Biên bản thanh lý hợp đồng lao động, kinh tế, xây dựng MỚI NHẤT
Biên bản thanh lý hợp đồng có ý nghĩa quan trọng không kém gì hợp đồng. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được định nghĩa, đặc điểm, nội dung… của nó đồng thời cung cấp cho bạn các mẫu biên bản mới và chuẩn nhất!
Khái niệm
Biên bản thanh lý hợp đồng là loại biểu mẫu dùng để ghi nhận sau khi các bên tham gia hợp đồng đã hoàn tất công việc của họ. Các bên sẽ tiến hành xác nhận lại về khối lượng và chất lượng của công việc cũng như các vấn đề phát sinh sau khi công việc được hoàn tấy. Văn bản này phải nhận được sự tán thành của cả hai bên và có chữ ký của họ. Văn bản thanh lý hợp đồng luôn gắn liền với hợp đồng kinh tế, chúng được coi như một cặp bài trùng không thể tách rời.
⏩ Xem thêm: Mẫu hợp đồng kinh tế cho các doanh nghiệp [CẬP NHẬT 2020]
Từ thời điểm Bộ luật Dân sự 2005 được ban hành thì khái niệm thanh lý hợp đồng kinh tế không còn được đề cập hay đưa ra các quy định cụ thể nữa. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, ngoài thực tế thì các đơn vị, doanh nghiệp vẫn thường xuyên nhắc đến và tiến hành việc thanh lý hợp đồng. Thanh lý hợp đồng được coi như dấu chấm hết cho bản hợp đồng đã được giao kết trước đó, các bên sẽ không cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ ghi trên hợp đồng gốc nữa.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Tải mẫu thanh lý hợp đồng lao động
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tiếng Anh
Xem và download mẫu biên bản này tại đây:
Tải mẫu thanh lý hợp đồng bằng tiếng Anh
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Xem và download mẫu biên bản này tại đây:
Tải mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng
Mẫu thanh lý hợp đồng kinh tế
Xem và download mẫu biên bản này tại đây:
Tải mẫu thanh lý hợp đồng kinh tế
Vai trò
Nhờ vào bản thanh lý hợp đồng, các bên tham gia có thể xác nhận mức độ thực hiện các nội dung công việc mà họ đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng gốc. Cũng vì thế mà họ có thể xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi hợp đồng kết thúc. Ngoài ra, các bên cũng sẽ xác định được các vấn đề khác như: các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý…
Quan hệ hợp đồng giữa hai bên được coi là chấm dứt kể từ thời điểm họ đặt bút ký vào mẫu thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của họ vẫn còn hiệu lực, chỉ khi các bên hoàn tất mọi nghĩa vụ thì các điều khoản này mới mất đi giá trị.
Việc ký kết thanh lý hợp đồng là một quá trình không thể thiếu đối với hai bên tham gia hợp đồng bởi vì nó giúp họ tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.
⏩ Tham khảo: Những biên bản thanh lý hợp đồng tiếng Anh chuẩn nhất bạn nên biết
Đặc điểm đặc trưng
Mẫu thanh lý hợp đồng thường có những điểm đặc trưng sau:
- Là văn bản được tạo ra dựa trên sự thỏa thuận của các bên
- Mẫu thanh lý hợp đồng phải áp dụng những điều khoản đã có trong hợp đồng chính thức chứ không được có sự sai lệch
- Biên bản đáp ứng không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa bên và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh (trên cơ sở lý thuyết)
Nội dung chính
Văn bản dùng để thanh lý hợp đồng phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Biên bản phải ghi rõ ràng việc các bên phải cam kết không để mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh khi một bên đã hoàn thành xong việc thanh toán cho bên còn lại.
- Biểu mẫu thanh lý hợp đòng cũng phải có điều khoản rõ ràng về vấn đề bảo hành sản phẩm. Điều này đồng nghĩa rằng bên bán vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hánh sản phẩm cho bên mua dù hai bên đã ký vào biên bản thanh lý hợp đồng. Hiệu lực của điều khoản này phải được kéo dài cho đến khi thời gian bảo hành ghi trên hợp đồng gốc kết thúc.
- Nếu trong trường hợp điều khoản này chưa được đề cập trong hợp đồng gốc thì nó phải được làm rõ trong biên bản thanh lý hợp đồng. Dĩ nhiên hai bên phải có sự thống nhất với nhau thì điều khoản này mới có giá trị. Việc này giúp bên mua không bị thiệt thòi và cũng là để tránh những mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh về sau.
⏩ Tìm hiểu thêm: Phụ lục hợp đồng là gì – Download mẫu phụ lục hợp đồng lao động
Các trường hợp cần tiến hành thanh lý hợp đồng
Theo như quy định của pháp luật, chúng ta cần thanh lý hợp đồng trong những trường hợp sau:
- Khi hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên đã được hoàn thành xong.
- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn.
- Khi các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã không còn nhưng các bên lại không có thêm sự thỏa thuận nào nhằm tăng thêm hiệu lực cho hợp đồng.
- Khi một trong hai bên ký hợp đồng kinh tế là pháp nhân giải thể.
- Khi người nhận trách nhiệm chuyển giao hợp đồng không đủ điều kiện để có thể thực hiện hợp đồng.
⏩ TẢI NGAY: Mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất cho mọi ngành nghề
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những loại biểu mẫu, đơn từ hữu ích khác thì hãy truy cập vào News.timviec.com.vn để tham khảo và tải về nếu cần nhé!