Mức lương bác sĩ mới ra trường bao nhiêu? Cách tính như thế nào
Bác sĩ là một ngành nghề cao quý, là mơ ước của rất nhiều người. Đây cũng là một công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ bằng cấp, trình độ cho đến kinh nghiệm làm việc. Vậy mức lương của ngành như thế nào? Lương bác sĩ mới ra trường bao nhiêu? Cùng News.timviec tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nghề bác sĩ và phân hạng bác sĩ
Bác sĩ là người được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp và được Luật pháp của nước sở tại công nhận, có trách nhiệm duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách dựa trên kiến thức về cơ thể con người để chẩn đoán, sau đó sẽ chữa trị bệnh tật và thương tật cho người bệnh. Được hành nghề trong phạm vi giấy phép được cấp và trong phạm vi đào tạo chuyên ngành của mình.
Về thu nhập, bác sĩ sẽ nhận được khoản tiền lương dựa trên phân hạng chức danh nghề nghiệp, thời gian công tác và năng lực chuyên môn.
Đối với chức danh Bác sĩ sẽ phân hạng như sau:
- Bác sĩ cao cấp: Hạng I, yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II/ tiến sĩ ngành Y, bác sĩ chuyên khoa cấp II/ tiến sĩ Răng – Hàm – Mặt.
- Bác sĩ chính: Hạng II, yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I/ thạc sĩ ngành Y, bác sĩ chuyên khoa cấp I/ thạc sĩ Răng – Hàm – Mặt.
- Bác sĩ: Hạng III, yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ ngành y, bác sĩ Răng – Hàm – Mặt.
Đặc biệt, dù là chức danh bác sĩ ở hạng nào thì yêu cầu về chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cũng đều bắt buộc phải có.
Xem thêm: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Những điều cần biết về ngành Y đa khoa
Lương bác sĩ mới ra trường bao nhiêu?
Bác sĩ hiện nay không chỉ gồm những người thuộc hàng viên chức mà còn có các bác sĩ làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, mức lương của hai đối tượng này cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Bác sĩ là viên chức
Theo quy định của nhà nước, mức lương bác sĩ năm 2022 được tính theo công thức nêu tại Nghị định số 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó, mức lương cơ sở được áp dụng đến 01/7/2023 là 1.490.000 VNĐ
Còn về hệ số lương, với mỗi chức danh nghề nghiệp khác nhau và thời gian công tác khác nhau, các bác sĩ sẽ nhận được mức hệ số khác nhau như sau:
Bác sĩ (Hạng III)
Bác sĩ (trình độ đại học nói chung)
- Hệ số 1 (năm đầu tiên) là 2,34
- Hệ số 2 ( sau 3 năm) là 2,67 (sau 3 năm sẽ được xét tăng lương một lần)
- Hệ số 3 ( sau 3 năm tiếp) là 3,00
Và có tối đa 9 bậc lương với hệ số 9 là 4,98
Ví dụ: Bác sĩ mới ra trường, được ký hợp đồng hưởng 85% với hệ số lương là 2,34 và mức lương cơ sở là 1.490.000 VNĐ sẽ được tính như sau:
Lương = 0,85 x 2,34 x 1.150.000 = 2.963.610 VNĐ
Vậy mức lương bác sĩ mới ra trường có thu nhập khoảng gần 3 triệu đồng/ tháng, thông thường các bác sĩ ở bệnh viện lớn sẽ được hưởng thêm khoản trợ cấp khác.
Bác sĩ (cấp học thạc sĩ)
Được hưởng hệ số lương khởi điểm bậc 2: 2,67
Bác sĩ (cấp học tiến sĩ)
Được hưởng hệ số lương khởi điểm bậc 3: 3,00
Bác sĩ chính, phó giáo sư, giảng viên chính (Hạng II)
- Hệ số lương (năm đầu tiên) : 4,40
- Hệ số lương (sau 3 năm ): 4,74
=> Tối đa 8 bậc lương với hệ số 8: 6,78
Bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, Giáo sư (Hạng I)
- Hệ số lương (năm đầu tiên): 6,20
- Hệ số lương (sau 3 năm): 6,56
=> Tối đa 6 bậc lương với hệ số 6: 8,00
Bác sĩ làm việc theo hợp đồng
Đối với các bác sĩ là người lao động, ký kết hợp đồng lao động với các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập thì sẽ được trả lương theo thỏa thuận trước đó. Mức lương này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lương được tính theo công thức của viên chức, tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
- Mức lương tối thiểu vùng I: 4.680.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu vùng II: 4.160.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng
Chế độ tiền lương đối với bác sĩ mới ra trường
Bác sĩ là nghề nghiệp luôn được nhà nước và xã hội rất quan tâm, vì vậy mà mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ được trả theo các chế độ sau:
- Được hưởng xét tăng lương theo quy chế của từng đơn vị công tác và theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng các mức độ tiền thưởng tùy theo vị trí việc làm.
- Mức lương của ngành nghề bác sĩ sẽ phụ thuộc vào chức danh, chức vụ, vị trí việc làm và kinh nghiệm làm việc. Ví dụ mức lương của bác sĩ nội trú mới ra trường sẽ khác với mức lương của bác sĩ ngoại trú. Hay lương bác sĩ đa khoa mới ra trường khác mức lương bác sĩ chuyên khoa.
- Được hưởng trợ cấp và các chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc như: tại miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn,….
- Được hưởng tiền làm thêm ngoài giờ, tiền làm ca đêm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của từng đơn vị công tác
Xem thêm: Bác sĩ nội trú là gì? Yêu cầu cần có để trở thành bác sĩ nội trú
Những lưu ý dành cho bác sĩ mới ra trường
Để tạo nền tảng vững chắc cho công việc sau này, các bác sĩ mới ra trường cần lưu ý những điểm sau:
Khiêm tốn, trung thực, ham học hỏi
Đối với những bác sĩ mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết trong mọi ngành nghề nói chung và ngành bác sĩ nói riêng. Khi bạn mới ra trường, ngoài kiến thức lý thuyết được học trên trường thì kinh nghiệm thực tế của bạn hầu như không có nhiều. Chính vì vậy, hãy luôn giữ tâm thế là một người học hỏi, chịu khó chủ động làm từ những việc nhỏ nhất, đừng ngại việc, đừng gian dối. Hãy đặt cho mình những mục tiêu để đạt được và dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Đặc biệt đối với ngành nghề bác sĩ này, yêu cầu những bạn mới ra trường phải luôn trau dồi và học hỏi rất nhiều mới có thể thành công được. Khi bắt đầu từ con số 0, hãy khiêm tốn học hỏi từ anh chị đi trước, biết nắm bắt những cơ hội tốt đến với mình.
Luôn đặt tâm vào công việc
Đối với mỗi người chắc chắn thu nhập luôn là yếu tố được quan tâm nhất, bởi nó là nguồn chính để mỗi cá nhân trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, thì ở bất cứ ngành nghề nào cũng vậy tiền sẽ rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là những gì bạn đã hy sinh để có được số tiền đó. Không tự nhiên mà ta có lời dạy: “Lương y như từ mẫu”. Một người bác sĩ có lương tâm là người đặt tiêu chí trách nhiệm, hết lòng vì bệnh nhân của mình lên hàng đầu. Không chỉ ở ngành nghề này, mà ở bất kì nghề nào, khi bạn đặt tâm của mình để làm việc, hết lòng vì công việc đó thì chắc chắn bạn không chỉ nhận được vật chất mà còn nhận được phần thưởng vô giá mà ngành ban tặng.
Rèn luyện khả năng ngoại ngữ
Lợi ích của ngoại ngữ trong thời đại phát triển hiện nay luôn được quan tâm mạnh mẽ. Đối với ngành y, khi có khả năng ngoại ngữ tốt bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với các chuyên gia ngoài nước và và có cơ hội xin đi học, thực hành ở nước ngoài. Ngoài ra, bạn sẽ không bị giới hạn kiến thức chỉ trong sách vở và nguồn thông tin ở Việt Nam nữa vì khi được bước ra thế giới, bạn sẽ biết được bệnh nhân nước nhà còn thiệt thòi như thế nào và cần cải thiện điều gì để ngành nghề này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đóng góp một phần lớn vào lợi ích cộng đồng. Hiện nay, việc xin hỗ trợ học hỏi không còn khó khăn, điều quan trọng là bạn phải trang bị tốt khả năng ngoại ngữ cho chính mình.
Trau dồi các kỹ năng mềm
Ngành y tế có những đặc thù riêng về nghề nghiệp. Đối tượng mà họ tiếp xúc là những bệnh nhân có sự khác biệt về tính cách, ngành nghề, vùng miền và trình độ xã hội. Vì vậy, đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm,…. cho sinh viên ngành y dược là điều cực kỳ quan trọng. Giúp các bác sĩ có thể lắng nghe bệnh nhân bằng lòng thấu hiểu và đồng cảm và có thể giúp khai thác triệt để thông tin để có thể chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.
Trên đây là những thông tin News.timviec cung cấp về mức lương bác sĩ mới ra trường, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được mức thu nhập trong ngành và có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.