Loạt các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn xin việc dở khóc dở cười
Dở khóc dở cười trước hàng loạt các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn khiến nhiều bạn bối rối. Để tránh được những rắc rối thì hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
- 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc tiếng Anh thường gặp và gợi ý trả lời
- Hướng dẫn thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn chuẩn nhất 2020
Các nhà tuyển dụng cũng đến đau đầu trước những ứng cử viên vô cùng bá đạo. Sau khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn cũng toát mồ hôi hột trước câu trả lời bá đạo không thể tưởng tượng được. Dưới đây là một số các câu hỏi tình huống phỏng vấn xin việc có một không hai.
Các tình huống phỏng vấn xin việc
Trong quá trình tuyển dụng có nhiều tình huống dở khóc dở cười trước các ứng cử viên như trên trời rơi xuống cũng khiến nhiều nhà tuyển dụng cũng phải bó tay. Dưới đây là một số tình huống phỏng vấn:
Với những ứng cử viên thiếu kinh nghiệm trước những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu nhiều ứng cử viên vẫn không hiểu rõ được ý nghĩa của câu hỏi chính là điểm mạnh và điểm yếu trong công việc của bạn về kỹ năng làm việc hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bạn hiểu nhầm thành điểm mạnh và điểm yếu của bản thân nên đưa ra những câu trả lời đúng là không thể đau lòng hơn.
Bên cạnh đó, câu hỏi về công việc cũ của bạn lý do tại sao bạn lại nghỉ việc. Với câu hỏi này, nhiều ứng cử viên hồn nhiên trả lời vì không có lương nên mới nghỉ việc. Câu trả lời khiến nhà tuyển dụng đứng hình. Nhưng khi hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện mới biết bạn ứng cử viên mới là sinh viên đang học tại trường. Đây là những sinh viên mới tốt nghiệp không có kinh nghiệm chuyên môn nên chỉ bộc lộ được những kiến thức vốn có của bản thân.
Trước những câu hỏi cần ví dụ để chứng minh ứng cử viên luôn đưa ra những câu trả lời không thể lọt tai. và luôn thể hiện một thái độ rất cầu thị và bị hạn chế bản thân.
Nhiều ứng cử viên quá thoải mái trước những cuộc phỏng vấn nên thường nói nhiều lời ba hoa không liên quan đến trong cuộc phỏng vấn làm mất rất nhiều thời gian mà không được kết quả.
Còn có những trường hợp ứng cử viên bất ngờ hủy cuộc phỏng vấn vì cảm thấy không phù hợp hay vì một số lý do cá nhân riêng. Đây cũng là trường hợp làm mất thời gian và mất đi sự chuyên nghiệp của bản thân.
Nguyên nhân xảy ra những tình huống phỏng vấn dở khóc dở cười
Nguyên nhân dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười chính là ý thức của các bạn ứng cử viên chưa thực sự nghiêm túc với công việc đã lựa chọn và cảm thấy chưa thực sự nghiêm túc và hết mình với công việc.
Bên cạnh đó, chính là sự thiếu hiểu biết và còn thiếu những kinh nghiệm trước khi đi xin việc và trước một cuộc phỏng vấn để được quyết định rằng bạn sẽ có một công việc ổn định theo đúng ý muốn của bạn không.
Quy trình chuẩn trước khi đi xin việc được nhiều ứng cử viên rút ra rằng. Để lựa chọn được một công việc tốt phù hợp với bản thân trước tiên bản thân bạn phải nghiêm túc trước mong muốn tìm kiếm việc làm sau đó mới bắt đầu quá trình tìm việc.
Trước tiên, bạn cần tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành và theo năng lực của bản thân có thể làm được và có nhiều thuận tiện về nhiều mặt cho bản thân. Tìm hiểu kỹ các thông tin tuyển dụng, thông tin công ty tuyển dụng hoạt động và thành tựu đạt được. Sau khi tìm được thông tin tuyển dụng ưng ý hãy chuẩn bị cho mình một cv xin việc với đầy đủ thông tin yêu cầu như: họ và tên, năm sinh, địa chỉ liên lạc, trình độ văn hóa, sở trường và sở thích, tình trạng hôn nhân, và mục tiêu nghề nghiệp…
Kỹ năng phỏng vấn xin việc làm
Có nhiều kỹ năng phỏng vấn bạn cần phải nắm rõ trước khi đi xin việc. Để có một buổi phỏng vấn thành công, điều đầu tiên là bạn nên chuẩn bị cho bản thân kiến thức về công ty dự tuyển, những yêu cầu mà vị trí đòi hỏi ở một ứng cử viên là gì và điều bạn cần chuẩn bị trong phỏng vấn là gì.
Với những công ty lớn họ luôn yêu cầu thêm những sản phẩm kết quả do chính mình làm ra để kiểm tra kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của bạn. Một bản giới thiệu rõ ràng và ngắn gọn. Chắc chắn điều không thể thiếu chính là một tâm lý thoải mái sẵn sàng trước bước ngoặc cuộc đời.
Một điều mà bạn không nên bỏ qua chính là trang phục bạn lựa chọn trong cuộc phỏng vấn cần gọn gàng và lịch sự đây là một trong những sự am hiểu về văn hóa xin việc mà nhà tuyển dụng ngay lần gặp đầu đã có ấn tượng sâu sắc đến bạn. Sự chỉnh chu hình thức và kiến thức đã tạo cho nhà tuyển dụng hài lòng và gật đầu về sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn.
Với những chia sẻ chi tiết và góc khuất của việc tuyển dụng các bạn phần nào đã hiểu được và thấy được các câu hỏi tình huống khi đi xin việc dở khóc dở cười. Từ những thất bại bạn nên rút ra những kinh nghiệm để đầu tư hơn cho những lần xin việc trong tương lai để có một công việc ổn định và phát triển hơn.