Thang bảng lương là gì? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
Để hiểu rõ hơn thang bảng lương là gì? Gồm có những yếu tố nào? Nguyên tắc và trình tự để xây dựng một thang bảng lương đúng chuẩn? Hãy theo dõi bài viết này nhé!
Click xem các công việc có mức lương hấp dẫn !
Thang, bảng lương là gì?
Bảng lương là gì?
Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,… trong một thời gian nhất định. Số thu nhập mà người lao động được hưởng được ghi trong bảng thanh toán tiền lương đều dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.
Thang lương là gì?
Thang bảng lương có thể hiểu là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa những người lao động trong một đơn vị, một ngành, một nhóm ngành kinh tế kỹ thuật… Xây dựng thang bảng lương sẽ dựa trên cơ sở công việc thực tế, kinh nghiệm làm việc và trình độ của người lao động.
Thang bảng lương theo vị trí việc làm cần được định kỳ kiểm tra để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động.
Vai trò của thang bảng lương
- Giúp doanh nghiệp đảm bảo công bằng trong trả lương
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hóa quỹ lương để đảm bảo nguồn chi lương
- Giúp người lao động biết thu nhập thực tế của mình
- Giúp người lao động có được kỳ vọng phấn đấu để đạt những vị trí có mức lương cao hơn trên thang lương
- Giúp người lao động dễ dàng so sánh sự cống hiến, đóng góp và quyền lợi của họ với người khác
XEM THÊM: Lương cạnh tranh là gì? Tầm quan trọng của mức lương cạnh tranh
Hệ thống thang bảng lương gồm những gì?
Thang, bảng lương được cấu thành từ 4 yếu tố: bảng hệ số lương, bậc lương, mức lương thấp nhất và bội số của thang lương. Cùng tìm hiểu về các yếu tố này nhé!
Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp – được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở X Hệ số lương
Bậc lương là gì?
Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.
Bội số của thang lương là gì?
Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.
Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
Mức lương thấp nhất là gì?
Còn được gọi là lương khởi điểm của một vị trí trên thang, bảng lương đã được quy định bởi mỗi doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra, các mức lương thấp nhất phải đáp ứng quy định chung của Luật lao động.
Cụ thể:
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện bình thường;
- Mức lương công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%;
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương không?
Theo điều 93 Bộ luật Lao động 2012 thì: “Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng tính lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.”
Do đó, doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương, dựa trên 2 cơ sở pháp lý là Bộ luật lao động 10/2012/QH13 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
TÌM HIỂU THÊM: Lương 3P là gì? Cách tính lương theo năng lực và ích lợi đạt được
Các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
Nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy định về cách tính lương cho nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, việc tính lương sẽ đều cần phải dựa theo những nguyên tắc của Luật lao động. Vậy nên, trên cơ bản cách tính lương của các doanh nghiệp dành cho người lao động như sau:
Các quy định về các khoản lương
Khi tính lương cho người lao động thì cần phải đầy đủ các khoản theo quy định, cụ thể:
- Cách tính lương: dựa theo ngày công làm việc trong một tháng
- Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP – đó là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
- Phụ cấp và trợ cấp: là những khoản tiền được chi trả khi ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
- Lương khoán: dành cho người lao động làm công việc thời vụ
- Lương thời gian: áp dụng với toàn bộ nhân sự công ty
- Lương thử việc : chiếm 85% mức lương chính
- Lương đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Những quy định về cách tính và trả lương
Các doanh nghiệp khi tính lương cho người lao động thuộc công ty mình cũng sẽ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Cần có sự chính xác về số liệu, đảm bảo được thời gian trả lương cho người lao động đúng quy định.
- Căn cứ tính lương dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công
- Tiền lương tháng sẽ được tính bằng lương cứng cộng với phụ cấp chia cho 26 nhân với số ngày công thực tế
- Thời hạn trả lương sẽ tùy thuộc vào quy định của từng công ty
- Tiền lương làm việc theo giờ: được quy định trong Luật lao động
TÌM HIỂU THÊM: Cách tính lương theo giờ giúp người lao động không bị nhầm lẫn
Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
Nguyên tắc công bằng
Đảm bảo đối xử bình đẳng trong mọi phương diện xã hội, đó là:
- Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn hay không
- Khuyết tật hay không
- Nhiễm HIV hay không
- Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tình trạng hôn nhân
- Thành phần xã hội
- Màu da
- Dân tộc
- Giới tính…
Nguyên tắc liên tục cập nhật
Doanh nghiệp phải định kỳ rà soát để bổ sung, sửa đổi cho thích hợp với điều kiện thực tế về mặt bằng tiền lương, tổ chức lao động – sản xuất, đổi mới công nghệ và đảm bảo quy định pháp luật.
Nguyên tắc minh bạch
Lấy tiêu chí rõ ràng, minh bạch làm điều kiện hàng đầu để xếp lương và nâng bậc lương cho người lao động, giúp họ soi chiếu dễ dàng, hiểu được lý do mình bị tăng/giảm/không thay đổi tiền lương.
Thủ tục, trình tự xây dựng thang bảng lương
Khi xây dựng hoặc bổ sung sửa đổi, đơn vị phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp.
Khi thang bảng lương đã được hình thành, doanh nghiệp phải gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện tại địa phương đặt cơ sở sản xuất và công bố công khai để người lao động được biết một cách rộng rãi.
[TIẾT LỘ] Mẫu giấy xác nhận lương CHUẨN nhất hiện nay
Hy vọng những thông tin mà News.timviec đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được về khái niệm Thang, bảng lương là gì, cũng như các quy định, nguyên tắc áp dụng trong việc xây dựng bảng lương thật chính xác!
Thang bảng lương theo vị trí việc làm cần được định kỳ kiểm tra để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động." } },{ "@type": "Question", "name": "Hệ số lương là gì?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp – được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp." } },{ "@type": "Question", "name": "Bậc lương là gì?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động, mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định." } }] }