Mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc chuẩn nhất 2023
Mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc là gì? Nó được sử dụng khi nào và cách viết đúng ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Khái niệm
Mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc (PGĐ) là loại văn bản dùng để công bố chính thức người sẽ được bổ nhiệm nắm giữ vị trí Phó giám đốc của các cơ quan Nhà nước (sở/ban/ngành…) hoặc các doanh nghiệp (thường là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)). Khi một cá nhận được quyết định này đồng nghĩa rằng họ sẽ phải đảm đương những công việc mới, có những nghĩa vụ mới phải hoàn thành.
Biểu mẫu thường có các phần nội dung như: nội dung của quyết định; thông tin của người được bổ nhiệm; thời gian/thời điểm bổ nhiệm…
⏩ Xem thêm: Quyết định điều động cán bộ form chuẩn và mới nhất [2022]
Thời điểm sử dụng – Vai trò
Mẫu quyết định này thường được đưa ra trong các cuộc họp của doanh nghiệp, mục đích (như đã nói ở trên) là để thông báo đến toàn bộ nhân viên trong công ty về việc bổ nhiệm người mới để nắm giữ vị trí PGĐ.
Quyết định bổ nhiệm PGĐ có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi nó đánh dấu sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo các của đơn vị ấy. Một vị lãnh đạo mới có thể tạo nên một cuộc “cách mạng”, làm thay đổi hướng đi và có ảnh hưởng lớn đến tương lai và sự phát triển của doanh nghiệp.
Cách viết chuẩn dành cho loại văn bản này
Bạn muốn có được một mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc chuẩn thì phải tuân thủ kỹ càng những điều sau đây:
- Trước tiên, hãy tham khảo những mẫu quyết định mẫu có sẵn để nắm được nội dung cần có của loại văn bản này.
- Bạn cũng cần liệt kê chính xác họ và tên; ngày tháng năm sinh; quê quán và vị trí phòng ban của người được bổ nhiệm.
- Người soạn thảo văn bản cần soạn rõ những điều khoản trách nhiệm mà người giữ chức vị Phó giám đốc cần phải hoàn thành đối với doanh nghiệp cũng như đối với các nhân viên của công ty.
- Kiểm tra thật kỹ càng phần thông tin của công ty; thông tin của người được bổ nhiệm và những quy định nhiệm vụ mà Phó giám đốc phải thực hiện…
- Sau khi soạn xong, hãy nộp mẫu quyết định lên ban lãnh đạo để họ xem xét và tiến hành phê duyệt. Sau khi văn bản được lãnh đạo ký xác nhận và đóng dấu thì nó sẽ chính thức có hiệu lực.
⏩ Tham khảo thêm: Mẫu quyết định khen thưởng chuẩn cho các đơn vị, doanh nghiệp
Mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc tham khảo
Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc (PGĐ) công ty cổ phần
Tải xuống mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ công ty cổ phần
Mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ công ty TNHH 1 thành viên
Tải xuống mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ công ty TNHH 1 thành viên
Mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ sản xuất
Tải xuống mẫu quyết định bổ nhiệm PGĐ sản xuất
Tìm hiểu thêm về vị trí Phó giám đốc
Sau khi bạn đã nắm được những điều cần biết về mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin xoay quanh vị trí lãnh đạo cấp cao này nhé!
Khái niệm
Phó giám đốc (PGĐ) là một vị trí cấp cao trong bộ máy quản lý của các doanh nghiệp, đơn vị. PGĐ giống như “cánh tay phải” của Giám đốc, khi Giám đốc vắng mặt thì họ chính là người được ủy quyền thay mặt thủ trưởng để giải quyết mọi công việc, vấn đề phát sinh.
Nhiệm vụ của Phó giám đốc
Nhiệm vụ mà PGĐ phải hoàn thành tương đối nhiều, khối lượng công việc cũng khá lớn. Nhìn chung, họ cần đảm đương những trọng trách sau đây:
- Quản lý nhân sự: PGĐ là một leader, vì vậy quản lý nhân sự chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của họ. Họ có nghĩa vụ phải giám sát, đôn đốc, nhắc nhở những nhân viên cấp dưới của mình để giúp công việc luôn đạt được hiệu quả cao. PGĐ là người dẫn dắt đội ngũ đi đúng hướng cũng là người đưa ra các hình thức khen thưởng – hình phạt để khích lệ những người làm tốt và cảnh cáo những ai chểnh mảng, lười biếng, chưa nỗ lực làm việc…
- Hỗ trợ mảng sản xuất/kinh doanh: Ngoài việc quản lý nhân sự, PGĐ cũng là người đứng ra hỗ trợ các bộ phận, phòng/ban khác. Họ sẽ lập kế hoạch và điều phối ngân sách công ty một cách hợp lý nhất có thể. PGĐ cũng chính là người sẽ trao đổi, thảo luận với Giám đốc về các vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra các chính sách, các hướng đi phù hợp cho công ty.
- Đề xuất cơ cấu tổ chức cho các phòng/ban: PGĐ có thể xem xét và đưa ra các đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức của một hoặc nhiều phòng/ban và trình lên cho ban lãnh đạo cấp cao phê duyệt. Việc đề xuất này nhằm mục đích giúp các bộ phận có cơ cấu hợp lý hơn, giúp ích cho họ trong việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Mức thu nhập
Phó giám đốc là nhân sự cấp cao nên mức lương của họ tương đối cao. Theo thống kê, thu nhập trung bình của một PGĐ ở Việt Nam rơi vào khoảng 31.000.000 đ/tháng (bình thường sẽ dao động trong mức 22.000.000 đ đến 44.000.000 đ). Ngoài ra, người nắm giữ vị trí này cũng nhận được nhiều khoản đãi ngộ hấp dẫn khác.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã thu thập được nhiều thông tin bổ ích về mẫu quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc và vị trí Phó giám đốc này. Hy vọng thông tin sẽ giúp ích cho bạn trong công việc.