Giám đốc kinh doanh và những điều bạn chưa biết về chức vụ này

Giám đốc kinh doanh là một vị trí làm việc mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về chức vụ này.

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh là gì? Là một chức danh cao, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy quản trị của công ty, chức vụ này chỉ đứng sau Giám đốc điều hành. Khi đã đảm nhiệm vị trí này đồng nghĩa với việc bạn phải điều hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khách hàng…

Vai trò của giám đốc kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh thì giám đốc kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ bán hàng đồng thời đề ra những giải pháp tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ này.

Với vai trò đại diện cho công ty đối trước khách hàng thì giám đốc KD phải là một người thực sự nhạy bén, có bản lĩnh. Sự thành công hay thất bại của công việc kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho công ty. Nếu như thành công lấy được lòng tin của khách hàng thì đây là sự thành công bền bỉ không chỉ của hiện tại mà còn trong tương lai.

Giám đốc kinh doanh và những điều bạn chưa biết về chức vụ này - Ảnh 1

Công việc giám đốc kinh doanh cần làm

Lãnh đạo

Lãnh đạo là một trong những quyền và chức trách của giám đốc kinh doanh. Khi ngồi ở vị trí này đồng nghĩa với việc bạn phải vạch ra đường đi nước bước cho bộ phận kinh doanh trong việc soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định được đưa ra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của bạn là xác định hướng kinh doanh để có thể sinh lợi nhuận, tăng doanh số cũng như củng cố địa vị vững chắc trong lòng khách hàng. Ngoài ra, một giám đốc kinh doanh có bản lĩnh là người luôn nhạy bén với các chiến lược cạnh tranh và đảm bảo được các mối quan hệ hợp tác làm việc trong doanh nghiệp được duy trì bền bỉ để doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.

Giám đốc kinh doanh và những điều bạn chưa biết về chức vụ này - Ảnh 2

Marketing

Công việc thứ hai mà giám đốc kinh doanh phải đặc biệt quan tâm đó là chiến lược marketing. Nhiệm vụ của bạn là thực hiện chiến lược marketing để thâm nhập vào thị trường và tăng trưởng doanh số, đặc biệt nhấn mạnh đặc biệt vào việc thu hút khách hàng và định hướng nhu cầu thị trường.

Sau bước thâm nhập thị trường thì lúc này là thời điểm bạn bắt đầu công việc giám sát hiệu quả marketing của doanh nghiệp để đưa ra can thiệp khi cần thiết.

Kinh doanh

Công việc thứ ba cần chú trọng đó là mảng kinh doanh. Bạn sẽ chịu trách nhiệm phối hợp làm việc với các bộ phận liên quan để quảng bá sản phẩm lên thị trường, tiếp cận người tiêu dùng. Đưa ra các quyết định và kế hoạch cho doanh nghiệp liên quan tới tất cả các vấn đề của kinh doanh, bao gồm bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng và đồng thời là người chịu trách nhiệm về doanh số, hiệu quả bán hàng. 

Công việc kinh doanh của giám đốc kinh doanh không hề nhẹ nhàng, nó cần sự thông minh, nhạy bén và chiến lược hiệu quả để đảm bảo doanh thu. Không chỉ quan tâm tới việc lên kế hoạch, giám đốc kinh doanh cũng sẽ giám sát quy trình dựa vào các yếu tố đánh giá hiệu quả.

Giám đốc kinh doanh và những điều bạn chưa biết về chức vụ này - Ảnh 3

Phát triển kinh doanh

Giám đốc kinh doanh sẽ kết hợp cùng ban điều hành cấp cao để xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Đại bộ phận này sẽ cùng nhau xây dựng chiến lược quy mô lớn nhằm phát triển, mở rộng cũng như nỗ lực không ngừng tăng doanh thu lên cao, vượt mặt các đối thủ cạnh tranh.

Những chiến lược này sẽ phải có ảnh hưởng vô cùng tích cực trong việc mở rộng thị trường mới, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để có thể đi trước thị trường, giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt được xu hướng.

Nhân sự

Giám đốc kinh doanh không chỉ điều hành việc kinh doanh, chịu trách nhiệm về doanh số, doanh thu mà còn có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing.

Bạn cần chủ động lựa chọn cho mình những chiến binh bán hàng tài năng bằng cách thu hút nhân tài, tạo môi trường làm việc năng động đồng thời xây dựng và quản lý các kế hoạch giúp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu chiến lược trong khi đảm bảo phù hợp với ngân sách.

Giám đốc kinh doanh và những điều bạn chưa biết về chức vụ này - Ảnh 4

Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc kinh doanh

Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc kinh doanh bao gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra ngoài ra quan trọng nhất vẫn là quản trị đội ngũ chào hàng sao cho doanh thu không ngừng tăng.

Giám đốc kinh doanh sẽ điều hành, chỉ huy sao cho đội ngũ nhân viên bán hàng của mình luôn dồi dào năng lượng, hăng hái thực hiện chiến lược bán hàng đã được hoạch định sẵn. Nhiệm vụ của bạn là xây dựng đội ngũ hùng mạnh, nhiệt tình và đầy nhiệt huyết. Muốn làm được điều này bạn cần phải tỉ mỉ, cẩn thận trong khâu lựa chọn, phỏng vấn. Sau đó là đào tạo chuyên nghiệp và không ngừng nâng cấp bộ phận này, rèn luyện để họ được nâng cao các phẩm chất bán hàng. 

Trên đây là những thông tin về chức vụ giám đốc kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết sâu sắc về vị trí việc làm này. Chúc bạn có hướng đi tốt và thành công!

Bài viết cùng chủ đề:

Huệ S


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.