Giám đốc Marketing: Công việc và mức lương lên tới 100 triệu/tháng
Giám đốc Marketing là người chịu trách nhiệm về các kế hoạch và chiến lược Marketing một doanh nghiệp với mức lương vô cùng hấp dẫn. Vậy mô tả công việc của giám đốc marekting là gì? Tại sao có mức lương hấp dẫn như thế? Có yêu cầu gì cho vị trí này? Hãy cùng Newstimviec tìm hiểu nhé.
Xem các công việc Marketing lương cao tại đây!
Giám đốc Marketing là gì?
Khái niệm Giám đốc Marketing
Giám đốc Marketing hay Giám đốc tiếp thị trong tiếng Anh là Chief Marketing Officer được viết tắt là CMO. Nghề nghiệp này sẽ đảm nhận những nhiệm vụ quản lý, chịu toàn bộ trách nhiệm cho bộ phận Marketing cho doanh nghiệp. CMO cần phải lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển sản phẩm để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Marketing manager cũng là một cách gọi được sử dụng phổ biến cho vị trí CMO. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp nhất định, đây cũng có thể là chức vị dành cho các quản lý, xếp sau CMO.
Giám đốc Marketing khác gì với Giám đốc thương hiệu?
Cùng làm nhiệm vụ quảng bá hình ảnh công ty, thương hiệu nhưng hai vị trí này tồn tại sự khác biệt như sau:
- Giám đốc Marketing là người đảm bảo rằng khách hàng quan tâm đến dịch vụ, hàng hóa của công ty và muốn sử dụng
- Brand Director (Giám đốc thương hiệu) tập trung vào cảm nhận trong lòng người tiêu dùng về dòng sản phẩm và doanh nghiệp
XEM THÊM: [TOP 4] Công ty quảng cáo truyền thông có môi trường tốt tại Việt Nam
Tầm quan trọng với doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, Giám đốc Marketing là một trong những vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao quan trọng nhất với nhiều tác động to lớn:
- Giúp doanh nghiệp xây dựng và định vị thương hiệu,
- Định vị chỗ đứng trên thị trường,
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị giỏi,
- Triển khai các chiến dịch hiệu quả,
- Giúp đơn vị tăng doanh thu, tăng thị phần,
- Đóng góp vào tăng trưởng và lợi nhuận của công ty nói chung…
Lương Giám đốc Marketing là bao nhiêu?
Theo thống kê dữ liệu từ các mẫu việc làm đăng tuyển dụng marketing tại Timviec.com.vn, lương của Giám đốc Marketing cụ thể như sau:
- Lương thấp nhất: 10 triệu đồng/tháng
- Lương bậc thấp: 26,1 triệu đồng/tháng
- Lương trung bình: 32,3 triệu đồng/tháng
- Lương bậc cao: 38,5 triệu đồng/tháng
- Lương cao nhất: 112,5 triệu đồng/tháng
Hiện nay, ở nước ta, lương giám đốc Marketing trung bình dao động từ 30-40 triệu/tháng. Còn với những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, luôn hoàn thành xuất sắc KPIs đề ra, đem tới lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp thì con số có thể lên tới hơn 100 triệu đồng khi được thưởng doanh thu.
XEM THÊM: Cập nhật lương ngành marketing tại Việt Nam mới nhất
Quyền lợi và ưu đãi
Ngoài việc hưởng các chế độ lương thưởng theo quy định thì vị trí Giám đốc Marketing còn có các ưu đãi, quyền lợi sau:
- Có văn phòng riêng;
- Có công cụ, thiết bị máy tính hiện đại, phục vụ cho quá trình làm việc;
- Có xe đưa đón riêng;
- Có thư ký riêng;
- Chế độ thưởng hoa hồng;
- Chế độ mua và nắm giữ cổ phần công ty (tùy đơn vị)…
XEM THÊM: Giám đốc kinh doanh và những điều bạn chưa biết về chức vụ này
Mô tả công việc Giám đốc Marketing
Giám đốc Marketing là một vị trí lãnh đạo cấp cao nên chắc chắn rằng khối lượng công việc của họ cần phải giải quyết là không hề ít. Vậy nhiệm vụ của giám đốc Marketing là gì?
Lãnh đạo, giám sát toàn bộ hoạt động Marketing
CMO là người phải trực tiếp đánh giá hiệu quả của mọi kế hoạch, hoạt động và chiến lược Marketing, bao gồm bộ phận Nội dung, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), SEM (tiếp thị trên công cụ tìm kiếm), Ads, Brand…
Họ là người theo dõi, phê duyệt và hỗ trợ xây dựng các chiến lược, vạch ra tầm nhìn, đảm bảo giá trị cho toàn bộ phận. Từ đó đảm bảo rằng từng nhân viên của bộ phận đều làm việc hướng tới một mục tiêu chung là khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.
TÌM HIỂU THÊM: Chia sẻ những ý tưởng marketing tuyệt vời không phải ai cũng biết
Khả năng tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác
CMO cần hạn chế việc hoạt động một cách riêng biệt với tập thể công ty. Với vị thế là một lãnh đạo cấp cao đứng đầu một phòng ban thì bạn cần phải có khả năng gắn kết, lãnh đạo những nhân sự dưới quyền mình.
Việc kết hợp với các phòng ban khác trong công ty cũng sẽ giúp việc triển khai các chiến lược Marketing trở nên suôn sẻ, có trình tự rõ ràng.
Xây dựng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp
Đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp đủ mạnh, có vị trí và chỗ đứng nhất định trên thị trường là nhiệm vụ của một CMO cần làm. Họ sẽ phải lãnh đạo quá trình xây dựng nội dung, chiến dịch tấn công thị trường, các đề xuất thiết kế để gia tăng trải nghiệm người dùng, duy trì sự chú ý trên các kênh thông tin.
Giá trị thương mại điện tử và truyền thống
Trong thời đại phát triển công nghệ, kết hợp giá trị thương mại điện tử và truyền thống là một xu hướng thiết yếu. Các Giám đốc Marketing sẽ thúc đẩy nhận thức người dùng về doanh nghiệp thông qua các trang thương mại điện tử, các mạng xã hội phổ biến. Đồng thời với đó là các biện pháp quảng bá truyền thống.
XEM THÊM: Mức lương ngành Digital Marketing tại Việt Nam năm 2020
Phân tích thị trường và người dùng, nắm bắt các xu hướng Marketing mới
CMO sẽ thực hiện thu thập dữ liệu, phân tích và giải thích các kết quả về xu hướng Marketing hiện nay để thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, phân tích xu hướng kinh doanh. Thông qua báo cáo phân tích này, doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng.
Kết nối các mối quan hệ, thấu hiểu khách hàng
Là người lãnh đạo, quản lý và giám sát, các Giám đốc tiếp thị sẽ kết nối và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình phân phối dịch vụ, sản phẩm và mở rộng phạm vi tác động của đơn vị lên thị trường.
Những nhiệm vụ khác
Ngoài ra, vị trí này sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác do chủ sử dụng lao động hoặc các bên liên quan yêu cầu.
Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với một giám đốc marketing CMO
Học vấn
Trên nguyên tắc yêu cầu bằng cấp Thạc sĩ trở lên trong các lĩnh vực kinh doanh hoặc công nghệ. Ví dụ:
- quan hệ quốc tế
- quan hệ công chúng,
- quản trị kinh doanh,
- khoa học máy tính,
- công nghệ thông tin,
- hoặc những lĩnh vực có liên quan khác.
Kinh nghiệm
Ứng viên cũng cần có kiến thức rộng rãi về ngành marketing. Có nhiều năm kinh nghiệm quản lý và làm việc tại một vị trí tương đương trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh.
Kỹ năng công nghệ
Giám đốc Marketing cần có các kỹ năng marketing trên các kênh điện tử cũng như phi điện tử, các kỹ năng tin học văn phòng chuyên nghiệp (MS Word, Excel, PowerPoint).
Kỹ năng nghiên cứu
Kỹ năng nghiên cứu là tố chất quan trọng để CMO thực hiện việc nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng, phân tích và dự đoán xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Kỹ năng cá nhân
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giải quyết vấn đề,
- Có thái độ tích cực với công việc,
- Có khả năng làm việc với tốc độ cao,
- Có khả năng thực hiện nhiều công việc trong cùng một thời điểm,…
Kỹ năng giao tiếp
Một quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần kỹ năng giao tiếp để kết nối hiệu quả các mối quan hệ, đưa hình ảnh doanh nghiệp ra thị trường tốt đẹp hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Là người đứng đầu toàn bộ phòng Marketing, Giám đốc tiếp thị cần có khả năng lãnh đạo nhóm, khiến cho nhân viên đi theo chỉ dẫn của họ để tiến tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
XEM THÊM: Mô tả công việc và mức lương của trưởng phòng Marketing hiện nay
Con đường phát triển sự nghiệp tương lai
Lộ trình thăng tiến từ nhân viên đến vị trí CMO:
- Nhân viên thuộc các team như: Team SEO, Team Ads, Social media, Designer, Content…
- Trưởng phòng Marketing: người nhận nhiệm vụ của ban giám đốc và phân công các công việc cho nhân viên dưới quyền.
- Phó giám đốc Marketing: người hỗ trợ các CMO trong công việc, đôi khi thay mặt CMO để đưa ra quyết định khi được ủy quyền.
- Giám đốc Marketing: người đứng đầu bộ phận.
Để có thể ngồi được vào vị trí giám đốc Marketing của một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì người có chức danh này cũng cần phải trải qua một quá trình rèn luyện. Chỉ có những người thực sự có năng lực và kinh nghiệm tốt cùng sự nhạy bén trong định hướng, tư duy và những sự biến đổi không ngờ.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc giám đốc Marketing là gì? Để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn bổ ích về các ngành nghề, công việc liên quan đến lĩnh vực Marketing.