nhu cầu mua sắm hàng hóa online, dịch vụ thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh.
Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt nam thì trong 3 năm tới sẽ có thêm khoảng 18.000 lao động làm việc trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy được tiềm năng to lớn của ngành nghề này, cũng mở ra cơ hội việc làm cho những bạn trẻ đang theo học ngành này.
Trường đào tạo ngành logistics
Logistics được xem là một ngành tương đối mới mẻ với nhiều người dân tại Việt Nam. Vì vậy, để chọn một trường đào tạo chuyên môn tốt là điều rất quan trọng để tích lũy kiến thức sau này. Một số trường đại học chất lượng đào tạo ngành logistics mà các bạn có thể tham khảo như:
- Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội
- Trường ĐH Giao thông vận tải Tp.HCM
- Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2
- Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
- Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
- Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
Bí quyết xin việc ngành logistics hiệu quả
Để có thể thành công xin việc thuộc ngành logistics, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ càng về kiến thức thì bạn cần có một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng. Hãy chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc chuyên nghiệp thể hiện được những điểm mạnh của bản thân bạn, tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng nhé!
Nếu băn khoăn không biết cách tạo một mẫu CV xin việc ấn tượng, bạn có thể tham khảo bộ CV của CV.timviec.com.vn của chúng tôi nha! Tại đây bạn sẽ có tìm thấy hàng nghìn mẫu CV xin việc đẹp mắt, ấn tượng lại hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, bạn còn được những chuyên viên tư vấn về những công việc phù hợp với mình.
Qua bài viết trên News.timviec đã giải đáp cho bạn đọc về mức lương ngành logistics cùng cơ hội việc làm của lĩnh vực này. Hi vọng rằng quý độc giả có được nhưng thông tin tham khảo hữu ích nhất.