Cách viết CV xin việc cơ khí chuẩn nhất từ A-Z
Viết CV xin việc cơ khí sao cho chuyên nghiệp, gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng thật không dễ chút nào. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đã có kinh nghiệm thì cũng đừng lên bỏ qua những lười khuyên dưới đây khi viết CV xin việc cơ khí nhé!
TẠO CV MIỄN PHÍ TRONG 5 PHÚT TẠI ĐÂY!
Ngành Cơ khí phổ biến trong xã hội
Đầu tiên, cần hiểu được khái niệm về cơ khí. Đây là ngành sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo, gia công vật liệu sắt thép, inox,… bằng phương pháp: tiện, phay, hàn, bào,… Mục đích cuối cùng của việc này là cho ra đời các thiết bị, sản phẩm cơ khí phục vụ cho mọi nhu cầu đời sống. Với sự phát triển của công nghệ, ngành cơ khí dần được chuyên môn hóa máy gia công hiện đại (máy CNC).
Ngày nay, nghề kỹ sư cơ khí đòi hỏi nhiều hơn thế. Đa phần các doanh nghiệp yêu cầu kỹ sư cơ khí phải đảm nhận được một hoặc nhiều việc một lúc như: thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình; tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CN,… Có một trong những kỹ năng này, bạn có thể viết CV xin việc cơ khí gửi đi bất cứ nơi nào.
KHÁM PHÁ CƠ HỘI VIỆC LÀM CƠ KHÍ MỚI TẠI ĐÂY!
Ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các máy móc, thiết bị, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cao, độ bền tốt. Vì lẽ đó, nghề này trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện đại. Kỹ sư ngành cơ khí đòi hỏi phải am hiểu sâu sắc về tính chất của các loại vật liệu, đảm bảo nắm rõ quá trình sản xuất cơ khí từ lý thuyết đến thực hành thực tế.
Công việc kỹ sư cơ khí sau khi ra trường
Cơ khí là ngành phổ biến vì vậy bạn không lo sợ thiếu việc sau khi học xong. Nói vậy không có nghĩa là bạn có thể làm ngay. Trong CV xin việc cơ khí đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm. Muốn thế, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức thực tế về nghề từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hãy bắt đầu từ công việc nhỏ nhất có thể:
- Lập trình gia công máy CNC (điều khiển máy móc bằng máy tính)
- Làm việc tại bộ phận thiết kế, lên bản vẽ cho các loại máy móc, thiết bị như: máy đóng chai, hộp; máy sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm; máy ứng dụng canh tác nông nghiệp,…
- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc, công trình như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, đóng tàu, xi măng,…
- Vận hành, xử lý sự cố thiết bị công nghiệp
- Giám sát quá trình sản xuất các thiết bị cơ khí công nghiệp
- Gia công các sản phẩm cơ khí công nghiệp như: sản xuất thiết bị công nghiệp, linh kiện điện tử, máy móc, chế tạo nội thất,…
Xem thêm: Cách viết CV xin việc kiến trúc sư ấn tượng, cứ gửi đi là được nhận
Cách viết CV xin việc cơ khí
Mỗi CV đều có quy chuẩn chung về phần thông tin ứng viên, mục đích công việc và kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp,… Trên thực tế không có mẫu riêng cho bất cứ ngành nghề nào. Chỉ có thể dựa vào năng lực và vốn hiểu biết để tạo nên CV xin việc cơ khí phù hợp nhất với bản thân mỗi người.
- Phần thông tin: Trong phần này, bạn cần nên rõ về tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, email và số điện thoại. Bạn cũng có thể thêm địa chỉ mạng xã hội nếu thật sự cần thiết.
- Ảnh avatar: Hãy chuẩn bị bức ảnh chân dung để chèn vào CV. Tuyệt đối không thể là ảnh tự sướng nhưng cũng không cần quá nghiêm túc, miễn sao lịch sự, thể hiện bạn tôn trọng nhà tuyển dụng.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Chẳng hạn như: Mục tiêu của tôi là tìm được công việc kỹ thuật cơ khí. Mong muốn được học hỏi kinh nghiệm và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp… Đồng thời bạn cũng cần nói về những điều mà bạn sẽ đóng góp cho công ty.
- Trình độ học vấn: Nêu rõ tên trường, ngành cơ khí bạn theo học. Bạn cũng có thể thêm vào đây chứng chỉ các khóa học thêm bên ngoài, giải thưởng đạt được hoặc nhận xét của cấp trên nơi công ty cũ.
- Kinh nghiệm làm việc: Đặc biệt lưu ý các công việc liên quan trực tiếp đến ngành cơ khí. Những việc làm thêm, làm công tác hay chính thức đều được hoan nghênh trong CV xin việc cơ khí. Bạn có thể trình bày kinh nghiệm theo mốc thời gian hoặc theo công việc bạn đã làm.
- Kỹ năng: Bên cạnh những kỹ năng chung như: ngoại ngữ, teamwook, tin học văn phòng, công việc kỹ sư cơ khí đòi hỏi bạn phải có kỹ năng riêng biệt như: lập trình máy móc, sử dụng phần mềm, thiết kế máy, đọc sơ đồ,… Để viết được phần này bạn cần đọc rõ yêu cầu công việc trong phần mô tả tuyển dụng.
Lưu ý khi viết CV xin việc cơ khí
Để tìm được vị trí làm tốt, tất nhiên CV của bạn cũng phải đảm bảo được yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Mỗi lĩnh vực ngành nghề sẽ có những mẹo khi viết CV xin việc khác nhau. Nghề cơ khí cũng vậy. Tùy vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty, ứng viên nên chắt lọc kỹ năng, kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu công việc. Dưới đây là hướng dẫn tổng quan chi tiết khi viết CV xin việc cơ khí:
- Chú ý hơn đến bố cục và những chi tiết nhỏ vì kỹ sư về cơ khí phải có tố chất tỉ mỉ, luôn nhận thấy các khiếm khuyết dù là nhỏ nhất trong CV.
- Nêu bật những thành tích đã làm được và luôn dẫn chứng kèm con số, thông tin cụ thể.
- Nhất định phải nêu tên trường hoặc cơ sở bạn theo học ngành cơ khí, cùng với đó là cách văn bằng, chứng chỉ vì đây hồ sơ chứng minh kiến thức không thể nói bằng lời. Bên cạnh đó, cần đưa ra thông tin chi tiết về chuyên ngành bạn theo đuổi chẳng hạn như chẳng hạn như kỹ thuật âm thanh, công nghệ nano,… Từ đó nhà tuyển dụng mới thấy được bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không.
- Đề cập đến những phần mềm, chương trình kỹ thuật bạn thành thạo nhất. Chẳng hạn phần mềm AutoCAD, progeCAD,… ( CAD/CAM). Hãy nói về khóa học bạn từng tham gia và chứng minh với nhà tuyển dụng bạn sẽ dùng kiến thức đó để triển khai ý tưởng sáng tạo trên giấy.
- Đề cập đến những kinh nghiệm trước đây liên quan đến ngành và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đảm đương công việc áp lực cao và hoàn thành tốt nó bằng những kết quả cụ thể.
Tham khảo thêm: CV xin việc xây dựng – Bí quyết để đánh bật mọi đối thủ
Bí quyết để tạo nên CV cơ khí hay
Nghề cơ khí giống như một nhà bác học vậy, cần nghiên cứu và theo đuổi nó lâu dài, quan trọng là có niềm đam mê hết mình. Các chuyên gia trong nghề đã chỉ ra rằng chỉ khi nào bạn đủ yếu tố dưới đây thì bạn mới có thể chắc chắn mình sẽ có trong tay bản CV xin việc cơ khí ứng ý nhất:
- Yêu thích công việc cơ khí bạn đã chọn và xác định đồng hành với nó hết đời
- Học toán và vật lý để làm việc tốt hơn
- Chọn lĩnh vực chuyên môn phù hợp nhất trong ngành kỹ thuật cơ khí và theo đuổi nó
- Hãy biến những lý thuyết trên sách vở thành thực hành
- Luôn tìm tòi và học hỏi thực tiễn cuộc sống
- Học tại cơ sở đào tạo bài bản chuyên nghiệp
- Cập nhật thông tin từ các chuyên ngành khác.
Viết CV xin việc cơ khí là công việc không khó như nhiều người vẫn tưởng. Tuy nhiên, những kỹ sư thường là người làm việc với con số, đầu óc ít văn hoa nên không có nhiều cảm xúc khi viết CV. Vậy thì, bí quyết chỉ ra là bạn chỉ cần trung thành với thông tin chuẩn xác về bản thân, thêm vào những kiến thức về nghề, về kỹ năng một cách thật thà nhất. Đừng lo không viết được CV, chỉ lo bạn không có bất cứ ý tưởng nào về nghề kỹ sư cơ khí của mình mà thôi.